Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ sáu 23 tháng 7 năm 2021

 

Thư kêu cứu tình huống nhân đạo khẩn cấp cho tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức

22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1tk5jSqw_FzrWRP3qDbn-FRH6JHve8y-k/view?usp=sharing

Lời Toà Soạn

Em trai tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, ông Trần Huỳnh Duy Tân đã gởi thư kêu cứu đến thủ tướng Phạm Minh Chính để kêu cứu về tình trạng hiện nay của ông Thức trong trại giam.

Ngoài ra ông Lê Thanh Long cũng đã có gửi một lá thư tương tự đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, chủ tịch quốc hội, Các cơ quan truyền thông Việt Nam và Quốc tế cùng Nhân dân Việt Nam và nhân dân Thế giới.

Tình trạng sức khoẻ của ông Thức hiện đang rất đáng lo ngại trong bối cảnh đại dịch gia tăng tại Việt Nam.

Thư của ông Trần Huỳnh Duy Tân

THƯ KÊU CỨU TÌNH HUỐNG NHÂN ĐẠO KHẨN CẤP 

Hà Nội lên án "thế lực thù địch" lợi dụng dịch bệnh để phá Việt Nam

Báo đài Việt Nam lại lên tiếng chỉ trích một số đối tượng phản động và các trang thông tin “lề trái” là đã lợi dụng COVID- 19 để tăng cường chống phá Đảng Nhà nước, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Diện mạo các thế lực  hay cá nhân thù địch như thế nào mà Việt Nam cứ gọi tên đổ tội như thế?

Thanh Trúc RFA
23/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1b4W5by7po0OUgudB3Wm1CbJUP-X-oRrf/view?usp=sharing

“Nhiều thế lực thù địch, phần tử phản động đang lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để tung những tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến công cuộc phòng, chống dịch”, là những câu chữ đậm nét trên trang thông tin VOV.VN của Nhà nước Việt Nam hôm 21/7.

Bài viết trên VOV.VN còn dẫn thống kê từ Cục An ninh Chính trị Nội bộ, thuộc Bộ Công An, rằng từ đầu tháng 7/2021 đến nay  hơn 100 bài viết có nội dung liên quan đến dịch COVID-19 xuất hiện trên các đài báo nước ngoài ( BBC, RFA, Việt Nam Thời báo…).

Tuấn Khanh - Nhật ký phong thành số 14

Đường tình hai lối

https://drive.google.com/file/d/1kdv7CMK2uYlbzkWa83t5fnhUh5n_QlSY/view?usp=sharing

Thấm thoát đã đến ngày cuối của thời gian 2 tuần phong tỏa. Nhưng lạ thay, không có ai ở Sài Gòn mang dáng vẻ lạc quan cả. Những lời than thở vẫn hiện ra ở mọi diễn đàn. Số người nhiễm covid ngày càng nhiều theo thông báo của cơ quan y tế như đang dập tắt mọi hy vọng. Ngày 22-7, Việt Nam đã có đến 74.371 ca nhiễm covid mới, Sài Gòn vẫn đứng đầu cả nước, với 1785 ca. Chỉ có một điều duy nhất an ủi: số bệnh nhân nguy kịch chỉ có 18 ca.

Nếu để ý các diễn biến từ đợt bùng phát lây nhiễm covid lần thứ tư, tính từ ngày 27-4-2021 cho đến nay, người ta dễ dàng nhìn thấy đời sống của Sài Gòn hiện rõ hai dòng chảy về truyền thông, về cách ứng xử giữa con người và nhà cầm quyền, rồi cả về phương pháp chống dịch. Chính quyền với cách làm của mình ở một hướng, còn phía nhân dân thì ở một hướng khác, luôn hiện ra những sự khác biệt, tranh cãi từng ngày, và thậm chí là bất bình không thôi.

Douglas Bandow - Quyền tự do bất khả phân: Tự do cá nhân, tự do chính trị, tự do kinh tế

Douglas Bandow là cộng tác viên cao cấp của Viện Cato, ông là tác giả của một loạt tác phẩm viết về kinh tế và chính trị.

Phạm Nguyên Trường dịch

https://drive.google.com/file/d/1ihyTgro6XTU5DgzR6Y7Xbvq5H-tFU4n9/view?usp=sharing

 

Bất khả phân

Cuối cùng, thành công về kinh tế tạo điều kiện cho người ta sử dụng một cách đầy đủ hơn lợi thế của những quyền tự do khác. Kiếm được một ít tiền rồi chu du khắp thế giới, đi làm nghiên cứu sinh, xuất bản một tờ báo, ủng hộ quỹ từ thiện, ủng hộ một chiến dịch hay một chính khách mà bạn chọn. Tạo ra mạng dịch vụ trực tuyến – như Twitter hay Facebook— và trao quyền lực chính trị vào tay những người đối lập và người phản kháng trên khắp thế giới. Hay dựa vào một tài khoản trong ngân hàng để chuyển nghề, dù đấy có là ngắm cái rốn của bạn hay giúp đỡ nhân loại thì cũng thế. Những người có ít quyền tự do kinh tế cũng sẽ có ít những lựa chọn tương tự như thế.

Điểm chính là gì? Quyền tự do là bất khả phân. Quyền tự do kinh tế cũng quan trọng như quyền tự do cá nhân và quyền tự do chính trị vì quyền tự do cá nhân, quyền tự do chính trị và quyền tự do kinh tế là những sợi làm nên cùng một cái dây: quyền tự do. Như vậy là, bảo vệ quyền tự do dưới mọi hình thức là con đường duy nhất đưa ta tới và giúp ta bảo vệ được xã hội tự do. 

Nguyễn Hạnh  - Việt Nam Cộng Hòa và những người Việt Nam đầu tiên dự Olympics

Những vận động viên mà bạn có thể chưa từng nghe tên.

23/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1buxtwlEZGzBQYM8KkZQEIbNgXzDQd-Ec/view?usp=sharing

Tối nay, 18 vận động viên đại diện cho Việt Nam sẽ ra mắt khán giả thế giới tại Thế vận hội Tokyo 2020. Bạn có biết vào 57 năm trước, cũng tại Nhật Bản, 16 người Việt Nam đã tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè Tokyo 1964? Tất cả họ đến từ miền Nam Việt Nam.

Hai giờ chiều ngày 10/10/1964, tại sân vận động Olympic, Tokyo, quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa nền vàng ba sọc đỏ dẫn bước 16 vận động viên Việt Nam đóng bộ com-lê đen bước đi trước tiếng reo hò của hàng triệu khán giả. [1]

Khi đất nước vẫn ngập trong nội chiến với miền Bắc, 16 người đó thuộc một trong những thế hệ người Việt Nam đầu tiên thi đấu thể thao ở đẳng cấp quốc tế với điều kiện tập luyện rất thiếu thốn.

 

Đông Nam Á: Lào sẽ khai trương đường sắt cao tốc do Trung Quốc xây

Supalak Ganjanakhundee

Bài viết cho BBC World Service

20 tháng 7 2021

Supalak Ganjanakhundee là cộng tác viên của BBC News Tiếng Thái. Ông là cựu học giả cao cấp của Viện ISEAS – Yusof Ishak của Singapore và là cựu trưởng biên tập báo tiếng Anh, The Nation ở Thái Lan.

https://drive.google.com/file/d/19ucpMDdpHQzqJLft_E1gpCdZiVeI2IPW/view?usp=sharing

Dù bị dịch Covid cản trở, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) vẫn lên kế hoạch khai trương tuyến đường sắt nối Viên Chăn và Boten, một thị trấn nhỏ ở Luang Namtha giáp ranh với Trung Quốc, vào ngày 02/12 năm nay.

Tuyên bố này được xem như là củng cố tính khả thi và đáng tin cậy cần thiết của một mạng lưới đường sắt đầy tham vọng được hình thành để kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc.

Somsavat Lengsawad, cố vấn cho chính phủ CHDCND Lào và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, người đã tham gia vào dự án đường sắt Trung Quốc – Lào từ những ngày đầu, nói với BBC Tiếng Thái rằng việc xây dựng đã hoàn thành hơn 90% và các hạng mục cơ bản cho việc khai trương dịch vụ đang tiến triển tốt. Chính quyền Lào và Trung Quốc cùng một công ty liên doanh giám sát xây dựng đồng loạt nhấn mạnh rằng dự án sẽ hoàn thành đúng tiến độ vào ngày 2 tháng 12 khi CHDCND Lào kỷ niệm ngày Quốc khánh.

Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 23 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1JZ9Ii3hJWbD-1M9j_wNvbQABsHnxrgNf/view?usp=sharing

Ngô Nhân Dụng: Tấn công trên kinh tế Trung Cộng

22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1X-W1YDRTCir-6IdusAByus0YcRkWNIxZ/view?usp=sharing

Bộ máy nặng 180 tấn, giá $150 triệu đô la, Intel, Samsung, Apple, TSMC của Đài Loan, vân vân, đều mua dùng. Trong năm nay ASML sản xuất 42 bộ máy, sang năm sẽ làm thêm 55 bộ nữa. Nhưng cho tới nay, Trung Cộng chưa được mua một bộ máy tối tân nào, mặc dù vẫn được mua các loại máy loại cũ, tổng cộng bằng 17% số thương vụ của ASML trong năm 2020.

Kỹ thuật đặc biệt của ASML là dùng các tia “tử ngoại cùng cực” (Extreme ultraviolet, EUV). Nhưng muốn hoàn thành bộ máy tối tân, họ vẫn phải mua các bộ phận và bản quyền sáng chế từ các công ty Mỹ, Đức, Nhật Bản, vân vân. Đó là lý do ông Biden có thể tạo áp lực trên chính phủ Hòa Lan không cho chuyển hàng qua Trung Quốc.

Tại sao Biden đến giờ là một nỗi thất vọng đối với Đông Nam Á?

Nguồn: Richard Heydarian, “Why Biden has been a disappointment to Southeast Asia so far”, South China Morning Post, 08/07/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thành Long

https://drive.google.com/file/d/1q5r4ryf7nttokWlhJTwK5W1Fd39j69Hy/view?usp=sharing

Hơn nữa, Washington dường như ngày càng cảm thấy khó chịu trước việc ASEAN không sẵn sàng đưa ra các hành động quyết định đối với các cuộc khủng hoảng khu vực lớn. Sau cuộc đảo chính hồi tháng Hai ở Myanmar, Hiệp hội đã không đình chỉ tư cách thành viên của nước này, đồng thời ngăn chặn các biện pháp trừng phạt, dù chỉ là khiêm tốn, đối với chính quyền quân sự. Không những vậy, ASEAN đã hợp pháp hóa chính quyền quân sự bằng cách chào đón các nhà lãnh đạo hàng đầu của họ đến các cuộc họp cấp cao trong khu vực.

Nhưng có lẽ Trung Quốc là nguồn cơn bất đồng lớn nhất giữa chính quyền Biden và ASEAN. Trên thực tế, tất cả các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam, đã kiềm chế không công khai liên kết với Washington để chống lại Bắc Kinh.

Điều quan trọng là Philippines và Thái Lan đã xoay trục về phía Trung Quốc. ASEAN đã ngần ngại trước bất kỳ chiến lược ngăn chặn, hoặc chiến lược “NATO châu Á” nào do Mỹ dẫn dắt, để chống lại Trung Quốc.

Chính quyền Biden có thể am hiểu lịch sử hơn nhiều so với người tiền nhiệm Donald Trump, nhưng họ vẫn phải đối mặt với một hành trình học hỏi khó khăn để giành được ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét