Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 19 tháng 7 năm 2021


Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 19 tháng 7 năm 2021

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://drive.google.com/file/d/1nEWF74o0QvFXs_4VbWD6Wf9Ak97jNHXa/view?usp=sharing

Tàu Hải cảnh 5202 quấy phá giàn Clyde Boudreaux

Xin mở đầu bản tin bằng một diễn biến đáng chú ý trong quan hệ Việt - Mỹ. Đó là tin đồn về một chuyến thăm tiềm tàng của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam trong thời gian tới.

Theo những gì tôi nghe được, chuyến thăm có thể diễn ra vào trung tuần tháng 8. Tuy nhiên, từ nay đến đó vẫn còn khoảng một tháng nữa nên vẫn chưa có gì chắc chắn, đặc biệt khi Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Toàn văn Hiệp định Genève 20-7-1954 và Bản Tuyên bố cuối của hội nghị

16 tháng 6 năm 2014

Nghiên Cứu Lịch Sử

https://drive.google.com/file/d/1HMhWdMOxtlLoWNpqPQ14nIaJqWPlHK6m/view?usp=sharing

Trần Xuân An dịch

HIỆP ĐỊNH VỀ SỰ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM, 20-7-1954

(Các hiệp định Geneva, một cách lí thuyết, chấm dứt chiến tranh giữa Lực lượng Liên hiệp Pháp và Việt Minh tại Lào, Căm-pu-chia, và Việt Nam. Những xứ này được trở thành các quốc gia độc lập, với sự phân chia định rõ lần cuối gần Vĩ tuyến 17 thành 2 miền trong khi chờ đợi sự thống nhất lại thông qua “cuộc tuyển cử tự do” được tổ chức vào ngày 20 tháng 7, 1956. Hiệp chủng quốc [Hoa Kỳ] và Việt Nam (Việt Nam cộng hoà) không kí tên vào các hiệp định này)

AGREEMENT ON THE CESSATION OF HOSTILITIES IN VIET-NAM, JULY 20, 1954

Source: U.S. Congress, Senate, Committee on Foreign Relations, 90th Congress, 1st Session, Background Information Relating to Southeast Asia and Vietnam (3d Revised Edition) (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, July 1967), pp. 50-62

https://drive.google.com/file/d/1_2-FI6AXKUQE_mJJKW4EVix7_PQQcsFZ/view?usp=sharing


(The Genera Agreements theoretically ended the war between French Union forces and the Vietminh in Laos, Cambodia, and Vietnam. These states were to become fully independent countries, with the last-named partitioned near the 17th parallel into two states pending reunification through "free elections" to be held by July 20, 1956. The United States and Vietnam are not signatories to these agreements.)


CHAPTER I-PROVISIONAL MILITARY DEMARCATION LINE AND DEMILITARIZED ZONE

Article 1

A provisional military demarcation line shall be fixed, on either side of which the forces of the two parties shall be regrouped after their withdrawal, the forces of the People's Army of Viet-Nam to the north of the line and the forces of the French Union to the south.

The provisional military demarcation line is fixed as shown on the map attached (omitted).

It is also agreed that a demilitarized zone shall be established on either side of the demarcation line, to a width of not more than 5 kms. from it, to act. as a buffer zone and avoid any incidents which might result in the resumption of hostilities.

Tài liệu giải mật của Hoa Kỳ về lịch sử Việt Nam : thi hành hiệp định Geneva

22 Tháng Mười, 2019

By US Vietnam Review

Tài liệu từ bộ LỊCH SỬ VIỆT NAM do VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM- VIỆN SỬ HỌC PHÁT HÀNH NĂM 2017

https://drive.google.com/file/d/1IYELr2rhmM5e-q66YNy6p0cCcpdbNDHr/view?usp=sharing

Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ: Gần đây, các cơ quan chính phủ Mỹ, đặc biệt là CIA, đã giải mật nhiều tài liệu, báo cáo liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ sẽ lần lượt giới thiệu các tư liệu này.

Dưới đây là một báo cáo tóm tắt (Information brief) của CIA ngày 16/03/1955, giải mật vào năm 2016, đăng trên CIA Library, liên quan đến việc thực thi Hiệp định Geneva 1954, cung cấp những thông tin để độc giả ngày nay hiểu thêm về lựa chọn chính trị của các bên ở giai đoạn này, dẫn đến các diễn biến lịch sử sau đó. 

Tư liệu này giúp chúng ta hiểu nhận thức của Mỹ về miền Bắc Việt Nam đương thời và các chính sách họ hoạch định tương ứng với nhận thức đó. 

Information Brief: VIET MINH VIOLATIONS OF THE GENEVA AGREEMENTS

Tài liệu về  Di cư năm 1954

Võ Thái Hà sưu tầm tổng hợp

Hội nghị Genève và hai miền Việt Nam

Friday, July 18, 2014

https://drive.google.com/file/d/1Yw7DPIw1Bx3uRLJkubWto5jhFQFjvivB/view?usp=sharing

‘Hãy thỏa thuận về vĩ tuyến 17...’

Cuộc chiến tranh Việt-Pháp, sau gần chín năm tàn phá điêu linh với tổn thất khoảng một triệu người bị chết và bị thương, đã được các cường quốc kết thúc ở Hội Nghị Genève ngày 20 Tháng Bảy 1954 bằng việc cắt nước Việt Nam làm đôi với hai chính thể hoàn toàn đối lập ở hai miền Nam, Bắc.

Thật ra, Hiệp Ðịnh Genève chỉ thỏa mãn được yêu cầu cấp thiết của Pháp là vấn đề ngưng bắn trong khi không có khả năng bảo đảm một nền hòa bình lâu dài, vì Quốc Gia Việt Nam (được đổi tên là Việt Nam Cộng Hòa kể từ 23 Tháng Mười, 1955) không chịu công nhận hiệp định này.

Trước tình hình nguy ngập về quân sự sau trận Ðiện Biên Phủ, các nhà lãnh đạo Pháp đều chỉ mong đạt được một thỏa hiệp đình chiến với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) trong khi tiếp tục duy trì QGVN trong khối Liên Hiệp Pháp. Ðể đạt mục đích ấy, Ngoại Trưởng Georges Bidault và Thủ Tướng Joseph Laniel đều không bỏ lỡ một cơ hội nào có thể hù dọa đối phương về khả năng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự vào Việt Nam nếu Hội Nghị Genève thất bại. Ngay cả sau khi chính phủ Laniel sụp đổ vì không thể thuyết phục được chính quyền Eisenhower công bố ý định tham gia cuộc chiến ở Ðông Dương, Thủ Tướng Mendès France vẫn không quên nhắc nhở Liên Xô và Trung Quốc về hiểm họa quốc tế hóa chiến tranh Ðông Dương với sự tham gia không thể tránh được của Hoa Kỳ.

Hoàng Thanh Trúc - Hiệp Định Genève: Tuổi Trẻ Việt Nam cần một sự thật

22/7/2014

https://drive.google.com/file/d/1TkD6o15rHlSKf8zq0S9zuq0J1_iKaDOl/view?usp=sharing

...Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam thì không có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, không có “ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên xô, Trung Quốc” (Lê Duẩn) với 20 năm cốt nhục tương tàn, gần 3 triệu người nằm xuống vô nghĩa (so Nam Hàn với hàng trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ hiện nay) và quan trọng là không có hành vi tập thể “vô đạo”chưa từng có trong lịch sử nhân loại là con tố cha, em tố anh, vợ tố chồng, trò tố thầy, để CSVN trực tiếp giết chết cho 172.000 (“tư liệu CCRĐ của CSVN”) đồng bào vô tội...

Tuấn Khanh - Nhật ký phong thành số 10

Chuyện mùa hè

19/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1B1O32UHvUNiUaCoSLB0f7BK22YjazV5r/view?usp=sharing

Mùa hè năm nay ở Việt Nam có vẻ ít mưa. Trời hầm hập nóng từ trưa. Nóng đến chiều, thậm chí đến hết nắng mới có được chút không khí dịu mát. Nghĩ đến không biết bao nhiêu con người mặc những bộ PPE bảo hộ lúc làm việc chống dịch mà sợ. Chỉ nóng và mất nước thôi cũng đủ xỉu. Các bạn cứ tưởng tượng ở thời tiết nóng trung bình 35-38 độ C ở Sài Gòn, mà phải mặc suốt một cái áo mưa bịt kín như vậy suốt 8-10 tiếng, thì hiểu.

Bà cụ sống trong con hẻm bên cạnh, căn nhà nhỏ và thấp. Chiều nào cụ cũng bước ra đứng ở đầu hẻm đón gió. Ông dân phòng mặc bộ đồ màu cứt ngựa đi ngang, phất phất tay “Thôi vô nhà đi, đứng ngoài đây nguy hiểm lắm’. Bà cụ lắc đầu, nheo nheo mắt, “Đứng chút đã. Ở trong nhà ngộp cũng chết mà”.

Dấu hiệu cho thấy Nguyễn Phú Trọng đang gặp vấn đề nghiêm trọng?

18/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1Xee4DaF97E6MMcSeGbca4XI5FKcZ1Rt_/view?usp=sharing

Từ khi ông Nguyễn Phú Trọng đột quỵ tại Kiên Giang cho đến nay đã hơn 2 năm. Cột mốc là ngày 14/5/2019, ngày mà ông Nguyễn Phú Trọng ngã bệnh làm cả Bộ Chính Trị và Trung ương đảng nháo nhào điều động máy bay trực thăng chuyển ông Trọng từ Kiên Giang về bệnh viện Chợ Rẫy để chữa trị tạm thời. Hành động rút chạy vội vã khỏi Kiên Giang làm người ta nghi ngờ nguyên nhân ngã bệnh thực sự của ông Nguyễn Phú Trọng có dính đến đối thủ chính trị của ông, ông Nguyễn Tấn Dũng.

Từ sau khi được chạy chữa cho đến nay, sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng vẫn còn rất yếu và nhiều người đánh giá là ông Nguyễn Phú Trọng khó mà đảm đương chức tổng bí thư hết nhiệm kỳ.

Vì sao Thái Lan nên nhảy vào để ngưng dự án đập Luang Prabang

NGOs  thúc giục Thái lan không mua điện của đập luang Prabang

 (Why Thailand should step in to halt the Luang Prabang dam project)

Tom Fawthrop – Bình Yên Đông lược dịch

South China Morning Post – 15 July 2021

https://drive.google.com/file/d/13l5mIpE0WY4btrylJs49su_sw0cTGdrO/view?usp=sharing

Một dân làng địa phương chèo thuyền ở vị trí tương lai của đập Luang Prabang trên sông Mekong, ở ngoại ô của tỉnh Luang Prabang, Lào, ngày 5 tháng 2 năm ngoái. [Ảnh: Reuters]

* Thái Lan không cần điện từ đập của Lào và, để tôn trọng các cam kết với UNESCO, có thể giúp để rút khỏi dự án của nhà phát triển Thái

* Là một khu Di sản Văn hóa, Luang Prabang là tài sản văn hóa của thế giới và đáng được bảo vệ, ngay cả khi chánh phủ của nó không bảo vệ

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 19 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1WnFaYRjTMV-UVA5jPVzBntDYVOMhPfQ1/view?usp=sharing

Lê Thành Nhân - Kết quả chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Đức đến Washington ra sao?

18/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1BnrdSZ3ow7iWd2rFx__WkrE6xEzr2moa/view?usp=sharing

Reuters dẫn lời tổng thống Biden trong cuộc họp báo chung, rằng Hoa Kỳ và Đức đoàn kết nhằm bảo vệ các đồng minh NATO chống lại sự tấn công của Nga. Hai nước cũng đấu tranh cho các nguyên tắc dân chủ và các quyền phổ cập, một khi thấy Trung Cộng hay nước nào khác muốn phá hoại một xã hội tự do, cởi mở. Đây là những lời tuyên bố chung chung để đóng hồ sơ một chuyến công du ngoại giao của lãnh đạo các cường quốc dân chủ tây phương. Dù gì đi nữa, thì “có còn hơn không!”.

Ngoài những đón tiếp long trọng mà ông Biden dành cho bà Merkel để làm dịu những căng thẳng giữa Berlin và Washington trước đây và tránh né tối đa sự khơi dậy những bất đồng (dù còn nhiều tồn tại). Hai vấn đề then chốt mà Mỹ muốn Đức chấm dứt ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 từ Nga và cắt đứt giao thương với Trung Cộng vẫn không có gì tiến triển.

Ts. Phạm Đình Bá - COVID là Chernobyl của Trung Quốc?

18/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1LvZo8t-lCTwA_FU43dZI3qLMslfw5t6Q/view?usp=sharing

Khi thảm họa Chernobyl xảy ra, chế độ Xô Viết đã đi vào chặng đường cuối cùng của nó. Ngược lại, nỗ lực giành quyền bá chủ toàn cầu của Trung Quốc chỉ mới bắt đầu lên đỉnh. Đó là một phần thiết yếu trong bản sắc của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bất kể điều gì xảy ra với Tập Cận Bình. Ban lãnh đạo Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc hành trình dài tới mục đích thống trị toàn cầu kể từ khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949. Những người kế nhiệm Mao, bắt đầu là Đặng Tiểu Bình, đã cam kết hết lòng với hành trình lịch sử đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét