Tưởng
Năng Tiến – Đang Lên, Đang Sôi & Đang Rên
Nguyễn Thông
Bông Hồng Tạ Ơn (tập I) là tác phẩm của nhà văn Nguyễn
Đình Toàn, T&T tái bản năm 2012, viết về hai trăm ba mươi tư tác
giả và nghệ sĩ Việt Nam. Trang bìa cuối có in những dòng giới thiệu
ân cần:
Đây
không phải là cuốn sách nghiên cứu hay phê bình văn học, nghệ thuật.
Mục
đích của người viết nhằm chia sẻ chút hiểu biết, những gì còn nhớ
về tác phẩm, tác giả mình yêu thích, với những người có cùng cảm
nghĩ, như một cách bầy tỏ lòng ngưỡng mộ, lòng biết ơn đối với
những người đã dâng hiến những gì tốt đẹp nhất mình có thể làm ra
được cho đất nước, nhờ đó, mọi người đã được thừa hưởng ...
Ngô Thế Vinh – Đập
Thủy Điện DON SAHONG in đậm dấu tay Trung Quốc
“Sản xuất lúa gạo ĐBSCL bị đe dọa hơn nữa do xây con đập thứ hai Don Sahong
ở Nam Lào. Con đập chắn ngang dòng chính Mekong ngay trước khi đổ vào vùng Thác
Khone, sẽ làm giảm [thay đổi] dòng chảy, gây nguy hại cho khu bảo tồn Ramsar
Siphadone, cho mùa màng và ngư nghiệp dưới nguồn". Gs Võ Tòng Xuân, 2013
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
NGÔ THẾ VINH
LS. Nguyễn Hữu Thống: Bác
Khước Quan Điểm Của Ông Tập Cận Bình Về Pháp Lý, Địa Lý Và Lịch Sử Trong Chuyến
Công Du Mới Đây Của Ông Tại Hoa Kỳ
Theo Phụ Đính Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 9-12-1998, Liên Hiệp Quốc
thừa nhận sự quan trọng của cuộc hợp tác quốc tế nhằm loại trừ hữu hiệu các vi
phạm nhân quyền và những quyền tự do cơ bản của các dân tộc và các cá nhân
trong đó phải kể đén những vi phạm tập thể, thô bạo và có hệ thống bắt nguồn từ
sự kỳ thị chủng tộc, từ chế độ thực dân, đô hộ hay chiếm đóng, sự gây
hấn hay đe dọa chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ do sự
phủ nhận quyền dân tộc tự quyết và quyền của các dân tộc và các cá nhân
được hành sử đầy đủ chủ quyền của họ đối với tài nguyên và nguồn lợi thiên
nhiên của đất nước.
BÌNH GIẢI VỚI ÔNG TẬP CẬN BÌNH VỀ SỰ TÔN TRỌNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ
Mới đây, các học giả trong Viện Nghiên Cứu Chính Sách Hoa Kỳ đã phê phán chính
sách bá quyền của Trung Quốc là Chính Sách Phát Xít Cổ Điển. (Bejiing
Embraces Classical Fascism).
Đoàn Thanh Liêm - Ai đã ra lệnh giết Đức Thày Hùynh
Phú Sổ? Tài liệu cần được công bố rộng rãi
Sự kiện người cộng sản ra tay bắt cóc rồi sát hại Đức
Thày Hùynh Phú Sổ, vị sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo vào ngày 16 tháng 4 năm 1947
tại khu vực miền Tây Nam Bộ - thì đã được nhiều người biết đến qua những chứng
từ rõ ràng rất đáng tin cậy. Việc sát hại một vị lãnh tụ tôn giáo rất mực uy
tín này đã gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với đại khối quần chúng
tín đồ vốn đa số là nông dân ở địa phương đồng bằng sông Cửu Long suốt bao
nhiêu năm nay.
Thế nhưng, cho đến gần đây người cộng sản cũng chỉ nói
vu vơ đại khái rằng: “Những sự việc đáng tiếc như thế là do địa phương làm sai
trái – chứ không phải do cấp trên ở trung ương quyết định v.v...” Tuy vậy, giới
nghiên cứu sử học vẫn tìm ra được các bằng chứng xác đáng liên hệ đến hành vi
tội ác này là do giới lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản vào thời gian ấy. Xin
trình bày vấn đề ngắn gọn như sau.
Biểu tình bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc, kêu gọi ông
Tập giữ lời hứa
Trong
chuyến thăm chính thức nhà nước đầu tiên đến Mỹ, mỗi bước đi của Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình thường được tháp tùng bởi các nhóm ủng hộ dân chủ
và các nhà hoạt động nhân quyền. (Edward Dye/Epoch Times)
Trong bài
phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 28 tháng 9, ông Tập Cận
Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã khẳng định rằng
thế giới ngày hôm nay vẫn còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực nhân quyền.
“Phát triển
hòa bình, bình đẳng, công bằng, dân chủ và tự do là những giá trị chung của
nhân loại và là những mục tiêu cao cả của Liên Hợp Quốc”, ông Tập đã phát
biểu như vậy trước các đại biểu. “Tuy nhiên, những mục tiêu này còn xa mới đạt
được và cần phải tiến hành nỗ lực nhiều”.
Hàng trăm
người biểu tình đã tụ tập bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc có thể đồng ý với điều
này, nhưng họ sẽ không bao giờ nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc hiện nay sẽ
thực hiện theo các giá trị đó, dù những giá trị này đã được họ thốt ra nhân kỷ
niệm lần thứ 70 ngày thành lập của Liên Hợp Quốc.
Mao đối đầu với Mao: Một học giả nổi tiếng chỉ trích
chính quyền Trung Quốc bóp méo lịch sử của Chiến tranh Thế giới II
Một nhà kinh
tế nổi tiếng người Trung Quốc đã đăng trực tuyến hàng loạt bài viết chỉ trích
ĐCSTQ vì đã truyền đi nhiều thông điệp bóp méo lịch sử của Chiến tranh Thế giới
II. Ông được mọi người biết đến vì những quan điểm ủng hộ dân chủ được lan
truyền rộng rãi trong cư dân mạng Trung Quốc.
Vào ngày 8
tháng 9, ông Mao Vu Thức, 86 tuổi, đã đăng 3 bài viết liên tiếp trên trang
Weibo nêu lên quan điểm của mình về buổi tưởng niệm cuộc Kháng chiến Chống Phát
xít Nhật và lễ duyệt binh mới đây được tổ chức tại Bắc Kinh nhân dịp ăn mừng sự
thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới II. Những bài viết của ông đã
nhận được hơn 15.000 lượt chia sẽ và 18.000 lời bình luận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét