Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Tưởng Năng Tiến – Biển Hồ Cạn Nước



Tưởng Năng Tiến – Biển Hồ Cạn Nước


Khi đơn phương chuyên quyết tiến hành xây chuỗi 8 con đập khổng lồ Vân Nam là Trung Quốc đã phát động một cuộc chiến tranh môi sinh không tuyên chiến với 5 nước hạ nguồn sông Mekong.


Vào ngày 31 tháng 7 năm 2015, từ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), ông Đinh Hưng đã gửi đến BBC một lời báo động ... muộn màng:
“Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.

Sức cám dỗ của tư tưởng độc tài
Sep 3, 2015
Phạm Nguyên Trường dịch
Nina L. Khrushcheva, Project-Syndicate



Cách đây 24 năm, những người Xô Viết cứng rắn, những người muốn chặn đứng công cuộc chuyển hóa dân chủ vừa mới hình thành ở đất nước này, đã bắt giam Mikhail Gorbachev và tuyên bố thiết quân luật. Đáp lại, hàng triệu người đã đổ ra đường phố Moskva và các thành phố khác trên khắp Liên Xô. Những lực lượng quan trọng nhất trong quân đội không chấp nhận cuộc đảo chính và chẳng bao lâu sau thì cuộc đảo chính này thất bại, kéo theo sự sụp đổ của Liên Xô.

Phía Bên Kia Cuộc Cách Mạng 1945: Đế Quốc Việt Nam (3-8/1945)
[The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945)


(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử. Tác giả muốn bày tỏ sự tri ơn với Giảng sư Daniel F. Doeppers, Hội đồng học bổng Fulbright Bộ Ngoại Giao Mỹ, các nhân viên liên hệ tại Việt Nam, cùng sự trợ giúp của cơ quan đối tác Đại Học Khoa Học Nhân Văn thành phố HCM, và nhiều học giả, sử gia, nhân viên ba trung tâm lưu trữ quốc gia tại Hà Nội và Sài Gòn, cùng các thân hữu trong chuyến du khảo năm 2004-2005.

Về chính phủ của Bảo Đại và Trần trọng Kim
Tháng Năm 29, 2014
Phạm Cao Dương


Cũng cần phải để ý là trong thời gian được gọi là cách mạng này, người cộng sản đã triệt để sử dụng đường lối tuyên truyền kèm theo với bạo lực để đạt mục tiêu. Từ ngữ võ trang tuyên truyền đã nói lên sự hiện diện của bạo lực này. Sau đó khi chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh được thành lập, người ta thấy có Bộ Tuyên truyền với Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng mà Trần Huy Liệu thì là người đã ngụy tạo ra anh hùng Lê Văn Tám theo như tiết lộ của một giáo sư sử học nổi tiếng và uy tín nhất trong giới sử học ở trong nước hiện tại. Cũng chính Trần Huy Liệu sau này đã trở thành Viện trưởng Viện Sử học Hà Nội và là giáo sư sử học.

Một cơn gió bụi
 
là cuốn Hồi ký do Trần Trọng Kim (1883–1953) xuất bản năm 1949, mang nội dung tóm lược quãng đời làm chính trị của ông (từ năm 1942 đến năm 1948). Trong cuốn hồi ký, ông có đề cập và nói lên suy nghĩ của mình về các sự kiện lớn xảy ra trong nước thời bấy giờ như sự thành lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam do ông làm thủ tướng, sau đó là Cách mạng tháng Tám, sự cầm quyền của Việt Minh, cùng cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất do Việt Minh phát động. Tác giả Trần Trọng Kim là một học giả, thủ tướng đầu tiên của Việt Nam năm 1945.


Điểm Nhấn trong ngày

Cặp ấn kiếm của vua Bảo Đại giờ ở đâu?
"Nhận thức lại" hay xuyên tạc và phủ nhận lịch sử ?
Niềm vui của Khối trưởng Khối nữ chiến sĩ quân y
Trường học hơn 6 tỉ đồng làm xong bỏ hoang 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét