Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 13 tháng 7 năm 2021

 

Ts. Phạm Đình Bá - Nghĩ ngược về dạy và học

12/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1bPRpUpcHmxd3cBuwJhsrM1yPnhRtRNjB/view?usp=sharing

Tôi đi vượt biên để tránh cái lối giáo dục nhồi sọ của đảng nhưng lúc nào cũng bị ác mộng về những gì phải bị học khoảng sau năm 1975. Thường có khi nhớ lại những ngày đi học khi đạo đức trong học tập bị nhầm lẫn với đạo đức về tuân thủ theo đảng. Đây là những ác mộng có khi lập đi lập lại suốt 46 năm nay.

Gần đây, một số thanh niên Trung Quốc đang từ chối ý tưởng về cuộc sống làm việc 9-9-6, thay vào đó họ chọn "nằm thẳng" (1). Phong trào thời điểm hiện tại ở Trung Quốc là "nằm thẳng", theo đó chủ trương nằm xuống thay vì làm việc chăm chỉ. Ngày càng có nhiều thanh niên Trung Quốc từ chối một cuộc sống và văn hóa làm việc cạnh tranh liên tục. "Nằm thẳng" bác bỏ văn hóa "9-9-6" khuyến khích mọi người làm việc 12 giờ mỗi ngày sáu ngày một tuần. "Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật", tuyên ngôn "nằm thẳng" lập luận.

Ủy hội Mekong kêu gọi cải thiện việc chia sẻ dữ kiện thủy điện

(Mekong River Commission Calls for Improved Hydropower Data Sharing)

Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – July 1, 2021

https://drive.google.com/file/d/1oWUwvkza7wwGJzlv44f-qTbCcDfZa12J/view?usp=sharing

Mực nước ở hạ lưu Mekong lên xuống bất thường trong 2 năm qua.

Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) đã thúc giục Trung Hoa và các quốc gia thành viên ở Đông Nam Á chia sẻ thêm dữ kiện về việc điều hành thủy điện đang góp phần vào sự dao động lung tung ngày càng tăng của mực nước trong thủy lộ quan trọng.

Trong phúc trình tình hình mới nhất, công bố ngày hôm qua, MRC nói rằng mực nước thay đổi một phần do nước xả từ các hồ chứa thủy điện trên thượng lưu Mekong.  MRC ghi nhận rằng các hồ chứa giữ nước vào đầu mùa khô năm nay – trong tháng 2, ủy hội mô tả tình hình của sông “đáng lo ngại” – nhưng việc xả nước sau đó làm cho dòng chảy cao hơn trung bình trong những tháng gần đây.

Yên Khắc Chính  - 4 câu hỏi về chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 của Việt Nam

Ai quyết định loại vaccine nào nên sử dụng, và người dân có được quyền lựa chọn không?

13/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1h8DwXnR6nw5uP-mwAVNyQufB176W5gSm/view?usp=sharing

Ngày 10/7/2021, Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng phát động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho toàn dân, kéo dài từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, với mục tiêu hoàn thành tiêm chủng cho 75 triệu người (150 triệu liều). [1]

Có nhiều câu hỏi cần được giải đáp về chiến dịch này.

Đặt mua vaccine trên cơ sở nào?

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1k2YDbTd2kPhjYPk69QmRTklK2P9aJG07/view?usp=sharing

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Lê Nguyễn: Ký ức vụn về chuyện học ở miền Nam thời Đệ nhất Cộng Hòa

June 1, 2019

https://drive.google.com/file/d/1kDlFeB7MA7fZRyy4RjM09NFZCjoQqvia/view?usp=sharing

KỲ 1: CHUYỆN HỌC

Sơ lược việc học trước thời Đệ Nhất Cộng Hòa

Những năm trước năm 1954, không thấy có chương trình giáo dục mầm non dành cho lứa tuổi dưới 6. Thường một đứa bé đến 6 tuổi, thậm chí 7-8 tuổi hay hơn nữa, mới được cha mẹ cho đi học lớp đầu đời là lớp năm, bậc tiểu học. Trước thời Đệ nhất Cộng hòa, hệ thống giáo dục tại Việt Nam cũng có ba bậc học chính là Tiểu học, Trung học và Đại học, song ở hai bậc học đầu, mỗi bậc lại chia thành hai cấp. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Primaire Elémentaire).

Việt Nam mật chiến (Phần 1)

Tác giả: Tiền Giang (TQ) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

04/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1hYT_RGNMtb8yPoojWUI04sJCNiyqesdc/view?usp=sharing

Dưới đây là nội dung biên dịch biên soạn tóm lược một số phần trong sách “Cuộc chiến tranh bí mật tại Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp” (《越南密战》钱江 / 1950-1954中国援越抗法战争纪实), của tác giả Tiền Giang, do Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Hoa Hạ xuất bản tháng 6/2015. Sách viết dưới hình thức báo cáo văn học, khá dài dòng. Để thích hợp với bài báo có tính chất thông tin, người dịch đã lược bỏ những câu chữ hoặc đoạn không có liên quan nhiều tới nội dung chủ yếu mà người đọc Việt Nam cần biết, tuy vậy những đoạn quan trọng đều dịch nguyên văn. Ngoài ra, người dịch có làm một số ghi chú ngắn, viết trong ngoặc vuông.

Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?

Viện Nhân Quyền Việt Nam

12/7/2021

Song ngữ Việt Anh

https://drive.google.com/file/d/1hcReANBIySDLucBBqYM4KystkxjSzpmt/view?usp=sharing

Những người dân sống ở các xã hội dân chủ thường gắn kết chế độ độc tài với sự đàn áp, vi phạm nhân quyền, nghèo đói và hỗn loạn. Các chế độ độc tài đã giết chết không biết bao nhiêu người, trong số đó có đến 49 triệu người chết dưới thời Joseph Stalin ở Liên Xô và gần ba triệu người Campuchia dưới chế độ của Pol Pot.

Với những con số thống kê như thế thì việc phải chấm dứt mãi mãi chế độ độc tài dường như là mục tiêu đáng phải làm. Nhưng liệu điều đó có làm được không? Điều gì khiến cho những kẻ độc tài có đất dụng võ và mọi việc sẽ thay đổi như thế nào đối với những người độc tài trong tương lai?

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 13 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1b2Vr1zGRP7i0c8EwUJZZRkRZ92qICOHm/view?usp=sharing

Cuba: Căng thẳng bao trùm, ít nhất 100 người biểu tình, nhà hoạt động, nhà báo bị bắt giữ

Biểu tình ở Cuba: La Habana đổ lỗi cho Mỹ

Phụng Minh

13/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1JbvRIh3o_mjsBAO0N1USPQPerV41N5KV/view?usp=sharing

Hôm 11/7, người dân Cuba tổ chức biểu tình lớn nhất trong vài chục năm qua, từ thủ đô Havana cho đến thành Santiago, kêu gọi “tự do” và đòi Chủ tịch Miguel Diaz-Canel lãnh đạo Đảng Cộng Sản Cuba từ chức, Reuters cho hay.

Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục. Người dân bày tỏ sự tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và việc chính quyền xử lý đại dịch.

Cuba sau đó lên tiếng đổ lỗi cho phía Mỹ vì đã bóp nghẹt nền kinh tế và bắt giữ một số nhà hoạt động nổi tiếng nhất, trong khi chính quyền Biden cho biết họ ủng hộ quyền biểu tình của người dân Cuba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét