Tham Vọng
Năm Năm
Phát Thứ Ba,
Ngày 151027
Trung Quốc: Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đầy tham vọng
Trung Quốc: Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đầy tham vọng
Kế hoạch kinh tế 5 năm sắp tới của
Trung Quốc, dấu ấn của thời đại Tập Cận Bình có gì mới? Tiếp tục chuyển hướng,
lấy tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng. Nâng cao trình độ sản xuất và mở
rộng vai trò của đồng nhân dân tệ ngang tầm với đô la Mỹ hay euro của Châu Âu.
Đó là một vài mục tiêu chính sẽ được đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm
(2016-2020) đang được soạn thảo tại Bắc Kinh.
Bài đặc biệt: Lựa chọn của Tập Cận Bình và Tương lai
của dân tộc Trung Hoa
Tác giả: Ban
biên tập Epoch Times | Dịch giả: Lâm Toàn
29 Tháng Mười , 2015
Các sự kiện
rối loạn trong ba năm nắm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay
đang đi tới giai đoạn quyết định. Quyền lựa chọn ở trong tay ông Tập. Ông có
thể bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình, chiếm được sự tôn vinh mãi
mãi, và mang lại sự thịnh vượng, tự do và lòng tự tôn cho nhân dân Trung Quốc;
hoặc, ông cũng có thể đặt chính bản thân và gia mình mình vào vòng nguy hiểm,
bị nhục mạ, và chứng kiến người dân Trung Quốc tiếp tục chịu đựng đau khổ, bị
nô dịch và nhục nhã dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Vở kịch lớn
của lịch sử đang được diễn trên sân khấu đất nước Trung Quốc, và loài người có
thể thấy một cách rõ ràng tầm vóc trọng đại của việc những nguyên tắc
đạo đức định hướng cho con người. Mặc dù ông Tập có cơ hội vào vai anh hùng,
nhưng bất kể ông chọn vai diễn nào, thì lịch sử vẫn sẽ tiến về phía trước theo
dòng thời gian. Ông Tập phải quyết định sẽ tiến bước cùng với lịch sử hay chống
lại số mệnh của Trung Quốc một cách vô vọng.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc chưa bao giờ đi
theo đường lối cộng sản? Nhà văn Hồng Kông đã hình dung ra một lịch sử hoàn
toàn khác biệt
Tác giả: Leo
Timm, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
24 Tháng
Mười , 2015
Nhà văn nổi
tiếng Trần Quan Trung sinh ra và lớn lên tại Hồng Kông, thường trú tại Bắc
Kinh. Ông gần đây đã xuất bản cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình; trong đó, ông
đã phác thảo một kịch bản khác về lịch sử bằng việc đưa ra khám phá
một giai đoạn lịch sử của Trung Quốc khi mà Đảng Cộng sản chưa bao giờ lên nắm
quyền.
Với tựa đề
“Năm thứ hai của Kiến Phong: Một Uchronia của Trung Quốc mới” (The Second
Year of Jianfeng: A Uchronia of the New China), cuốn tiểu thuyết này đã được
xuất bản vài tuần trước tại một nhà sách ở Hồng Kông vào ngày 25 tháng 9. Tác
phẩm trước đó của ông là cuốn tiểu thuyết mang đậm tính chất dystopian (một
xã hội điêu tàn do hậu quả của ách thống trị độc tài áp bức) mang tên
“Những năm tháng đen tối” vẫn đang không được xuất bản tại Trung Quốc đại lục
Nếu Mao
tiếp tục cầm quyền, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục nghèo đói
|
Trường Sơn chuyển
ngữ,
Paul Hubbard, EAF
Paul Hubbard, EAF
Economics,
Politics and Public Policy in East Asia and the Pacific
If Mao still ran China, China would still be poor
Những dự đoán mới nhất về khả năng tăng
trưởng của Trung Quốc đến năm 2050[1] quả là một trường hợp
diễn giải rất đắt cho dụng ý sâu cay của Karl Marx, khi ông nói rằng lịch sử
lặp lại trước hết là những bi kịch, sau là đến hài kịch. Một trong những đồng
tác giả của những dự đoán này, giáo sư kinh tế của Đại học Yale, khẳng định với
tờ Financial Times rằng “những nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được kết
quả ngược lại với một quan niệm sai lầm thường phổ biến, thực ra, năng suất sản
xuất đã tăng trưởng khá tốt dưới chế độ Mao Trạch Đông, đặc biệt là trong lĩnh
vực phi nông nghiệp”[2]. Nhưng bài viết này
không có ý tranh luận về khả năng tái lập một hoàn cảnh như thời đại Mao, bởi
đó vẫn sẽ là một bi kịch đối với nền kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, việc áp dụng
cách tính năng suất trong thời gian Mao cầm quyền để dự đoán GDP của Trung Quốc
trong vòng 70 năm sau đó càng cho thấy những kết quả bi hài.
Mao Trạch
Đông ngàn năm công tội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét