Thứ Năm, 22 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 22 tháng 7 năm 2021


F0 ở Tp.HCM đã có thể ‘ở nhà’

Mai Lan

22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1CwdLCmwSgqT4-qqBEWXsZ6Ga_pg0Tjk5/view?usp=sharing

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, người từng có thời gian rất dài là Giám đốc bệnh viện Chợ Rẫy, và ông cũng là người lớn lên tại Sài Gòn, đã đưa ra nhận định là các cơ sở y tế của TP.HCM hiện lo được trong 30.000 ca mắc, trên 30.000 ca cần sự hỗ trợ từ trung ương và ngành y tế. Và TP.HCM hiện đã xấp xỉ 40.000 ca, tức là đã vượt khả năng lo được của TP.HCM.

Ông Sơn nhìn nhận TP.HCM đang thiếu nhiều thiết bị y tế do lượng bệnh nhân tăng quá nhanh, không cơ sở vật chất và sự chuẩn bị nào đáp ứng kịp; thứ hai là thiếu trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế và điều phối để lực lượng hỗ trợ hàng ngàn người từ các tỉnh thành và bệnh viện tuyến trung ương làm việc hiệu quả.

Boristo Nguyễn - Một Vài Suy Nghĩ Về Việc Chống Covid-19 Tại Việt Nam

Phân tích rành mạch, nhiều thông tin, của một nhà khoa học Việt Nam ở Nga. 

 22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/16rp-EyyEGTkShnWEUjQ-afKBim7wzzN5/view?usp=sharing

Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện rất căng thẳng, diễn biến theo chiều hướng xấu, không như trước. Là con dân Việt, người Việt Nam sống xa quê cũng rất lo lắng, quan tâm đến tình hình dịch bệnh đang bùng phát ở Việt Nam.

Tôi xin trình bày một vài suy nghĩ, hy vọng sẽ có ích cho việc tổ chức phòng dịch Covid tại Việt Nam.

Để có những phương án, chiến lược chống dịch được tốt, theo tôi phải có cách nhìn hệ thống, xuất phát từ việc đánh giá hiện trạng, khả năng của hệ thống y tế - xã hội, xác định thật đúng mục tiêu rồi mới đưa ra các phương án, kịch bản chống dịch cho thích hợp.

Tuấn Khanh - Nhật ký phong thành số 13

Đêm nay, đêm mai

22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/17CSwrvFUJmNdL1oaO6ph9zcM4ovkak1K/view?usp=sharing

Trong tất cả những người được liệt kê chết vì covid ở Việt Nam, đã có những người rất trẻ, chỉ mới 26 tuổi. Và cũng có những người đã 70 hay 80 tuổi. Cái chết đến vô chừng, nhất là khi chết trong lúc này được chia ra làm nhiều kiểu: chết vì covid, hay chết vì bệnh nền khi vừa nhiễm covid. Nhưng ở Việt Nam, ai mà không có bệnh nền? Người thì tiểu đường, người thì huyết áp cao, người thì tim mạch… và chết vì bệnh nền, cũng có thể gọi là chết vô danh, không có tên trong hồ sơ đại dịch vào lúc này.

Nguyên Minh  - Có bao nhiêu “cháu ngoại” đã trót lọt chen hàng để tiêm vaccine trước?

Nếu chuyện này tiếp diễn, những người có nguy cơ cao có lẽ sẽ mãi là người được chích sau.

22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1YagH2ERb-pUnJE5ReZID6tx9HdAMU9TS/view?usp=sharing

Với tất cả những lỗ hổng trên và các câu hỏi đang đặt ra, cơ quan chức năng phải rà soát lại để có cái nhìn tổng quát hơn và đánh giá đúng mức độ về hiện tượng chen hàng ngang nhiên này. Bao nhiêu cá nhân đã tiêm vaccine trót lọt nhờ vào quen biết? Bao nhiêu công ty không thuộc ngành nghề thiết yếu đã được tiêm? Người dân muốn có câu trả lời chính xác về bức tranh thực sự của hoạt động này và các giải pháp cần thiết để vá các lỗ hổng.

Đối với ông giám đốc bệnh viện, hai liều vaccine Pfizer còn lại có thể là “thừa”, nhưng hai liều ấy có thể cứu được mạng của hai người dân trên 65 tuổi hoặc có bệnh nền. Đáng ra, cơ quan y tế phải tranh thủ từng phút từng giây để tiêm vaccine cho những người có nguy cơ cao, bảo vệ sinh mạng của họ. Ngược lại, chúng ta đang nhìn thấy hiện tượng những người nắm quyền quyết định lại “nhìn gia thế trao vaccine”.

Phạm Trần:  Mạng xã hội đã tha hóa đảng CSVN

21/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1uRn_IBoV5M03DRUj1RCAQLV6pmgsk0Dz/view?usp=sharing

Thậm chí, theo lời ông Nhị Lê: ”Mặt khác, lợi dụng sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), các thế lực thù địch mạnh tay chi tài chính cho quảng cáo, đầu tư, tài trợ các chương trình để khống chế, dẫn dắt giới truyền thông hoạt động theo ý đồ của chúng, ý đồ đưa truyền thông tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.” 

Ông Nhị Lê kết luận: ”Vì thế, cuộc đấu tranh trên mạng xã hội, hơn bao giờ hết, sự phức tạp và quyết liệt, thậm chí có ý nghĩa sinh tử và đầy thách thức.”

Như vậy, thì “mạng xã hội” đã lũng đoạn thành công và làm tha hóa đảng Cộng sản chưa, hay là, nói như lời để lại ngày 15/09/2017 của Cố Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh (Trung Cộng) rằng: ”ĐCSVN nay đã hoàn toàn biến chất, trở nên quá hư hỏng, khó có thể sửa chữa được! Đảng đã đánh mất mình, không còn xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội nữa.”

22 tháng 7 : Thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ở Đông Nam Á

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1IItNojLhOapFvmL8rv5yb8jyk4Y3HP7W/view?usp=sharing

Trong cuộc họp báo ngày 21.7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết ông trông đợi “đưa ra những phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng ta củng cố một trong những tài sản chiến lược vô song trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác hùng mạnh của chúng ta”.

I. Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

1. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Đông Nam Á

Ngày 19.7, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Bộ trưởng Lloyd Austin sẽ có chuyến thăm Đông Nam Á vào cuối tháng 7. Lịch trình bao gồm các chặng dừng chân ở Singapore, Hà Nội và Manila. Tại Singapore, ông Austin sẽ có bài phát biểu tại sự kiện của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

" Chuyến thăm của Bộ trưởng Austin sẽ chứng tỏ tầm quan trọng của Đông Nam Á và ASEAN như một phần thiết yếu của kiến trúc Ấn Độ - Thái Bình Dương đối với Chính quyền Biden-Harris. Chuyến đi này sẽ nhấn mạnh cam kết lâu dài của Mỹ đối với khu vực và lợi ích của chúng tôi trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong khu vực và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN."

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 22 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1u63hHF4vULxkuvIJGJtqE84v_QWgvkIN/view?usp=sharing

Cuộc khủng hoảng kế nhiệm sắp tới của Trung Quốc

Nguồn: Jude Blanchette & Richard McGregor, “China’s Looming Succession Crisis”, Foreign Affairs, 20/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

22/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1CLhkHRAyh4NIm9pzqUdq4rzK4wsKE4m8/view?usp=sharing

Sau gần chín năm cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thống trị hệ thống chính trị của đất nước mình. Ông kiểm soát quá trình hoạch định chính sách trong nước, quân đội và chính sách đối ngoại. Quyền lực vô song của ông trong Đảng Cộng sản Trung Quốc khiến ông Tập trở thành một người không thể chạm tới, như Joseph Stalin hay Mao Trạch Đông sau những cuộc thanh trừng tàn bạo từng được thực hiện trong thời kỳ Đại Khủng bố hay Cách mạng Văn hóa. Khi không có những đối thủ chính trị đáng kể, bất kỳ quyết định nghỉ hưu nào đều sẽ do ông Tập tự quyết định và theo lịch trình mà ông chọn.

Covid: Tại sao việc triển khai tiêm vaccine của Mỹ bị chậm lại?

Jake Horton

BBC Kiểm chứng

22 tháng 7 2021

https://drive.google.com/file/d/1Ovge8-TZ10r5NaUptZK_OQaTLRo-PZFw/view?usp=sharing

Giáo sư Hoetz nói: "Theo đánh giá của tôi thì nguyên nhân lớn nhất là sự bất tuân do những chia rẽ chính trị."

"Thông điệp đến từ các hãng thông tấn bảo thủ và các thành viên bảo thủ của Quốc hội là nếu bạn là một người trẻ tuổi, bạn không cần tiêm vaccine vì tỷ lệ tử vong thấp và vaccine đang được sử dụng như một công cụ kiểm soát của phe theo chủ nghĩa tự do."

Nhưng đối với một số người, vấn đề cũng nằm ở việc tiếp cận.

Tiến sĩ Kates nói: "Tuy nguồn cung không phải là vấn đề ở đây, vẫn có những người phải gặp phải những rào cản trong việc tiêm chủng - không chắc họ có thể nghỉ phép, thiếu phương tiện đi lại và lo lắng rằng họ có thể phải trả phí."

Các quy định liên bang nói rằng người Mỹ không phải trả bất kỳ khoản chi phí nào cho việc tiêm vaccine, bất kể là tình trạng bảo hiểm và nhập cư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét