Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thêu dệt lịch sử về Thế chiến thứ II như thế nào?



Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thêu dệt lịch sử về Thế chiến thứ II như thế nào?
Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: DK Lam
4 Tháng Chín , 2015


Tụ tập trước một bảo tàng ở ngoại ô Bắc Kinh, các chiến sĩ và học sinh tưởng niệm trong im lặng lần thứ 78 sự kiện Thế chiến II bắt đầu tại Trung Quốc, một cuộc chiến ước tính đã cướp đi mạng sống của 20 triệu người.
Nhưng có một ký ức ít người biết đến về cuộc đấu tranh sinh tồn đầy tàn khốc này, một sự thực trong đó Quốc Dân Đảng mới chính là lực lượng dẫn dắt thành công đất nước Trung Hoa vượt qua cuộc kháng chiến 8 năm chống sự xâm lược của phát xít Nhật Bản – trước khi họ bị lật đổ năm 1949 sau cuộc nội chiến Quốc-Cộng kéo dài 4 năm.
Một lịch sử bị thổi phồng, được thêu dệt và lặp đi lặp lại trong thời gian dài bởi chính sách tuyên truyền của nhà nước và nhận được sự cổ vũ từ hệ thống giáo dục quốc gia, đã trở thành một chủ đề quan trọng của truyền thông Đại lục. Nó ăn sâu vào trong tâm lý đám đông và cả vào bản sắc dân tộc trong người dân Trung Quốc ngày nay cho dù cuộc chiến đã kết thúc 70 năm trước. Điều đó thấy được qua những cuộc bạo loạn có tính phá hoại chống lại người Nhật thường xuyên xảy ra gần đây.

Thế chiến II Mỹ tiết lộ sự thật về việc đầu hàng của Nhật Bản trước Trung Quốc

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Galaxy & DK Lam
27 Tháng Năm , 2015

 
Đại diện cho lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ giám sát sĩ quan Nhật Bản ký kết thỏa thuận đầu hàng cuối Thế chiến II, tháng 10 năm 1945 tại Thiên Tân Trung Quốc. (Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ – U.S. Marine Corps)
Ngày 8 và 9 tháng 5 năm nay đánh dấu 70 năm chiến thắng của phe Đồng Minh trong Thế chiến II trước Đức Quốc xã vào năm 1945. Khi quân đội của Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh, và nhiều quốc gia khác đang giải phóng châu Âu khỏi nanh vuốt của Đế chế thứ Ba (ám chỉ Đức Quốc xã), thì ở phía bên kia thế giới, Trung Quốc suốt 8 năm ròng vẫn không nhân nhượng trước quân xâm lược đế quốc Nhật.
Nhưng khi người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự các buổi lễ kỷ niệm ngày 9 tháng 5 tại Moscow, thì đó nên là lễ kỷ niệm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc chiếm đoạt thành quả từ một chế độ khác – một chế độ được lãnh đạo bởi Trung Quốc Quốc dân Đảng trong trận chiến sống còn với quân binh từ đất nước mặt trời mọc, vì một Trung Quốc độc lập, không thỏa hiệp.
Quốc Dân Đảng, từng lập nên nhà nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa và giữ vai trò chỉ huy trong cuộc chiến đánh bại quân Nhật Bản. Và Hoa Kỳ đã được chính mắt chứng kiến thỏa thuận đầu hàng của Nhật Bản trước Quốc dân đảng tại Trung Quốc.
Thông tin này chỉ được cho biết vài tháng trước đây, khi những thành viên cuối cùng của Trung đoàn Thủy quân số 4 China Marines của Hoa Kỳ tổ chức cuộc họp cuối ở Charleston, South Carolina vào tháng 9 năm 2014. Những binh lính Hoa Kỳ trong China Marines đã đóng quân ở Trung Quốc trước và sau khi Thế chiến II kết thúc, do đó họ đã chứng kiến việc Nhật Bản đầu hàng Trung Quốc.

Trần Gia Phụng - Nhật Bản & chiến tranh Việt Nam 


Trong điện thư gởi đến bằng hữu và báo chí đề ngày Chủ nhật 2-12-2001, nhà văn Phan Nhật Nam thông báo cho biết Tokyo University of Foreign Studies (Ðại Học Ðông Kinh Nghiên Cứu Ngoại Vụ) sẽ tổ chức một cuộc hội luận vào ngày 14-1-2002 về đề tài “The Memory of the War: The Vietnam War, which is not a Hollywood Movie” (Hồi ức chiến tranh: Chiến tranh Việt Nam, không phải là một phim Holywood). Chương trình được dự tính như sau:
1. Ký ức của binh sĩ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
2. Quân Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam
3. Ký ức chiến tranh ở Nhật Bản và Phong trào chống chiến tranh
4. Chiến tranh Việt Nam đối với Mao Trạch Ðông
5. Ký ức của binh sĩ nước Việt Nam Cộng Hòa.
Cũng theo tin trên, ban tổ chức đã mời nhà văn Phan Nhật Nam thuyết trình trong phần “Ký ức của binh sĩ nước Việt Nam Cộng Hòa”, còn phần “Ký ức của binh sĩ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”, ban tổ chức đã mời nhà văn cộng sản Bảo Ninh, tác giả Nỗi buồn chiến tranh phát hành trong nước sau năm 1991.(1)
Không hiểu vì lý do gì mà Viện Ðại Học Ðông Kinh Nghiên Cứu Ngoại Vụ lại đứng ra tổ chức cuộc hội luận trên đây trong thời gian nầy? (2) Nhân đây, chúng ta thử sơ lược lại quan hệ của Nhật Bản với Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay.

Nạn đói năm Ất Dậu, 1944-1945


Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.[1]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét