Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN VÕ PHIẾN (1925-2015)



Tùy Bút Võ Phiến –  Rụp Rụp


… Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.
Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này  được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng  xuất bản lần vào năm 1973.
Tưởng Năng Tiến

Trần Minh Hiền: TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN VÕ PHIẾN (1925-2015)


Võ Phiến là một trong những nhà văn Việt nam mà tôi yêu thích và đọc nhiều, học hỏi và ngưỡng mộ cùng với : Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyên Sa, Võ Hồng, Mai Thảo … Tôi thích nhất là đọc tuỳ bút của ông, vừa gần gũi vừa rất sâu sắc. Ngòi bút của ông đa dạng, bút pháp của ông vững chắc và điêu luyện và đặc biệt tư tưởng của ông rất thâm trầm và sâu xa. 90 năm sống ở cuộc đời ông đã để lại một di sản văn chương đồ sộ và có giá trị lâu dài cho hậu thế . Nhà Văn Võ Phiến tên khai sanh là Đoàn Thế Nhơn, bút danh khác là Tràng Thiên, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1925 ở Phù Mỹ, Bình Định, vừa tạ thế lúc 7 giờ tối ngày thứ hai 28/9/2015 tại Advanced Rehab Center, Tustin, Santa Ana, California hưởng thọ 90 tuổi .

Bốn mươi năm Võ Phiến – Nhà văn lưu đày 


Xin trân trọng giới cùng các bạn một bài viết về Nhà văn Võ Phiến của anh Ngô Thế Vinh. Trong các nhà văn Việt Nam (chứ không phải chỉ riêng miền Nam) tôi khâm phục Võ Phiến nhất. Ông là người viết hay và viết nhiều. Văn chương của ông giống như văn nói, bình dị, không bóng bẩy, đọc lên cứ như là có người "nẫu" thủ thỉ với mình. Nhưng đọc Võ Phiến thì phải đọc lần thứ hai mới thấm, mới thấy những câu chữ bình dị đó hàm chứa cái tinh tế, uyên bác, và sâu sắc đằng sau. Ông viết rất nhiều, viết từ trong nước ra hải ngoại. Tôi may mắn có được bộ Văn Học Miền Nam (7 cuốn) do ông soạn. Chỉ bộ sách này cũng đủ để tên ông lưu danh hậu thế.
                                                                                      

Sau 1975, các tác phẩm của ông bị cấm phát hành, vì cũng như bao nhiêu nhà văn khác, ông bị cho cái nón "chống cộng". Mãi đến gần đây, người ta mới in lại sách của ông ở trong nước, nhưng cũng phải dấu tên ông. Đó là cuốn tuỳ bút Quê Hương Tôi, nhưng tên tác giả là Tràng Thiên. Chỉ có ai từng đọc Võ Phiến trước 1975 mới biết bút hiệu này của ông. Mới năm ngoái, sau khi sách của ông được tái bản ở trong nước, một người con của ông dám viết một bài đấu tố cha mình ngay trên báo chí trong nước. Bài đấu tố rất ư là thấp và hèn hạ. Thật hiếm thấy một "nghịch tử" nào như ông con này. Thế là ở hải ngoại dấy lên hàng loạt tác giả lên tiếng dạy cho ông nghịch tử này một bài học. Còn Nhà văn Võ Phiến thì chắc chẳng biết gì, vì ông đang bị bệnh (năm nay ông đã 90 tuổi rồi).

Anh Vinh là bác sĩ, giáo sư, nhưng trên hết là một nhà văn mà tôi có dịp giới thiệu nhiều năm trước đây. Anh là một trong những tác giả rất "đặc thù" trong văn học Việt Nam. Anh từng làm một chuyến du hành cá nhân để viết cuốn sử thuyết "Mekong – dòng sông nghẽn mạch" để lên tiếng về tác động đến Việt Nam của các con đập do Tàu xây trên thượng nguồn sông Cửu Long. Nếu trí thức là người có thể tiên đoán thời cuộc trước khi xảy ra, anh Ngô Thế Vinh là một trí thức đích thực. 

'VN rồi sẽ đánh giá lại Võ Phiến'



Các bình luận trong và ngoài nước đánh giá cao sự nghiệp cầm bút của nhà văn Võ Phiến, người qua đời tại Mỹ, mặc dù tác phẩm của ông vẫn không được xuất bản tại Việt Nam.
Sau 90 năm tại thế với hơn 40 đầu sách, nhà văn Võ Phiến đã từ giã cuộc đời tại bang California, Hoa Kỳ.
Được thừa nhận là một trong những nhà văn hàng đầu tại miền Nam trước 1975, Võ Phiến, khác với nhiều người khác, vẫn tiếp tục viết nhiều cả khi sang sống tại Mỹ sau biến cố 30/4/1975.

Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdVdZWXdMOGw2RDNVcXZtVGxWQkhNOFdjdE9J/view?usp=sharing

Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn).  Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
Đọc xong bài viết, có thể nói hình ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời “Cải cách Ruộng đất” tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc bình luận: “Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn”.

Bài viết này có phải của ông Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến, hay của ai đó đặt những con chữ vào miệng ông? Có lẽ chỉ có ông Đoàn Thế Phúc và nhà văn Võ Phiến có câu trả lời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét