Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Obama và lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình sẽ không có gì “đột phá”



Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Obama và lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình sẽ không có gì “đột phá”

Tác giả: Hà Thanh Liên | Dịch giả: Hannah
18 Tháng Chín , 2015


Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) bắt tay cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 6 tháng 9 năm 2013, tại St Petersburg, Nga (ảnh Xinhua)
Chuyến viếng thăm cấp quốc gia đến Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khiến nhiều phương tiện truyền thông nước ngoài suy đoán về các chủ đề tiềm năng được đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, từ những căng thẳng trong khu vực do các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông, vấn đề nhân quyền đến các vụ tấn công mạng.
Theo kết quả bầu chọn của Pew Center, các mối quan tâm khác trong quan hệ Trung-Mỹ gần đây bao gồm các vấn đề kinh tế nổi cộm như trái phiếu chính phủ Mỹ, sự chuyển dịch lao động sang Trung Quốc, và thâm hụt thương mại của Mỹ.
Quyền con người, vấn đề nhập cư, và đường lưỡi bò 9 đoạn
Chắc chắn Mỹ sẽ thảo luận và xoáy sâu vào việc các luật sư nhân quyền bị giam giữ như Vương Vũ, Cao Du và một danh sách ân xá cũng có thể được đề xuất. Nhìn vào các cuộc họp vừa qua, những nỗ lực này không có khả năng đem lại kết quả. Có lẽ Bắc Kinh sẽ thể hiện sự “chân thành” và ân xá tù nhân Cao Du đang mắc trọng bệnh.
Các vấn đề xung quanh việc tranh cãi “đường lưỡi bò” thực sự chỉ là một cuộc đấu tranh quyền lực đối với những người đóng vai trò quyết định trong khu vực.
Tấn công mạng là một chủ đề nóng khác. Thông tin từ tình báo Mỹ về ranh giới mập mờ giữa hoạt động của quân đội Trung Quốc và khối doanh nghiệp sẽ chỉ gặp phải sự phản đối từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc và những lời hùng biện từ Bắc Kinh, vì họ [Mỹ] không nắm một ai như Snowden thứ hai trong tay.
Ngay cả vấn đề xoay quanh “đường lưỡi bò” gây tranh cãi khẳng định tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông cũng có thể sẽ không đi đến đâu, bởi vì đó thực sự chỉ là một cuộc đấu tranh quyền lực đối với những người đóng vai trò quyết định trong khu vực.
Chủ đề dân nhập cư bất hợp pháp Trung Quốc có thể sẽ được nêu lên tại hội nghị thượng đỉnh của ông Tập và ông Obama. Theo cơ quan di trú Hoa Kỳ, có khoảng 39.000 người Trung Quốc ở Mỹ đang chờ trục xuất do cư trú trái phép, trong đó có 900 trường hợp “tội phạm bạo lực”. Có khả năng Trung Quốc sẽ yêu cầu dẫn độ các quan chức trốn truy nã vì tham nhũng như Lệnh Hoàn Thành (em trai của quan chức cao cấp Lệnh Kế Hoạch đã bị phế truất) và Quách Văn Quý.

Vấn đề kinh tế
Khi các nhà sản xuất Mỹ rút khỏi thị trường lao động ngày càng đắt đỏ của Trung Quốc cùng với vốn đầu tư và trang thiết bị sản xuất, nỗi ám ảnh người Trung Quốc lấy đi công ăn việc làm của người Mỹ hiện nay không còn là một vấn đề đáng quan tâm. Khẩu hiệu “Made in USA, Again” do Tập đoàn Tư vấn Boston khởi xướng vào tháng 5 năm 2011 đang trở thành hiện thực, khi Trung Quốc đang đối mặt với việc các nhà máy đóng cửa sản xuất và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do đầu tư nước ngoài thu hẹp.
Trong năm 2010, phó thủ tướng Trương Đức Giang tiết lộ rằng các công ty nước ngoài cung cấp khoảng 45 triệu công ăn việc làm cho Trung Quốc, và con số này lên đến hàng trăm triệu nếu tính đến các doanh nghiệp trong nước làm việc gián tiếp cho các nhà đầu tư quốc tế. Đối với Trung Quốc, mất đi một phần ba hoặc một nửa trong số này thì thật là một cơn ác mộng.
Trong khi đó, các công ty Trung Quốc ở Mỹ đã tuyển dụng 80.000 người, tăng đáng kể từ con số 15.000 năm 2010 và hầu như là 0 vào năm 2000.
Điều đáng lo ngại nhất là thâm hụt thương mại Mỹ đối với đối tác Trung Quốc. Đây là hậu quả trực tiếp của việc chấp nhận Trung Quốc như một thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo một báo cáo về hải quan của Trung Quốc ngày 8 tháng 9, nhập khẩu và xuất khẩu của hai nước tiếp tục giảm trong tháng 8. Tổng doanh thu xuất khẩu đạt 197 tỷ USD, giảm 5,5 phần trăm. Kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu là do sự suy giảm thương mại với Liên minh châu Âu và Nhật Bản, nhưng xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước ASEAN vẫn duy trì tăng trưởng.
Thương mại Trung-Mỹ chiếm 14,1% tổng giá trị ngoại thương của Trung Quốc, ở mức 355 tỷ USD, tăng 2 phần trăm.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ đạt tổng cộng 250 tỷ USD, tăng 5,9 phần trăm, trong khi nhập khẩu lên tới 93,75 tỷ, giảm 7,4 phần trăm.
Hoa Kỳ đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại của họ bằng cách trợ giá xuất khẩu cho các doanh nghiệp trong nước (bán phá giá) trong khi đánh thuế cao  nhập khẩu của Mỹ kết hợp với kiểm soát ngoại hối. Nhưng khi Trung Quốc gia nhập WTO, không có yêu cầu cụ thể về chính sách ngoại hối của Trung Quốc, và các vấn đề như trợ cấp chính phủ chỉ có thể được giải quyết bằng cách khởi xướng cơ chế tranh chấp nội bộ của WTO.
Hy vọng các cuộc đàm phán như vậy để thuyết phục Trung Quốc bãi bỏ trợ giá và giảm thuế hầu như là không thể; trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay của Trung Quốc, thậm chí điều này còn khó xảy ra hơn. Bất kỳ lời hứa nào của Trung Quốc cũng chỉ là hứa suông.
Nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của Trung Quốc: mối quan tâm chung
Nắm giữ đô la Mỹ trong dự trữ ngoại hối là một thực tế phổ biến trong các nước thị trường mới nổi, và trái phiếu chính phủ Mỹ thường là lựa chọn tốt nhất. Trung Quốc hiện đang nắm giữ một lượng trái phiếu chính phủ chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản. Vào tháng 2 năm nay, tổng số trái phiếu chính phủ và chứng khoán Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ là 1,2 ngàn tỉ USD, chỉ hơi thấp hơn so với Nhật Bản.
Với khối lượng dự trữ ngoại hối mà Trung Quốc nắm giữ, ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ lớn hơn nhiều so với các nước khác
Kể từ giữa tháng 8, khi Trung Quốc công bố phá giá đồng nhân dân tệ, đô la Mỹ đã bị bán ra nhanh chóng. Để ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ và ngăn chặn đồng tệ mất giá, chính phủ Trung Quốc đã bán khoảng 200 tỷ USD trái phiếu chính phủ.
Với khối lượng dự trữ ngoại hối mà Trung Quốc nắm giữ, ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ lớn hơn nhiều so với các nước khác. Trong năm tài chính vừa qua, trái phiếu chính phủ Mỹ đã giảm mỗi quý, vì các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc phải mua vào nhân dân tệ để bình ổn tỷ giá hối đoái.
Đối với Trung Quốc, để bảo vệ đồng tiền của mình khỏi tác động mất giá là rất quan trọng; hơn nữa, nước Mỹ bây giờ cũng thấy rằng hậu quả của việc nhân dân tệ mất giá không có nghĩa là có lợi. Cả hai bên đều có một “lợi ích chung” trong trái phiếu chính phủ Mỹ.
Tóm lại, không có gì để mong đợi nhiều từ chuyến thăm Mỹ sắp tới Tập Cận Bình. Những xung đột về lợi ích kinh tế khiến họ sẽ chỉ đồng thuận và hợp tác trên các chủ đề mơ hồ như biến đổi khí hậu, “chân thành”, và danh sách những “kỳ vọng”.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản: GDP của Trung Quốc có thể giảm 20% trong 5 năm tới
Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Hannah
19 Tháng Chín , 2015



Một người đàn ông đi qua các tác phẩm điêu khắc trong một cuộc triển lãm Crayon Shin-chan ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc của Trung Quốc. Chụp ngày 11 tháng 7. (STR / AFP / Getty Images)
Tạp chí Economic Intelligence Team  của Viện nghiên cứu Daiwa đã công bố một báo cáo cho thấy kịch bản nhiều khả năng nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc là giảm GDP tới 20% ​​trong thập kỷ này.
“Không hề nói quá khi nhằm nhấn mạnh rằng điều này đặc biệt quan trọng cho người chơi trên thị trường tài chính toàn cầu”, báo cáo cho biết.
Trong khi hầu hết mọi người biết rằng Trung Quốc đã tạo ra một bong bóng khổng lồ của nợ và đã phân bổ không đúng cách hầu hết các quỹ đang có, Daiwa đã thực hiện một số tính toán để lượng hóa một cách rõ hơn cho vấn đề này, và các số liệu thu được cho kết quả không được tốt.

Nguồn: McKinsey
Bản báo cáo cho biết thực tế là Bắc Kinh đã bơm quá nhiều tiền cho chi tiêu về cơ sở hạ tầng, mà phần lớn các khoản chi này không tạo ra doanh thu cần thiết.
Dù rằng các nhà phân tích đưa ra một lối thoát để chế độ Trung Quốc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, số lượng lớn các khoản vay không hiệu quả và các khoản đầu tư xấu cuối cùng sẽ trở thành một trở ngại quá khó để vượt qua. “Rất có khả năng là nhà nước Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mối đe dọa của một sự sụp đổ tài chính”, ngay cả khi chính quyền trung ương can thiệp vào, báo cáo cho biết.
Điều then chốt là Bắc Kinh đã sử dụng một lượng lớn các nguồn tài nguyên khiến giá than, sắt, thép, dầu buộc phải tăng trong những năm bùng nổ kinh tế, và khi dư thừa công suất, nhà nước Trung Quốc đã buộc phải giảm giá bán của các sản phẩm này .


Nguồn: Visual Capitalist
Nếu là một nhu cầu thực và tạo ra giá trị thực, thì giá của sản phẩm bán ra sẽ tăng chứ không phải giảm xuống.


Nguồn: tradingeconomics.com
“Trung Quốc vẫn tiếp tục phụ thuộc vào sự tích lũy vốn, chủ yếu đến từ các khoản chi tiêu công, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, và kết quả là điều này đã làm hại nhiều hơn lợi đối với sự tiến bộ về mặt thực chất”, báo cáo cho biết.
Theo Daiwa, việc lãng phí các nguồn tài nguyên và việc sử dụng không hiệu quả của vốn và của nguồn lao động sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn của tình hình – theo nghĩa tiêu cực. Trong trường hợp tốt nhất, điều này có nghĩa là một sự tăng trưởng 4% cho chi phí vốn (thay vì 10-20% như trong thập kỷ qua) và một sự gia tăng 0% của GDP. Tuy nhiên, điều này sẽ không phải là kịch bản có khả năng nhất.
Trong tất cả các tình huống rủi ro có thể xảy ra, thực tế nhất sẽ là sự sụp đổ của nền kinh tế của Trung Quốc, báo cáo cũng cho biết.
Mặc dù các nhà nghiên cứu đã không viết thuyết minh cho điều này , nhưng con số GDP sẽ giảm 20% quanh các năm 2017-2018 đã được thể hiện trong biểu đồ màu xanh lá cây ở góc dưới bên phải hình dưới đây.

Tính toán của Daiwa về tốc độ tăng trưởng trong tương lai của Trung Quốc. (Daiwa Institute of Research)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét