Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 30 tháng 7 năm 2021
Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn
https://drive.google.com/file/d/1iLx8yIdchTMZ4bB-Gm2YSAwD0q-4-Xum/view?usp=sharing
Ngày 29.7, Hàng Không Mẫu Hạm HMS Queen Elizabeth xuất hiện ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 45 hải lý về hướng tây tây bắc, cách Đá Xu Bi 50 hải lý về hướng tây bắc.
I. Biển Đông, chuyển động quân sự
Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhóm tác chiến HKMH/ Anh HMS Queen Elizabeth hoạt động ở khu vực giữa bãi Tư Chính và quần đảo Trường Sa trong ngày 28.7.
Sau đó, nhóm tàu này di chuyển theo hướng bắc. Đến ngày 29.7, HKMH/ HMS Queen Elizabeth xuất hiện ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách đảo Song Tử Tây khoảng 45 hải lý về hướng tây tây bắc, cách Đá Xu Bi 50 hải lý về hướng tây bắc.
Yên Khắc Chính - Cái giá của phong tỏa, ai phải trả?
Không phải những người quyền cao chức trọng hay những ai đang chăn êm nệm ấm.
30/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1j8NRXF9D-8aMpJ-LyZj4lU8Ev1p5qXw1/view?usp=sharing
Bạn mắc một bệnh lạ, nhập viện và rơi vào hôn mê. Sau khi tỉnh dậy, bác sĩ giải thích rằng họ đã phải cắt một quả thận của bạn. Đây là sự đánh đổi, hy sinh cần thiết để cứu mạng sống của bạn.
Bây giờ, hãy thử tượng cùng một trường hợp đó, nhưng bạn tỉnh dậy và nghe bác sĩ giải thích rằng họ phải cắt một quả thận của bạn để cứu mạng một người khác.
Tình huống này được Stephen John, giảng viên triết học tại Đại học Cambridge đặt ra trong một bài viết bàn về căn cứ đạo đức của quyết định phong tỏa trong đại dịch. [1]
Trân Văn - Trong lòng đại dịch ngẫm về… đu dây!
30/07/2021
https://drive.google.com/file/d/1lOB8YA7H47-aXKFvACqiPRdaLqrzElnN/view?usp=sharing
Bộ trưởng Quốc phòng, Thủ tướng rồi Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam vừa thay nhau tiếp ông Lloyd Austin – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Một trong những nội dung mà các nhân vật chủ chốt của hệ thống công quyền lặp đi lặp lại với ông Austin là… tri ân Mỹ đã hỗ trợ vaccine cũng như các trang bị, thiết bị y tế giúp ngăn ngừa COVID-19, đồng thời đề nghị Mỹ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ thêm vaccine cho Việt Nam, sớm tạo điều kiện cho các đối tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine tại Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm để công nhận vaccine (1).
Nguyễn Thu Quỳnh - Cứu đói an dân
30/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1T6QdnKKqtUumriqDLngP7f3JkUE8U13a/view?usp=sharing
Tình hình đang cấp bách hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để cứu đói, an dân
“Ngày thường em nhận 100 tờ vé số bán, từ dịch bắt đầu bùng lên em chỉ nhận 50 tờ bán lấy 50 nghìn tiền lời để ăn mỗi ngày. Rủi cái đen, trước giãn cách em còn làm mất 50 tờ vé số, lậm vào vốn 500 ngàn.
Rồi nghỉ miết từ lúc giãn cách, ăn cầm chừng, trong nhà còn gạo, cháo gói em ăn, rồi được hỗ trợ túi gạo, chục hột gà, được cho cơm thì em ăn tiết kiệm. Hết tiền trọ em gọi điện xin (vòng quanh rồi tới được mạng lưới công tác xã hội miền Nam – PV) được cho 1 triệu tiền trọ tháng này. Em không còn dầu gội đầu, băng vệ sinh chi hết…
Viên Linh - Nguyễn Mạnh Côn, Nhà Văn Miền Nam Tuyệt Thực Chết Trong Tù CS
29/7/2021
Ban Tu Thư/TVVN
https://drive.google.com/file/d/1ZgorTg818T4qGWcBrfeQaCAC1Qdplddy/view?usp=sharing
I. Trong những nhà văn Việt Nam trưởng thành vào thời kháng Pháp, Nguyễn Mạnh Côn là người từng thực sự cầm súng. Anh ở trong tiểu đoàn đánh trận sông Lô năm 1947.
“Bốn ngày ba đêm không nghỉ, không chợp mắt. Nước khe, nước lạnh, hay nước vũng trâu đầm. Cơm, vài dúm gạo rang nhai cho thật kỹ với chút muối trắng (ai vớ được vài nhánh tỏi là người ấy có bữa thịnh soạn!) Bốn ngày ba đêm, chống lại tất cả mọi định luật về sinh lý, chúng tôi vượt 320 cây số, cộng thêm chín trận phục kích. Chúng tôi không đi bằng chân mà đi bằng óc. Chúng tôi mụ người trong sự cố gắng kinh khủng. Cố gắng vì yêu nước, vì thù giặc.” (1)
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 30 tháng 7 năm 2021
Võ Thái Hà tổng hợp
https://drive.google.com/file/d/1m7f27TsZL1JIC5xwW4i2a-gOo6S6-pwV/view?usp=sharing
« Cách mạng » cộng sản Cuba đang tàn hơi
Thụy My RFI
28/7/2021
https://drive.google.com/file/d/12HG2T-aH_tvH1kRUmpJ5nO1U__OGWOVo/view?usp=sharing
Trong bài « Cuba, một cuộc cách mạng đang hụt hơi » đăng trên Le Monde, nhà báo mang bút danh Thérésa Bond nhận định, tuy các cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu gần đây không dẫn đến sự sụp đổ chính quyền, nhưng sự phẫn nộ của người dân cho thấy những huyền thoại xung quanh bình đẳng xã hội ở Cuba đã sụp đổ.
Đối với hàng triệu du khách nhất là người Pháp, cái tên Cuba gợi lên ánh nắng mặt trời, điệu nhảy salsa, cocktail mojito, những chiếc xe cổ lỗ sỉ từ thế kỷ trước…Từ ngày 11/07, một loạt các cuộc biểu tình ở khắp nơi trên đảo quốc đã làm lộ ra một bộ mặt khác, đó là một cuộc cách mạng đang hấp hối. Phải chăng sau 62 năm ngự trị, đây là khởi đầu cho hồi kết của chế độ cộng sản kiểu Castro ? Fidel đã chết, nhưng những huyền thoại bao quanh vẫn tồn tại.
Trước hết là huyền thoại về bình đẳng xã hội. Trong khi giới cầm quyền có chế độ đặc biệt, thì đại đa số người dân Cuba khẳng định đang phải đối mặt với ba vấn đề : tìm cho được cái ăn buổi sáng, buổi trưa và buổi tối, tuy đã có tiêu chuẩn trong sổ mua hàng. Từ tờ mờ sáng, mỗi lần tin đồn có hàng phân phối về là đám đông lại tụ tập. Những hàng dài người chờ đợi trước các cửa hàng nhà nước ở thủ đô và các tỉnh tạo điều kiện cho con virus corona sinh sôi. Mỗi tối phải nghe những lời tuyên truyền nổ như pháo trên truyền hình, nhưng sáng ra người Cuba lại thấy những cửa hàng với quầy kệ trống rỗng. Đó là « chiến thắng của tủ lạnh đối với tivi » - theo như câu nói thời Liên Xô cũ vào thập niên 80.
Hiếu Chân - Philippines khôi phục hiệp định quân sự với Hoa Kỳ
30/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1UGWPxJVCetSE8aKO2yJgrXGttoKdweDI/view?usp=sharing
“Điều này mang lại sự chắc chắn cho chúng tôi trong tương lai, chúng tôi có thể lập kế hoạch tầm xa và thực hiện các loại bài tập trận khác nhau”, Bộ trưởng Austin nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Philippines.
Đối với Hoa Kỳ, việc có khả năng luân chuyển binh lính tới Đông Nam Á là điều rất quan trọng không chỉ đối với việc phòng thủ an ninh cho Philippines, mà cả về mặt chiến lược khi chống lại hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, vẫn có những câu hỏi về sự khó đoán của Duterte. Chuyên gia Aaron Connelly thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết: “ [Hiệp định VFA] sẽ tiếp tục bị đe dọa chừng nào ông Duterte vẫn còn là tổng thống”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét