Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

Việt Nam sẽ thực hiện những cam kết về quyền của người lao động trong TPP?



Việt Nam sẽ thực hiện những cam kết về quyền của người lao động trong TPP?
Việt Hà, phóng viên RFA
2015-10-05


Vào 5 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10, 12 nước tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP đã kết thúc vòng đàm phán cuối cùng tại Atlanta. Kết thúc đàm phán, 12 đại diện của các nước tham gia đàm phán đã có cuộc họp báo ngắn, đề cập đến một loạt các khúc mắc liên quan đến thỏa thuận này trong đó có vấn đề về quyền của người lao động mà đại diện Việt Nam coi là một trong những vấn đề khó khăn và nhạy cảm nhất.
Sau 8 năm với nhiều vòng đàm phán, cuối cùng, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) giữa 12 nước thành viên đã đạt được vào 5 giờ sáng giờ miền Đông Hoa Kỳ ngày 5 tháng 10. Vào 9 giờ sáng cùng ngày, đại diện các nước tham gia đàm phán đã có cuộc họp báo ngắn thông báo kết quả đàm phán.

TPP, Trung Quốc và tương lai trật tự thương mại toàn cầu


Việc Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương do Mỹ dẫn đầu (gọi tắt là TPP) thiếu vắng sự hiện diện của Trung Quốc đã gợi lên nhiều câu hỏi: Liệu TPP có phải là một câu lạc bộ “ai cũng được trừ Trung Quốc”, được thiết lập nhằm kiềm chế quốc gia này hay không? Liệu Trung Quốc có phản ứng lại bằng các khối thương mại cạnh tranh tương tự, từ đó gia tăng sự thù địch trên lĩnh vực kinh tế đối với Hoa Kỳ? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với tương lai của trật tự thương mại toàn cầu?
Dù TPP xét cho cùng cũng có thể phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh vẫn hoài nghi về những quy tắc đang được soạn thảo trong hiệp định này. Đối với Trung Quốc, việc tham gia sâu hơn vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông qua vòng đàm phán Doha vẫn là một ưu tiên hàng đầu và quan trọng hơn so với việc xây dựng một nhóm thương mại mới.
TPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) có phạm vi hết sức rộng lớn, hiện đang trong quá trình đàm phán bao gồm 12 quốc gia châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2006, Brunei, Chile, New Zealand và Singapore bắt đầu khởi động một FTA 4 bên, còn được gọi là Pacific-4. Sau đó, 5 quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Malaysia, Peru và Việt Nam cùng tham gia vào hiệp định này và dẫn đến việc hình thành TPP. TPP tổ chức vòng đàm phán đầu tiên tại Úc vào tháng Ba năm 2010. Tiếp theo, Mexico, Canada, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đề nghị tham gia TPP. Trong số bốn quốc gia ứng cử này, các thành viên của TPP chỉ chấp nhận cho ba nước gia nhập và từ chối Hàn Quốc.

Báo Mỹ: Việt Nam buộc phải cải cách để tận dụng cơ hội từ TPP


Báo Mỹ The Hill vừa đưa ra đánh giá của Viện chính sách tiến bộ Mỹ cho rằng, Việt Nam hưởng lợi lớn từ các hiệp định thương mại tự do.
Tờ chuyên trang chính trị của Hoa Kỳ, The Hill đưa tin, Viện chính sách tiến bộ Mỹ (Progressive Policy Institute – PPI) vừa công bố kết quả nghiên cứu về tác động của các hiệp định thương mại tự do lên một số nền kinh tế, trong đó có Việt Nam.
Sức ép cải cách
Nghiên cứu của PPI cho rằng, Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ cải cách trên nhiều lĩnh vực mà quốc gia này thực hiện để đáp ứng với các hiệp định thương mại tự do được ký kết ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
PPI nhận định, Việt Nam bắt buộc phải thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc điều chỉnh khuôn khổ pháp lý, để phù hợp với các đối tác tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc cải cách này sẽ mở cơ hội tăng trưởng đáng kể cho Việt Nam, nghiên cứu của PPI khẳng định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét