Thứ Tư, 14 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 14 tháng 7 năm 2021

Ts. Phạm Đình Bá - Canada tặng gần 18 triệu liều AstraZeneca thặng dư cho các nước có thu nhập thấp và trung bình

13/7/2021

https://drive.google.com/file/d/19qTMuqytenCNaEE6PlSH9fckD7Ln6nHO/view?usp=sharing

Chính phủ Canada cũng thông báo họ hợp tác với UNICEF trong một chiến dịch gây quỹ phù hợp với quyên góp để khuyến khích người dân Canada quyên góp liều vắc-xin bằng cách đóng góp 10 đô la.

Tất cả các khoản đóng góp của người dân Canada sẽ được chính phủ liên bang đóng góp kép với cùng khoảng đóng góp của dân, lên đến tối đa 10 triệu đô la. Chiến dịch kéo dài đến ngày 6 tháng 9 và mọi người có thể quyên góp qua UNICEF hoặc bằng cách nhắn tin VACCINES tới số 45678.

Chính phủ cho biết nếu chiến dịch của UNICEF được mở rộng tối đa, nó sẽ cung cấp đủ tiền để tiêm chủng cho bốn triệu người ở các quốc gia nơi các chiến dịch tiêm chủng đang gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu.

Chỉ thị phòng chống COVID-19 của Chính phủ Việt Nam có trái Hiến pháp và pháp luật?

Trường Sơn

13/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1BE-i9ZerJLUUYOx88fUVypnYvrKR964r/view?usp=sharing

Chính quyền các cấp ở Việt Nam đang chống dịch COVID-19 bằng các văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành, được biết rộng rãi là Chỉ thị 15, 16 và 19. Thế nhưng, các chỉ thị này lại không phải là văn bản quy phạm pháp luật, do vậy không thể áp dụng lên người dân, đặc biệt là không thể giới hạn quyền của công dân. Phải chăng Chính phủ đang chống dịch trái với Hiến pháp và pháp luật?

Từ ngăn cản người dân đi lại, đến cấm đoán các hoạt động kinh tế, và tước đoạt nhiều quyền tự do khác. Tất cả đều được thực hiện dựa trên ba Chỉ thị 15, 16, và 19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nhưng trong hệ thống luật pháp ở Việt Nam, cụ thể là ở Điều 4 của Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật, quy định rất rõ những văn bản nào được cho là văn bản quy phạm pháp luật, và trong số những văn bản đó không bao gồm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Nguyễn Thu Quỳnh  - Đại dịch nhìn từ dưới lên

13/7/2021

Từng tấc vỉa hè sẽ cho chúng ta chiếc kính lúp nhìn rõ nhất từng phận người đang lung lay trong đại dịch.

https://drive.google.com/file/d/1hXnig2vQzKmPkwXvOgHatuyJ1KT-03Bs/view?usp=sharing

Những không gian đặc biệt của thành phố như vỉa hè đã trở thành “mạng lưới an sinh” bền bỉ nuôi nấng nhiều phận người. Vỉa hè hầu như không được thừa nhận trong một quyết định chính sách nào, thậm chí còn kẹt giữa nhiều lần quy hoạch sửa sang, khi thì dọn dẹp, khi thì “đẩy đuổi”, chính quyền thành phố từng không muốn có một không gian “thập cẩm đồng đăng” lộn xộn. Nhưng, dù nhếch nhác và lắm nỗi phiền toái, đây vẫn chính là “hồ điều hòa”, giải tỏa phần quan trọng cho những gì mà thành phố chưa làm được trong tìm kiếm công ăn việc làm.

TP.HCM hay tất cả các đô thị khác, nhất là ở các nước đang phát triển, chưa bao giờ đủ công ăn việc làm chính thức cho người lao động đổ về, và tất nhiên cũng không có cách nào cản dòng di cư chảy đến. Cho nên vỉa hè TP.HCM vẫn mang lại công việc, thức ăn cho khoảng 30% dân cư nơi đây, như GS Annette Kim đã khảo sát trong cuốn sách Sidewalk city.

Đỗ Ngà – Tương phản

13/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1zFsFDJonMEMEVfZ-G05L2LrGjc367Gce/view?usp=sharing

Mấy ngày gần đây Thái Lan có số ca nhiễm lên đến trên 7 ngàn, gấp nhiều lần Việt Nam, Chính phủ nước này đã ban hành lệnh lockdown từ ngày 12/7. Họ khuyến cáo người dân hạn chế di chuyển và hạn chế tham gia các hoạt động ở cường độ cao: Khuyến khích làm việc tại nhà tối đa, ngoại trừ những ngành nghề dịch vụ thiết yếu được tiếp tục hoạt động; Cửa hàng tiện lợi và chợ đóng cửa từ 20:00 - 4:00 giờ; Trung tâm thương mại, siêu thị mở cửa đến 20:00 giờ (chỉ hoạt động khu vực thực phẩm, ngân hàng, thuốc men bao gồm cửa hàng điện tử); Nhà hàng ăn uống mở đến 20:00 giờ (cấm phục vụ tại chỗ); Đóng các cơ sở mát-xa, làm đẹp; Các phương tiện công cộng dừng hoạt động từ 21:00-4:00 giờ; Công viên công cộng được phép mở cửa đến 20:00 giờ; Yêu cầu không tụ tập 5 người trừ nhóm người đang thi hành công vụ.

Trần Dzạ Dzũng - Sài Gòn: hết đi chợ trên báo tới chích vắc xin trên ti vi

Sài Gòn thí điểm nữa: cho tiểu thương chợ truyền thống mở bán rau củ quả trở lại

14/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1ZYR9QVByfymBeBz-Vwek-vRclH3SkDRR/view?usp=sharing

Hơn một nửa lãnh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát (58%) dự đoán rằng công ty của họ sẽ chịu tác động tiêu cực đáng kể nếu nhân viên của họ không được tiêm chủng vào năm 2021. Tương ứng, gần một nửa các công ty tham gia khảo sát (44%) chưa được tiếp cận với chương trình tiêm chủng.

EuroCham cùng 9 hiệp hội doanh nghiệp trực thuộc đã khảo sát các thành viên về khả năng sẵn sàng tự chi trả chi phí tiêm chủng cho nhân viên của mình hay không. Trong số 430 thành viên đã trả lời, đại diện cho khoảng 1/3 tổng số thành viên của EuroCham và khoảng 95.000 nhân viên, có 399 cho biết họ sẽ sẵn sàng làm như vậy…

Thế nhưng dường như người dân chỉ thấy những chục triệu liều vắc xin đủ loại từ Mỹ, Anh, Nga đến Trung Quốc, chủ yếu là ‘chích trên tivi’ (!?)

Từ Afghanistan đến Sài Gòn, bài học cay đắng sau khi Mỹ rút quân

Afghanistan : Taliban kêu gọi dân đô thị ra hàng, để tránh « chiến tranh trong thành phố »

Thụy My RFI

Đăng ngày: 13/07/2021

https://drive.google.com/file/d/1RzwdybCMOwgEVSleZ28OmdWFe8p40OIZ/view?usp=sharing

Gần 20 năm sau các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín 2001, Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Afghanistan, để lại phía sau người dân trước đà tiến của quân Taliban. Trong bài « Các bài học đắng nghét của Afghanistan » đăng trên Les Echos, tác giả Dominique Moïsi không khỏi liên tưởng đến tình cảnh Sài Gòn sau khi Mỹ rút quân và rơi vào tay Bắc Việt.

Taliban như quân Bắc Việt ở cửa ngõ Sài Gòn năm 1975

Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)

Nguyễn Hải Hoành lược dịch từ nguồn tiếng Trung “Cuộc chiến tranh bí mật ở Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp đỡ cuộc chiến tranh 1950-1954 của Việt Nam”. Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc).

14/7/2021

https://drive.google.com/file/d/16sR5tHOV3QJtVW57am7mnZx67E6ByEKA/view?usp=sharing

Chương 2: Đại biểu liên lạc La Quý Ba nhận lệnh sang Việt Nam

Khu vực có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Chính phủ Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Chính hiệp Toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ khu này được một bức tường màu đỏ bao quanh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cùng gia đình họ đều sinh sống và làm việc ở bên trong bức tường ấy. Trung Nam Hải rộng khoảng 100 hecta, một nửa là diện tích mặt nước của hai hồ có tên Trung Hải và Nam Hải. Thời nhà Minh, nhà Thanh gọi Trung Nam Hải là Tây Uyển, một trong những khu vườn cổ đẹp nhất Trung Quốc, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Hy, Hoàng đế Quang Tự, địa điểm biểu tượng của quyền lực.

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 14 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1khm-7g9gKrXlzSeAhPpzBwoG9vglsRdk/view?usp=sharing

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: “The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://drive.google.com/file/d/1AnWmJeiS9YRm13cLdMKA9zu17Exv4ShB/view?usp=sharing

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét