Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Tưởng Năng Tiến – Bánh Vẽ & Áo Giấy



Tưởng Năng Tiến – Bánh Vẽ & Áo Giấy


Cái chính tức là nhà trường hiện nay truyền sang học trò tinh thần thi nhau cạnh tranh để giành mọi loại danh hiệu.

Bốn mươi năm trước, khi luận về chuyện “Chúng Ta Qua Tiếng Nói,” nhà văn Võ Phiến đã có lời bàn:
“Chúng ta chỉ lấy làm quan trọng những ghi nhận của giác quan bằng những hình dạng màu sắc v.v. Mũi thì gọi là cái mũi, nhưng mắt lại là con mắt; trâu thì lúc nào cũng là con trâu, nhưng kiến thì có thể là cái kiến. Một bên linh động, một bên không linh động; một bên là giọng bình thường, một bên bị khinh thị: những ghi nhận như thế chúng ta không bỏ qua...

Chúng ta nói tiếng nói của giác quan, mà cũng là tiếng nói của tình cảm nữa.

"...Trên mục ý kiến của trang mạng damau.org, nhà văn Nam Dao, đã cho biết tin :
về việc thừa kế gia tài văn chương của Võ Phiến. Việc này đã được chị Võ Phiến giải quyết cách đây một tuần, là đến văn phòng luật sư yêu cầu hủy hồ sơ trao quyền quản lý văn sản của anh Võ Phiến cho Thu Tứ đã làm trước đây. Người con lớn của anh chị Võ Phiến (một bác sĩ tại Mỹ) được trao vai trò này, thay Thu Tứ.
Như vậy từ nay Thu Tứ không còn quyền hành gì về tác phẩm của Võ Phiến nữa.”
​Please read more :


TẬP CẬN BÌNH: TÔI NÓI MẤY ANH HÀ NỘI CÓ NGHE RÕ KHÔNG ?


Ngày mồng Hai tháng Chín năm 1945, tại cuộc mít tinh Tuyên bố Độc lập ở Qủang trường Ba Đình, ông Hồ Chí Minh đã để lại câu nói lịch sử : “Tôi nói, đồng bào có nghe rõ không?”
Bây giờ, 70 năm sau, ngày 25/09/2015 người ta cũng mường tượng nghe thấy Lãnh tụ Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói từ Dinh Tổng thống Mỹ:”Tôi nói, mấy anh Hà Nội có nghe rõ không ?”

Vậy họ Tập đã nói gì mà nghe quen quen ?

Hàng Việt Nam – Chế Tạo Tại Nước Ngoài


Với viễn ảnh gia nhập Hiệp ước Xuyên Thái Bình Dương TPP trong vài năm tới, Việt Nam hy vọng buôn bán tự do với một khu vực rộng lớn của 12 quốc gia có sản lượng bằng 40% của toàn cầu. Khi ấy, quy chế về thương hiệu được đặt ra. Đó là điều kiện ưu đãi chỉ áp dụng cho các hàng hóa hay dịch vụ chế tạo tại một quốc gia thành viên của khu vực TPP. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vấn đề xuất xứ chế tạo qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
                                                
Người Việt cố giàu lên, để làm gì? (Kỳ 2)


Trên con đường dài dẫn ra biển Hungtington Beach, Quận Cam, có những khu nhà rất đẹp mà chủ hầu hết là người Việt. Họ là những người rất trẻ, hoặc đó là những gia đình bình thường nhưng sống khép kín. Bạn tôi, một người đã sống ở nơi này, gần bằng thời gian của thế hệ người Việt đầu tiên đặt chân đến Mỹ sau tháng 4/1975, nói rằng đó là những khu định cư mới của “Việt cộng”.
Những ngôi nhà đó được mua rất nhanh trong khoảng vài năm gần đây – mỗi căn từ 450.000 cho đến hơn 1 triệu USD, cho thấy có một nguồn ngoại tệ khổng lồ được chuyển ra khỏi nước Việt Nam, để xây  dựng một ước mơ thầm kín và khác biệt bên ngoài tổ quốc của mình.

Hoa Kỳ hay Trung Quốc sẽ trở thành siêu cường kinh tế trong tương lai?

Peter Vanham, World Economic Forum

https://agenda.weforum.org/2015/09/will-the-us-or-china-be-tomorrows-economic-superpower/


Phải chăng Trung Quốc đang trên đà trở thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới, như tờ The Huffington Post và The Guardian đã nhận định? Hay nước Mỹ sẽ tiếp tục nắm giữ danh hiệu này, như tờ Time And Fortune đã bình luận?

Tín hiệu gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông

Barry Desker, Brookings


Ngày 8 tháng 7 năm 2015, Tòa án Trọng tài quốc tế ở thành phố The Hague[1] đã bắt đầu thảo luận về việc liệu họ có đủ thẩm quyền hay không để giải quyết tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc trong vấn đề khai thác tài nguyên biển ở Biển Đông, điểm nóng của những xung đột về chủ quyền lãnh thổ. Phía Philippines khẳng định rằng Tòa án Quốc tế này là địa điểm thích hợp nhất cho các thủ tục tố tụng. Còn phía Trung Quốc không công nhận thẩm quyền của Tòa án và tuyên bố rằng những tranh chấp chỉ xoay quanh chuyện chủ quyền, không phải vấn đề khai thác tài nguyên.
Việc Trung Quốc không thừa nhận giới trọng tài quốc tế như bên thứ ba hợp cách đã tạo ra tác động tiêu cực đến tiến trình đàm phán nhằm sớm ký kết bộ Quy tắc Ứng xử (Code of Conduct - COC) ở Biển Đông. Mặc dù việc thương thuyết đã được khởi sự vì sự nhu cầu bức thiết để kết thúc nhanh các cuộc đàm phán và sáng kiến “chương trình thu hoạch sớm”[2] đã được thảo luận, quá trình này vẫn diễn ra rất chậm. Kiểu đàm phán như vậy đã nhắc giới quan sát viên rằng các bên tham gia đàm phán đã phải mất 10 năm (2002–2012) để kết thúc thỏa thuận Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử (DOC) và khởi đầu của cuộc đàm phán về COC giữa ASEAN và Trung Quốc. Điều khiến dư luận lo ngại nhất là COC sẽ mất hơn một thập kỷ đàm phán nữa trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng.


Nổ bom liên tiếp tại 17 địa điểm ở miền Nam Trung Quốc


Ít nhất 7 người đã thiệt mạng tại thành phố Liễu Châu vào đêm trước kỳ nghỉ Quốc khánh của nước này.

Hàng loạt các vụ nổ đã xảy ra tại một thành phố thuộc một tỉnh miền nam Trung Quốc vào buổi chiều muộn ngày 30 tháng 9, giết chết ít nhất 7 người và làm 51 người khác bị thương, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.
Theo tin từ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, các vụ nổ đã xảy ra ở ít nhất 17 địa điểm tại thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây, trong đó có một văn phòng chính phủ, một trung tâm mua sắm, một nhà tù, và một bệnh viện. Ngoài ra, có ít nhất một vụ nổ xảy ra tại một cây cầu. Tất cả các vụ nổ đều phát sinh tại thành phố Liễu Châu, nơi sinh sống của 3.7 triệu cư dân khu vực thành thị và ngoại ô, trong đó bao gồm nhiều thị trấn và các huyện; hầu hết các vụ nổ diễn ra ở huyện Liễu Thành, vốn là một phần của khu vực đô thị Liễu Châu rộng lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét