Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 16 tháng 7 năm 2021

 

Ts. Phạm Đình Bá - Cuba xuống đường cho “Tổ Quốc và Cuộc Sống

16/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1YcNZPhNbI9ahOux8Mdix9U7PEY0DHtVx/view?usp=sharing

Tiếng nói không nhầm lẫn của dân Cuba là đây. Đây là quốc gia của chúng ta. Đây là quê cha đất tổ của chúng ta. Đây là đất mẹ của chúng ta. Nhìn vào những biển báo mà mọi người đang giơ lên, nói: "Patria y Vida." (Tổ Quốc và Cuộc Sống). Hãy lắng nghe những gì họ đang hét lên: “Libertad” (Tự Do).

Đây có thể là sự khởi đầu của một cuộc cách mạng Cuba khác bởi vì nó không chỉ là về kinh tế hay chỉ về cuộc di cư. Bây giờ, nó là về cấu trúc chính trị của đất nước. Vấn đề là chính phủ không chịu trách nhiệm trước công dân của mình. Người dân Cuba đã quá mệt mỏi với chủ nghĩa cộng sản - quá nhiều lời hứa đẹp đẽ, quá ít được thực hiện. Chúng ta có thể đang chứng kiến sự khởi đầu của một cuộc cách mạng ở Cuba, một cuộc cách mạng khác sau 62 năm.

Tuấn Khanh - Nhật ký phong thành (số 7)

Đời biết ai thương mình

16/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1X7HyagxyobFsAVr-C1B9Slb0NFL0VCQp/view?usp=sharing

Bạn tôi ơi, người nghèo Việt Nam muôn hình vạn trạng. Có những người ăn mặc chào hàng rất tươm tất, khi chiều về thì cẩn thận thay ra, treo lên trong căn nhà trọ tồi tàn của mình để mai lại sắm vai. Có những người nghèo Việt Nam lam lũ, có thể nhìn là biết ngay. Nhưng trong đại dịch này, bìa của cuốn sách, không nói hết được nỗi niềm ẩn chứa trong nó. Khó mà lường hết được.

Ở khu Gò Vấp, sáng hôm qua, một gia đình có cửa hiệu buôn bán nhìn rất khang trang, nay phải đóng cửa, cô vợ mở cửa vừa bước ra, lập tức công an ập vào kết tội là nơi này âm mưu buôn bán trở lại, đòi phạt tiền. Người chồng chạy ra nhìn sững sờ, rồi quỳ sụp xuống lạy công an như tế sao “trời ơi, vợ tôi mở cửa bước ra, chứ có buôn bán gì, làm ơn thương tui đi, tui khổ quá mà”. Tiếng gào khóc nức nở của anh ta như xé toang màn sương mù khiến tay công an phải lùi lại, nhưng bắt lỗi khác “sao không đeo khẩu trang”…

Vậy đó, Sài Gòn hôm nay, Sài Gòn phải trải để biết đời, còn có ai còn thương mình?

Inrasara -Covid-19, nhớ & quên

16/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1j8Gd-A9zxNnEVhQ4mLHtlFMVqQEh6rTa/view?usp=sharing

Trở lại Việt Nam, nó công phá thẳng thành phố sầm uất nhất: Sài Gòn. Quận Tân Phú, vừa về tới Chợ Tân Kỳ Tân Quý, hôm sau nó nhảy phóc qua khu vực Đầm Sen, chạy tới đầu đường Thoại Ngọc Hầu rồi dzọt sang quận Bình Tân. Nghĩa là chúng rủ nhau bao vậy trung tâm Tân Phú, ở đó có nhà mình.

Bà xã đang dưỡng bệnh, Út ở lại chăm mẹ – tội. Hôm qua 15-7 Sài Gòn báo non 3 ngàn ca nhiễm. Bao giờ?

Ba đứa cháu vào thi, xe đón về không ghé Chakleng mà chạy thẳng ra Phước Nhơn. Cả ba bị “chốt” lại trong nhà, bảng “chốt” đỏ treo ngay cổng. Bỗng liên tưởng: “Coi chừng chó dữ!” Ở Sài Gòn bọn trẻ mãi lo, lo thì dính.

Vincente Nguyen  - COVID-19 làm giới tài phiệt đã giàu lại còn giàu hơn bằng cách nào?

Các chính sách chống dịch đang gây nên tình trạng “lấy của người nghèo chia cho người giàu”.

16/7/2021

https://drive.google.com/file/d/13mI8cklLKb6RTHdX8NxUUJm7w3nd9gop/view?usp=sharing

Ví dụ, các gói hỗ trợ trị giá hàng triệu đô được trao cho những nhà tuyển dụng lớn mà không xem xét liệu họ có thật sự giữ lại việc làm cho người lao động hay không. Điển hình nhất là trường hợp của doanh nghiệp Cheesecake Factory. Họ cắt bỏ gần 41.000 lao động khỏi bảng lương, nhưng vẫn hưởng trợ cấp thuế lên đến 50 triệu Mỹ kim.

Ngành tài chính ngân hàng và thị trường vay vốn cũng là một ngành tiềm ẩn sự bất bình đẳng cao. Các chính phủ đổ hàng trăm triệu Mỹ kim giúp các ngân hàng và các tập đoàn khổng lồ tiếp cận được một nguồn vốn lãi suất thấp. Trong khi đó, rào cản về tín dụng và tài sản thế chấp loại trừ đại đa số những hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh vốn đang chật vật tìm đường sống trong một nền kinh tế kiệt quệ.

***

Ba hiện tượng trên đều đã và đang xảy ra tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Quốc. Không có gì quá bất ngờ nếu thực tế ở Việt Nam diễn ra với kịch bản tương tự.

Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 16 tháng 7 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1GObC3o3qUI_60JqmRZdD-S6IpQhyCMeL/view?usp=sharing

Ngày 16.7, Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn ở Biển Hoa Đông trong một tuần từ ngày 16 đến 21.7.

Ngày 16.7, Cục Hải sự tỉnh Chiết Giang thông báo Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn ở Biển Hoa Đông trong một tuần từ ngày 16 đến 21.7. Cuộc tập trận này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc hoàn tất cuộc tập trận quy mô lớn ở Hoàng Hải.

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

Sau nhiều tháng neo đậu ở Quảng Châu, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đã ra khơi trở lại. Trong ngày 16.7, chiếc tàu này đang hướng về phía khu vực đảo Hải Nam. Tôi sẽ tiếp tục theo dõi chuyển động của chiếc tàu khảo sát này trong thời gian tới.

Trong thời gian diễn ra cuộc tập trận ở Hoàng Hải, HKMH Liêu Ninh của Trung Quốc đã rời căn cứ ở Thanh Đảo.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 15 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1sym-NCaW-H1OWQJEvMJCsmCADE2D3A5U/view?usp=sharing

Vũ Ngọc Yên - Những Thách Thức Cho Chiến Lược An Ninh Đối Ngoại Của Biden

15/7/2021

Ban Tu Thư/TVVN

https://drive.google.com/file/d/18mEj7AfcaFJTtcfc7HVcu-Pu_URM_HGn/view?usp=sharing

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố “G-7 không phải là một câu lạc bộ thù địch với Trung Quốc” và Thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận rằng Trung Quốc là đối thủ nhưng cũng là „đối tác của chúng tôi về nhiều mặt“.

Những lo ngại này không có gì đáng ngạc nhiên. Thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc đang gia tăng và nhiều quốc gia chủ chốt ở châu Á Thái Bình Dương coi Trung Quốc là đối tác thương mại, đầu tư, sản xuất và công nghệ lớn của họ. Họ không có ý định bị kẹt giữa cái búa của Hoa Kỳ và cái đe của Trung Quốc.

Hơn nữa sẽ không thể đạt được tiến bộ trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu nghiêm trọng nhất, bao gồm biến đổi khí hậu, đại dịch, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và khủng bố, nếu không có sự hợp tác của các cường quốc. Việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga, và bảo vệ trật tự chính trị trong nước của họ, được thúc đẩy bởi khát vọng dân tộc chủ nghĩa hơn là khuynh hướng ý thức hệ.

Tây Tạng : Dưới gọng kềm ngày càng chặt của Bắc Kinh

Minh Anh RFI

16/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1k70StPi0kWXwFd2T2eRUw4sWra7lhNG-/view?usp=sharing

Phải chăng người Tây Tạng ngày nay sinh sống tại mảnh đất của mình như là trong một nhà tù « lộ thiên » và trong nỗi sợ là nền văn hóa của họ sẽ bị biến mất ?

Đúng vậy. Từ năm 2014, một chính sách đồng hóa đã được đưa ra và thậm chí còn được lý thuyết hóa bởi ba nhà nghiên cứu là Mã Dung (Ma Rong), Hồ An Cường (Hu Angang) và Hồ Liên Hòa (Hu Lianhe). Cả ba người này cùng quan niệm rằng tương lai của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào việc hiện thực hóa, làm trên thực tế chứ không phải chỉ tuyên bố, hùng biện, ý tưởng một « dân tộc Trung Hoa », nghĩa là một quốc gia Trung Hoa mà ở đó các bản sắc sắc tộc sẽ bị loại bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét