Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Chủ nhật 25 tháng 7 năm 2021

Mặc Lâm -Từ bên này nhìn về bên kia

24/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1oM5pIYgnkXTvzB0ldgWZ1dPnPEXR0gyu/view?usp=sharing

Người ta không thể bị nhốt trong nhà khi không có tiền để nuôi cả gia đình, nhất là những người sống ở ngoại ô và làm việc trong thành phố. Vì phong tỏa nên chính quyền ra một biện pháp nhằm “hỗ trợ” cho người đi làm bằng cách khi vào thành phố phải có “giấy thông hành chứng nhận âm tính”. Thế là hàng ngàn người chen lấn để được test và sau ba ngày thì cái giấy chứng nhận ấy lại không còn hiệu lực!

Song song với dịch bệnh Covid-19, Việt Nam nảy sinh ra một loại cúm khác: cúm rúm. Đây là loại bệnh nền của những cơ thể tuy lành mạnh nhưng rất sợ hãi mọi thứ chung quanh, sợ mất quyền lực, sợ mất ghế, sợ mất của nả… Từ cái “bệnh nền” này, chính quyền chống dịch bằng kẽm gai và xử phạt thay vì bằng những chính sách khôn ngoan, lấy sự sống của dân làm trọng.

Thủng thẳng chờ mệ vô đón

Bài bình luận của Công Tằng Tôn Nữ Thị Lan

24/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1xguBHAyt0Jn2sfzsKol-ayzX4HFT39q2/view?usp=sharing

Đến tối muộn 24/7/2021, sau khi sự kiện người Huế chạy loạn về quê gây chấn động trên mạng xã hội Việt Nam khiến nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng, Huế đã có động thái bất ngờ. Họ nhanh chóng thông báo kế hoạch đón người dân về quê bằng tàu không thực hiện được “do có trục trặc về tiến độ” nhưng 240 người đầu tiên sẽ được đón về bằng… máy bay, vào ngay ngày 26/7.

Răng tới khúc ni lại lẹ làng ghê hồn rứa Huế? Có phải vì bị báo chí phanh phui và sợ bên trên hỏi tội khôn rứa?

Thôi, chúc mừng cho 240 người già, không chỗ ở, bệnh tật, phụ nữ có thai và em nhỏ sẽ được về quê hương tránh dịch trong vài ngày nữa. Nhưng xin các vị đầy tớ ở Huế ghi tâm khắc cốt một điều, có thanh minh cách nào chăng nữa thì những quyết định của các vị trong cơn đại dịch đã khiến lòng người dân Huế lạnh giá, còn cả nước thì … sáng mắt rồi.

Đỗ Duy Ngọc - Sài Gòn ngày phong tỏa thứ mười sáu: Lạc quan để tồn tại???

24-7-2021

https://drive.google.com/file/d/1H5lBtTQ08kJBvjEpU28a_aAK3ypY6dJr/view?usp=sharing

Thành phố lại tiếp tục bị phong toả, nghiêm ngặt hơn nhưng những con số vẫn theo đường đi lên, không biết bao giờ mới xuống thành biểu đồ parabol. Đọc trên mạng, xem clip, đọc tin nhắn của bạn bè và ngay cả khi xem báo chí chính thống. Toàn những chuyện không vui, toàn những thứ làm cho người ta bi quan.

Mới tức thì đọc trên face của một cô MC lúc nào cũng nhí nhảnh, lúc nào cũng tươi cười khoe dáng, trình diễn áo quần thời trang một status thế này: “Chú tôi sốt 4 ngày liên tục không một ai hỏi han. Không một viên hạ sốt. Ngày chú tôi về nhà chỉ là nắm tro nằm trong hủ. Còn bao nhiêu người chết ở khu cách ly nữa, các người mới dừng việc vô nghĩa này lại?!“.

Nguyễn Đức Hiệp  - Nghiên cứu khoa học ở Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc

25/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1V_Z7Il4VWfBwuxYngut7YiK1zVTZM42v/view?usp=sharing

Trung-hoa với đảo Hoàng-sa

Nước Tàu đối với quần đảo Hoàng-sa đã không có dấu-tích quan hệ gì mà Tàu lại còn có dịp công-bố không chịu nhận đảo ấy thuộc về mình.

Nguyên là có hai chiếc tàu chở đồng cho mấy công ty Anh bị đắm ở gần quần-đảo Hoàng-sa: chiếc tàu “Le Bellons” của Đức, đắm năm 1895 và tàu “Imeze Maru” của Nhựt đắm năm 1896.

Sau đó, bọn giặc biển Tàu cướp những đồng trong hai chiếc tàu đặng đem bán. Chánh phủ Anh phản đối với chánh-phủ Tàu về việc cướp bóc ấy.

Nhà đương-cuộc Tàu không chịu trách nhiệm và tuyên bố rằng quần-đảo Hoàng-sa (Paracels) không ăn nhập gì đến đảo Hải-Nam hết.

Vậy vào cuối thế kỷ 19, chánh phủ Tàu đã công khai không chịu nhận đảo Hoàng-sa rồi.

Mãi đến tháng năm năm 1909, mới có hai chiếc tàu ở Quảng-đông đi thám hiểm quần-đảo Hoàng-sa, nhưng là một cuộc thám hiểm do một nhóm tư-nhơn tổ chức.

Hai chiếc tàu ấy, tàu Fou-Po và tàu Tchen Mang, bữa 6 Juin đến một cù-lao trong quần đảo Hoàng-sa, thăm vài nơi khác, rồi 4 giờ chiều bữa 7 Juin lại trở về Quảng châu.

Trung Quốc bẻ cong luật lệ ở Biển Đông như thế nào

24/7/2021

Nguồn:  How China is bending the rules in the South China Sea, by Oriana Skylar Mastro, Lowy Institute/The Interpreter

This article by Oriana Skylar Mastro was originally published by the Lowy Institute.

Chuyển ngữ: Hoàng Thủy Ngữ

https://drive.google.com/file/d/1W1szh33d-msUGlrBO5aPR0dckKM03YYe/view?usp=sharing

Các cuộc tập trận của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng trước, và phản ứng mạnh mẽ của Mỹ, cho thấy những vùng biển tranh chấp này sẽ không sớm lắng dịu. Nếu các cuộc diễn tập quân sự là chủ yếu thì việc tranh chấp về các vị trí pháp lý cũng đang nóng dần lên. Năm ngoái, cả Mỹ và Úc đều chọc giận Trung Quốc khi chính thức tuyên bố những yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Các đối tượng tranh chấp khác đều hài lòng với sự thay đổi trong chính sách này, nhưng không ai công khai lên tiếng.

Mỹ thuyết phục Việt Nam thế nào để đưa tàu sân bay vào Đà Nẵng: Tiết lộ của ĐS Ted Osius

25/07/2021

Linh Ðan

https://drive.google.com/file/d/1nzxNCRSmPnK2TYY6trFc-Re9ljtgX4mP/view?usp=sharing

Cuốn sách sắp ra mắt của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, về ‘hậu trường’ ngoại giao giữa hai cựu thù tiết lộ nhiều điều chưa được biết đến, trong đó có việc Mỹ đã làm gì để Việt Nam đồng ý cho chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay kể từ khi chiến tranh kết thúc

Sau cuộc chiến tranh kéo dài hai thập kỷ với gần 60.000 binh lính Mỹ và khoảng 3 triệu người Việt Nam thiệt mạng, Việt Nam và Mỹ giờ đây là những đối tác quốc tế quan trọng của nhau. Nhưng để hai cựu thù đi đến được một mối quan hệ đối tác toàn diện và ngày càng mạnh mẽ như ngày nay là cả một quá trình ngoại giao giúp làm tan căng thẳng và khắc phục những tổn thương cho cả hai phía trong hơn một phần tư thế kỷ qua, theo cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius, người từng là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên của Sứ quán Mỹ tại Hà Nội ngay sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1995.

 

Không Gian Dân Sự Ở Việt Nam “Vẫn Rất Ngột Ngạt”

Ban Tu Thư/TVVN

24 /7/2021

https://drive.google.com/file/d/1Jvi_DvoxQ7Gvv-zJB55LQIAn70iieCE1/view?usp=sharing

Theo đề xuất của ông, khối EU nên xem nhân quyền là vấn đề quan trọng trong việc thực thi hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU, tức EVFTA.

“EU nên đàm phán để buộc Việt Nam hành động nhiều hơn nữa và cần phải lên tiếng cho những người bị bỏ tù chỉ vì họ đòi tự do ngôn luận hay hoạt động dân chủ,” ông nói. Ngoài ra, ông còn kêu gọi các nước A-SEAN cởi mở hơn và cấp tiến hơn như Malaysia hay Indonesia phải ‘nêu đích danh Việt Nam’ mỗi khi Hà Nội có những vi phạm nhân quyền trầm trọng và đưa những vấn đề này đến các cuộc họp của khối.

Tuy nhiên, khối ASEAN lâu nay hoạt động trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và rất nhiều nước trong khối, từ Campuchia, Philip-pines Brunei, Lào, Myan-mar cho đến Singapore, Thái Lan đều có thành tích nhân quyền tồi tệ.

Tin tức thế giới ngày Chủ nhật 25 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1qxpQjZhefgCtOEQ95dkKcgdOlMcsKD3Z/view?usp=sharing

Tại sao Tập Cận Bình âm thầm thăm Tây Tạng?

Nguồn: “Why has China’s president, Xi Jinping, visited Tibet?”, The Economist, 23/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1phhkyz-L4ydXOr6bsvyZWfKnABXn9znq/view?usp=sharing

Thật kỳ lạ, chuyến thăm của ông Tập không được thông báo trước và chỉ được đưa tin trên báo chí chính thống sau khi nó đã kết thúc. Thật khó để không kết luận rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn lo lắng về tính chính danh của mình trong mắt người dân Tây Tạng, cũng như về sự ổn định chính trị trong khu vực, và những lo lắng đó giải thích cho việc họ nhắc lại việc “giải phóng” Tây Tạng vào năm 1951. Cũng đáng chú ý là việc các tường thuật chính thức của Trung Quốc về chuyến thăm nhấn mạnh “một chương mới” về cả “sự phát triển chất lượng cao” và “sự ổn định lâu dài”. Sự phát triển không bảo đảm sự ổn định lâu dài, và nhiều kỹ thuật trấn áp được triển khai ở khu vực láng giềng Tân Cương — vốn bị quốc tế giám sát chặt chẽ hơn trong những năm gần đây — cũng đã được áp dụng ở Tây Tạng. Kết quả là sự ổn định ở đó dường như không bị đe dọa một cách rõ ràng. Điều đó làm nảy sinh một câu hỏi khác: Tại sao Trung Quốc lại lo lắng về Tây Tạng đến vậy?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét