Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Tưởng Năng Tiến – Nhà Thơ & Nhà Thổ



Tưởng Năng Tiến – Nhà Thơ & Nhà Thổ

 

Bây giờ tôi chỉ còn chường cái mặt tôi ra trong thơ.




Thỉnh thoảng, tôi cũng có (lén) làm một bài thơ ngăn ngắn. Những câu thơ được ghi chép nắn nót trên những trang giấy trắng tinh, rồi trân trọng gửi đến những toà soạn báo (ở khắp mọi nơi) với địa chỉ tác giả, ghi rõ ràng ở mép trái của phong bì.

Tất cả sáng tác của tôi, than ôi, đều “một đi không trở lại.” Chưa bao giờ tôi nhận được hồi âm, dù muộn.

Cứ thế, từ thập niên này sang thập niên khác, tôi sống thường trực trong tâm trạng của một kẻ đợi chờ trong buồn rầu, và ... thất vọng. Tôi thất vọng vì tài năng thi phú của mình không được người đời nhìn nhận!

Cho đến chiều 25 tháng 4 vừa qua – tình cờ, và bất ngờ – tôi đọc được vài dòng nhắn tin (ngắn ngủi nhưng rộn ràng) qua F.B:

Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh
Tuấn Khanh


Đó là một buổi chiểu của năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm không lời đáp.
Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP. Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay lại bàn gom sách vở ra về. Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô ngã một tương lai, vì lý lịch.

Ngô Nhân Dụng - Cần đấu tranh dân chủ, không cần xin 'hòa hợp dân tộc'
Thứ Tư, ngày 07 tháng 10 năm 2015


Trong bài trước, mục này đã bàn về bức thư “góp ý tâm huyết, thẳng thắn” với “Ban Chấp Hành Ðảng Bộ” đảng Cộng Sản ở thành phố Sài Gòn; trong đó 20 vị ký tên đã xác nhận Sài Gòn có địa vị dẫn đầu cả nước là nhờ thành phố này có một đội ngũ trí thức, chuyên gia, doanh nhân một thời đã sống tương đối tự do trước năm 1975. Nhận định này là một “ý kiến phá rào” trong một chế độ vẫn tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ” vì các tác giả dám nói thẳng rằng “Sài Gòn dẫn đầu cả nước.” Nhưng rất tiếc, ngay trong lúc phá một thứ hàng rào, các tác giả vẫn tự trói buộc bên trong những hàng rào cũ khác, không tự thoát ra ngoài. Một rào cản vẫn còn trói buộc cách suy nghĩ của họ; là bám lấy một khẩu hiệu tuyên truyền cũ kỹ, gọi là “hòa hợp dân tộc.”


Bức thư nhận xét về bản báo cáo chính trị của thành ủy, viết rằng: “Một trong những điều cần đặc biệt xem xét là trong báo cáo này hoàn toàn vắng bóng tư tưởng hòa hợp dân tộc,...” Trong đoạn sau, bức thư nhắc lại lần nữa: “chẳng có một câu, một chữ nào biểu tỏ tinh thần hòa hợp dân tộc.” Họ muốn đảng Cộng Sản cấp thành phố phải “hòa hợp dân tộc,” một vấn đề không thuộc thẩm quyền của một thành phố.

Chủ tịch Trung Quốc đem theo cả một “Trung Quốc thu nhỏ” đến New York
Tác giả: Larry Ong, Epoch Times


Những người Trung Quốc đang phản đối ĐCSTQ. Nhiều người trong số họ đã bị chính quyền tịch thu đất đai. Trong hình là nhóm người cầm cờ đỏ ủng hộ chế độ ĐCSTQ đang quấy rối họ bằng cách phong tỏa những thông điệp của những người biểu tình gần khách sạn Waldorf Astoria thuộc đại lộ Lexington, nằm giữa đường số 47 và số 48 ở New York, nơi lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đang nghỉ ngơi vào ngày 26 tháng 9 năm 2015 (Samira Bouaou / Epoch Times)
New York – Vào ngày 26 tháng 9, người ta chứng kiến một cảnh tượng kéo dài 10 phút được diễn ra một cách kỳ quái tại Middle Kingdom trong một góc phố của cụm khách sạn sang trọng ở Manhattan.
Vào lúc 2 giờ chiều, khi một đoàn xe được cho là chở lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đang băng ngang qua giao lộ của đường Lexington và đường số 49, thì khoảng một chục người bao gồm phụ nữ và đàn ông Trung Quốc khoác những chiếc áo len sáng màu, bất thình lình lao xuống từ vỉa hè và chạy theo đoàn xe.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét