Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 05 tháng 7 năm 2021

 


Để Việt Nam cất cánh chính quyền cần gỡ bỏ bờ đập ngăn dòng tri thức?

Ls. Ngô Ngọc Trai

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1-VEEysLuXcYOcNryOilyhYGMClI9bh0B/view?usp=sharing

Trong khi đó hàng ngày các lãnh đạo nhà nước đều bày tỏ mối bận tâm trăn trở tìm kiếm các gợi ý giải pháp cho các chính sách thúc đẩy cho tăng trưởng phát triển.

Vậy thì ở đây rõ ràng là tồn tại một sự mâu thuẫn giữa mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế của lãnh đạo nhà nước với cơ chế quản lý lạc hậu ngăn cản dòng chảy thông tin tri thức của ngành xuất bản.

Làm sao có thể mong muốn có được đường lối phát triển kinh tế chất lượng khi mà tri thức về nền kinh tế hàng hóa không được lưu thông?

Làm sao có thể mong muốn các lãnh đạo doanh nghiệp có được trình độ năng lực để đưa doanh nghiệp phát triển đi lên khi mà tri thức đến với họ bị ngăn cản?

Ích lợi nào đem đến cho quốc gia dân tộc trong những chính sách kiểm duyệt tri thức như vậy?

Trịnh Hữu Long  - 5 điều nhạy cảm người miền Bắc nên biết về miền Nam

Vì sao người miền Nam rất nhạy cảm với một số diễn ngôn và cách hành xử từ miền Bắc?

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1ffcO6DQHLzEF1Y3j_fF2iinpNROO1-nu/view?usp=sharing

Bi kịch của người miền Nam chưa bao giờ được thừa nhận

Tất cả những bi kịch khổng lồ như vậy của người miền Nam chưa bao giờ được thừa nhận, chứ chưa nói gì đến một lời xin lỗi từ chính quyền. 

Họ không được thừa nhận là đã bị truy bức chính trị. 

Họ không được thừa nhận là đã bị cướp mất kế sinh nhai.

Họ không được thừa nhận là đã bị phân biệt đối xử nặng nề.

Họ không được thừa nhận là đã bị ép vào đường cùng phải liều mạng bỏ Tổ quốc ra đi.

Không những không được thừa nhận, không được xin lỗi, năm nào người miền Nam cũng phải chịu đựng những lời ngợi ca “chiến thắng 30/4”. Nghĩa trang quân nhân Việt Nam Cộng hòa không có mấy ai chăm sóc, bị hoang hóa đi theo thời gian. Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa bị chính quyền bỏ mặc, phải nương tựa vào nhau và vào sự hỗ trợ của cộng đồng. Trong khi đó, những người miền Nam xưa kia bỏ nước ra đi giờ đây đang gửi mỗi năm hàng chục tỷ đô-la tiền mặt về nước (trong tổng số kiều hối năm 2020 là 17,2 tỷ USD). [13]

Người Tân Định - TP Hồ Chí Minh: Dịch bệnh, cứu đói và cứu trợ và tình thương

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1d5ocRB7M5veJOGzQHeBEf54ItX3N4Ij9/view?usp=sharing

Giữa dân Sài Gòn nói riêng, miền Nam từ Huế vào nói chung, và dân miền Bắc đã có nhiều điều ong tiếng  ve qua lại từ năm 1975, nhưng có lẽ dịp sinh viên trường Y Hải Dương vào Nam ‘cứu trợ’ lần này đào sâu thêm sự chia rẽ.

Trang mạng của lực lượng dư luận viên Dak Lak phải thú nhận có sự chia rẽ Bắc Nam, viết: “Bắc chửi Nam, Nam chửi Bắc – chỉ dựa vào một vài dòng viết trên mạng xã hội, một vài tin nhắn không biết từ đâu mà có. Rồi nhiều trang thông tin lớn các vùng miền, nghệ sĩ, cũng lao vào “khẩu chiến” và kích động. Không ai bình tĩnh ngồi lại phản biện, xem xét xem thực hư như thế nào, thông tin có chính xác không, người ta cứ chửi hết lời đã.[5] 

Báo chí – Mạng xã hội & Sự thật

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1I28eJwaWBIkOg3K7hNHwzZXk29Mv6tnE/view?usp=sharing

Công chúng giờ sẽ trả công cho nhà báo để “đi tới đó”, tìm hiểu tác động của cơn lũ. Trong một thói quen thường thấy của MXH, ngôi làng nơi có video lan truyền sẽ nhận được hàng tỷ đồng hàng hóa cứu trợ, đầy gạo và mì ăn liền. Nhà báo sẽ có trách nhiệm nói với công chúng: Đừng tặng mì nữa, vì bà con không có nước sạch và bếp, “thực tế là trên hết”. Họ có trách nhiệm băng qua ngọn núi, và chỉ ra rằng bản bên cạnh cũng bị lũ, chỉ ít hơn một chút, để các nhà hảo tâm biết quan tâm cả đến các vùng chung quanh. Thậm chí, họ có trách nhiệm nói rằng việc bà con mua mì cứu trợ nhiều như thế sẽ làm các vùng lũ nhẹ chung quanh bị thiếu hàng hóa, tăng giá cục bộ. Báo chí sẽ trở thành điểm tựa đáng tin cậy, nếu thực hiện được các cuộc điều tra như vậy.

Nhưng tất nhiên, các nhà báo cũng có thể lựa chọn cách khác: MXH nói gì thì mình sẽ a dua với điều đó. Họ có thể hùa theo, đến cái vùng lũ nơi có đoạn video nổi tiếng kia, chụp hàng đống ảnh, đưa tin một cách nghệ thuật hơn, thậm chí cường điệu nỗi đau của ngôi làng bằng sức mạnh của ngôn từ và ống kính. Bài viết có thể vẫn ăn khách; còn “thực tế là trên hết” kiểu nói ở trên, thì thật sự là quá tốn công…

ĐẬP LUANG PRABANG SẮP ĐẾN CHÂM NGÒI CHO ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG DI SẢN UNESCO

(Impending Luang Prabang dam sparks Unesco heritage impact assessment)

Tyler Roney and Piyaporn Wongruang – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – June 28, 2021

https://drive.google.com/file/d/1NOtskQ5l6c32YbQExFRgjvQShphRSEQf/view?usp=sharing

Trong khi MRC không có quyền để ngăn chận việc xây đập, giới chức Thái Lan đã nhận áp lực từ các nhóm môi trường để không mua điện từ đập Luang Prabang và các dự án được đề nghị trên dòng chánh khác, chẳng hạn như Sanakham, do công ty Datang International Power Generation phát triển, chỉ cách biên giới Thái có 2 km.

“Vì đập Luang Prabang không có chủ hay công ty xây cất của Trung Hoa tham gia vào dự án, trong ý nghĩa nào đó, một liên doanh Thái-Việt đã hợp thức hóa đập Luang Prabang trong khi bất hợp thức các đập trên dòng chánh do Trung Hoa làm chủ,” Eyler nói, thêm rằng thị trường cho các đập do Trung Hoa làm chủ đã trở nên kém phổ thông vì các đập do Thái Lan xây với thị trường điện ở Thái Lan và Việt Nam không thích mua điện từ các dự án do Trung Hoa xây ở Lào.

Biển Đông không còn là vấn đề khu vực mà đã là một vấn đề cấp bách toàn cầu

The Global South China Sea Issue

China’s actions in the South China Sea are no longer just a regional issue.

By SAKAMOTO Shigeki /July 04, 2021

Phụng Minh

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1EghM53WUyG2hjVSfStT5cYzVkXXafu_V/view?usp=sharing

Chắc chắn, nguồn gốc của vấn đề Biển Đông nằm trong các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia ven biển. Tuy nhiên, việc cho phép Trung Quốc phớt lờ phán quyết của trọng tài và đơn phương thay đổi các điều kiện hiện có bằng vũ lực sẽ khiến Biển Đông bị chi phối bởi nguyên tắc vũ lực hơn là pháp quyền.

“Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” là một khuôn khổ chiến lược được đưa ra bởi bộ Tứ gồm: Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ, những quốc gia phản đối các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc Anh, Pháp và Đức tham gia các cuộc tập trận chung dựa trên Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhấn mạnh rằng Biển Đông không còn chỉ là một vấn đề khu vực; nó bây giờ đã là một vấn đề cấp bách mang tính chất toàn cầu. Tất cả các quốc gia quan tâm phải hành động để bảo đảm pháp quyền và duy trì các giá trị phổ quát, bao gồm quyền tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 05 tháng 7 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://drive.google.com/file/d/1ASzQRC5oHd86cN2h7vS-3xR2kXBmhhrY/view?usp=sharing

Nguyễn Thùy Anh - Hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông những tháng đầu của Chính quyền Biden

Những điểm tiếp nối và xu hướng mới trong cách thức triển khai

05/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1KLcRykF9XTIxzYRI_oG5hpwJK6vfWJl1/view?usp=sharing

Tựu chung lại, chương trình FONOP của Mỹ đã có từ hơn 40 năm trước và rất chú trọng khía cạnh pháp lý. Tuy nhiên, FONOP ở Biển Đông bắt đầu được đặc biệt lưu ý từ thời Obama và phần nào đã bị “chính trị hoá”. Tuy FONOP mang đến những hệ quả tích cực như góp thêm hành động phản đối yêu sách biển quá mức của Trung Quốc và góp phần duy trì trật tự dựa trên luật lệ nhưng cũng vấp phải nhiều chỉ trích với các thông điệp chưa rõ ràng.

Đến thời Biden, tuy mới thực hiện được 3 FONOP cho đến nay nhưng có những chỉ dấu cho thấy Chính quyền mới cũng đang đi theo xu hướng minh bạch hoá, làm rõ lý giải pháp lý và giảm nhạy cảm cho FONOP ở Biển Đông. Cách tiếp cận của Mỹ với khu vực nói riêng và vấn đề Biển Đông nói chung còn đang định hình, và nếu chỉ nhìn  “lát cắt” FONOP cũng chưa thể đánh giá toàn bộ bức tranh. Nhưng nếu Mỹ duy trì được xu hướng trên, các hoạt động FONOP của Mỹ sẽ có hiệu quả hơn vì vừa góp phần lên án các yêu sách biển quá mức của Trung Quốc vừa giảm bớt sự chú ý, tránh bị coi là chỉ dấu cho sự gia tăng cạnh tranh Mỹ - Trung.

lltran  - Lễ Độc Lập

Ban Tu Thư / TVVN

04/7/2021

https://drive.google.com/file/d/1Hv4Q2oeepas_N_5zpq45P_91cSfplhee/view?usp=sharing

Lễ Độc Lập hay “Independence” thường là ngày kỷ niệm của một quốc gia dành lại “độc lập”, được tự trị, không còn bị chiếm hữu bởi “ngoại bang” hay người “ngoài”; một ngày “quốc lễ”.

“Người ngoài” là chữ được sử dụng rất dễ dãi vì ta khó lòng định nghĩa [hay chấp nhận] như thế nào là “dân bản địa” và như thế nào là “người ngoài” vì các định nghĩa này không hẳn chỉ dựa trên ngôn ngữ, màu da, văn hóa hoặc các tiêu chuẩn gom chung về một dân tộc. Điển hình là quốc gia Tân Gia Ba, cư dân hầu hết gốc Hoa, chia chung nền văn hóa và vài loại ngôn ngữ với dân Hoa Lục; khi dành được quyền tự trị từ người Anh thì quốc gia Tân Gia Ba ra đời. Nhóm người [gốc] Hoa ấy dù nhìn nhận họ là người Tàu nhưng chẳng dính dáng chi đến đất nước Hoa Lục. Với công dân Tân Gia Ba, người Hoa Lục là “người ngoài”, và chính phủ Hoa Lục là “ngoại bang”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét