Nguyễn Huyền - Việt Nam sẽ noi gương Trung Quốc để có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
02/7/2021
https://drive.google.com/file/d/10yBceLghafoOmcux78tECvXOkO1Dfd0m/view?usp=sharing
Tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh diễn ra sáng 1-7-2021, trong bài phát biểu từ quảng trường được phát trên truyền hình, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc đã đạt được mục tiêu trăm năm là xây dựng “một xã hội thịnh vượng ôn hoà”.
Ông Tập Cận Bình cho rằng chủ đề bao trùm hoạt động của đảng trong hơn 100 năm qua là trẻ hóa đất nước. Chủ tịch Tập Cận Bình cho hay người dân Trung Quốc đã tạo ra một thế giới mới và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể phát triển được Trung Quốc.
Vậy thì giờ đây với hình mẫu thành công chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ cần sang Bắc Kinh để học tập Chủ tịch Tập Cận Bình là mọi việc sẽ nhanh chóng đi vào hồi kết, thay cho trăn trở tìm kiếm của “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”.
Việt Nam - Chế độ "toàn trị tài đức " cản trở việc ngăn chặn suy thoái của quan chức
Bài phân tích của TS. Phạm Quý Thọ
01/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1SvlKi0Uk_RtumvWXFMv_4cM18HR1Raap/view?usp=sharing
Cuối cùng, chiếc bẫy “chế độ tài đức” cũng đang được giăng “chắc chắn” ở “Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, đó là tình trạng bất bình đẳng liên quan đến bằng cấp. Tầng lớp xã hội này xuất thân từ “chế độ tài đức” trở thành nhóm xã hội bá chiếm cả kiến thức, quyền lực và tiền bạc, đang truyền lại những đặc quyền của nó cho các thế hệ con cháu, giống như tầng lớp quý tộc xưa.
Bẫy “chế độ toàn trị tài đức” nằm trong cái bẫy lớn hơn đó là ý thức hệ. Tia lửa nhỏ “khai dân trí” Phan Châu Trinh vừa loé lên đã bị dập tắt. Biết đến khi nào với có kỷ nguyên khai sáng ở Việt Nam! Liệu có hy vọng phát triển đột phá ở đất nước này?
Trần Đình Hoành - Bình đẳng trong tư duy
01/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1OkcUbWiNbPNJkVptHaeUZ_MEIO2BRUET/view?usp=sharing
Tiếng Anh thì có doctor, lawyer, driver, engineer… thường chỉ là “er” thêm vào công việc để chỉ người làm việc. Phe ta thì có bác sĩ, học sĩ, viện sĩ (người hàng cao nhất), luật sư, kỹ sư… (sư là “thầy”), nhà điêu khắc, nhà tài trợ, nhà khoa học (nhà là to đùng như cái nhà đó các bạn), chuyên viên điện tử, chuyên viên cơ khí (chuyên viên là thấp rồi đó, nhỏ như viên đá thôi; phải là chuyên gia – nhà chuyên – thì mới lớn), tài xế, phụ lái, bán hàng, nấu ăn (trắng trơn, chẳng được chữ nào), thợ nề, thợ hồ, thợ cắt tóc (là thấp rồi đó, như trong câu “nửa thầy nửa thợ”), phu khuân vác, phu đào cống, phu hầm mỏ, phu quét đường, phu làm đường (rất thấp rồi, phu thì có tên mới là cu li – coolie – từ khi người Tây phương đến).
Nguyên Minh - Bạn có nên tự hào vì được tiêm vaccine COVID-19 trước?
“Tấm khiên” vaccine và điều đúng nên làm.
02/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1pLvdWxTT5iUy0QNzWar7S09MZqVgRMFn/view?usp=sharing
Có nên tự hào vì công ty góp quỹ vaccine nhiều nên được tiêm sớm?
Không. Bạn nên dẹp bớt suy nghĩ tự hào vì cho rằng công ty đã đóng góp cho quỹ vaccine nên xứng đáng được ưu tiên tiêm sớm. Tiêm chủng COVID-19 là quyền lợi của mọi người dân, do ngân sách nhà nước chi trả. Quỹ vaccine là giải pháp khi ngân sách không đủ nên cần huy động nhiều nguồn lực toàn xã hội với mục đích cuối cùng vẫn là vaccine miễn phí cho tất cả mọi người, không phân biệt giàu nghèo hay địa vị.
Cách hiểu ai góp nhiều tiền vào quỹ thì được ưu tiên là sai lầm. Nó có thể tạo ra bất bình đẳng, đẩy những người nghèo về cuối danh sách được tiêm chủng.
Việt Nam - 5.600 tỷ đồng ‘tạm thời nhàn rỗi’ của Quỹ Vaccine được gửi ngân hàng lấy lãi
02/07/2021
VOA Tiếng Việt
https://drive.google.com/file/d/1G7_ZtAOAaX3gu8sbWw0-YgXAmGLqHQd5/view?usp=sharing
Một tỷ lệ lớn số tiền thuộc Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19 của Việt Nam được gửi vào ngân hàng lấy lãi “trong thời gian chờ các hoạt động đàm phán mua, nhập khẩu vaccine”, trang Thông tin Chính phủ loan báo hôm 2/7.
Trang Facebook chính thức của chính phủ Việt Nam nói số tiền lên đến 5.600 tỷ đồng “tạm thời nhàn rỗi” của quỹ được gửi ở 4 ngân hàng lớn là Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV. Các ngân hàng này được lựa chọn thông qua đấu thầu.
Số tiền nêu trên được chia đều cho 4 ngân hàng nên mỗi ngân hàng quản lý số tiền gửi là 1.400 tỷ.
Thông tin Chính phủ dẫn lời ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Ban Quản lý Quỹ Vaccine, người cũng là Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước, cung cấp thông tin chi tiết rằng 1.600 tỷ đồng được gửi theo kỳ hạn 1 tháng, 4.000 tỷ đồng được gửi 3 tháng, “với lãi suất 3%/1 tháng và 3,3% cho kỳ hạn 3 tháng”.
Phú Quốc có cạnh tranh được với Phuket và đẩy mạnh du lịch Việt Nam?
Tina Hà Giang
BBC News Tiếng Việt
01/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1eihBH0KiBDp-sh9kO10oSUeNzev8vcAH/view?usp=sharing
Hàng ngàn khách du lịch từ khắp thế giới được dự trù sẽ đặt chân đến Phuket International Airport bắt đầu từ 1/7, ngày Phuket Sandbox (Hộp cát Phuket) chính thức khai trương.
Phuket, nơi được mệnh danh là 'thành phố ma' trong thời đại dịch, bỗng dụi mắt thức dậy, rộn ràng đón khách phương xa, nguốn sống của hòn đảo với những bãi biển trước kia lúc nào cũng chật ních người.
Hơn 5,500 trong số du khách mê Thái Lan hiện đang xúm xít trong trang FB Phuket Sandbox, cập nhật tin tức và chia sẻ những thủ tục cuối cùng phải hoàn tất trước khi đáp chuyến bay đưa họ 'trở về Phuket thân yêu', như lời của một người Mỹ viết rằng ông 'đến đây nghỉ hè hàng năm'.
Nguyễn Hải Hoành - Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta
1/7/2021
https://drive.google.com/file/d/1pr0xzdvUDAlxHC9NM8M5Wb3ehzMAs6rI/view?usp=sharing
Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi.
Trước hết, Phạm Quỳnh nhận thức đúng vai trò vô cùng quan trọng của ngôn ngữ đối với dân tộc. Ông là tác giả câu nói bất hủ “Tiếng ta còn (thì) nước ta còn”, cho rằng tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc, tổ quốc. Nhận định đó dựa trên một sự thực lịch sử ông phát hiện: nhờ giữ được nguyên vẹn tiếng mẹ đẻ trong suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc mà dân tộc ta không bị Hán hoá về ngôn ngữ như các bộ tộc Bách Việt ở miền Hoa Nam, và do đó không trở thành một dân tộc ít người của Trung Quốc. Ông viết: Người Tàu cai trị ta hơn ngàn năm; văn hoá Tàu, ta đổi theo; phong tục Tàu, ta bắt chước; duy tiếng ta, ta nói; ta không nói tiếng Tàu.
Tin tức thế giới ngày Thứ sáu 02 tháng 7 năm 2021
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/1vVoT-05q5oq6fuDgvu2U6xfMQZdbjUxR/view?usp=sharing
Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình
Nguồn: “China’s methods of surveillance: They’re always looking at you”, The Economist, 23/06/2021.
Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải
https://drive.google.com/file/d/1M-9WCJyxeCi6sstAqsH0BlKJA7pCJ9Eb/view?usp=sharing
So với những người tiền nhiệm thời hậu Mao, Tập Cận Bình rất chú trọng vào việc duy trì hoạt động của các cơ sở Đảng bên trong nội bộ doanh nghiệp tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Những nhân viên, người lao động là Đảng viên sẽ nhóm họp thành các tiểu tổ hoặc chi bộ, một nhiệm vụ của những chi bộ này là theo dõi hành vi của công nhân và báo cáo các nguy cơ tiềm ẩn. Bí thư của chi bộ cũng thường sẽ tham gia những cuộc họp của tổ chức Đảng tại khu phố để thảo luận về các mối đe dọa đối với sự ổn định xã hội. Dưới thời ông Tập, sự kiểm soát chặt của Đảng đối với các doanh nghiệp đã quay trở lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét