Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

CON RỒNG ĐỎ VÙNG VẪY TRONG VŨNG LẦY KINH TẾ



CON RỒNG ĐỎ VÙNG VẪY TRONG VŨNG LẦY KINH TẾ
 
Tại Hội nghị G20 ngày 4-5/9/2015 tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), lần đầu tiên một quan chức cao cấp của TC thừa nhận thị trường chứng khoán nước nầy rơi vào tình trạng bong bóng. Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tên Chu Tiểu Xuyên cho rằng, bong bóng chứng khoán TC đã vỡ và quá trình điều chỉnh của TTCK gần như đã kết thúc. Ông đưa ra những lời lẽ trấn an quốc tế về sự ổn định của đồng NDT, TTCK cũng như các cam kết cải cách kinh tế.
Kể từ giữa tháng 6/2015, TTCK của TC đã trải qua 3 đợt điều chỉnh, trong đó đợt gần đây nhất vào giữa tháng 8/2015 đã tác động tiêu cực tới chứng khoáng toàn cầu. Tổng cộng, TTCK đã giảm gần 40%, bốc hơi khoảng 5.000 tỷ USD.
Bắc Kinh đã tung ra hàng loạt các biện pháp can thiệp chưa có tiền lệ như:
  • Ngừng giao dịch hàng ngàn mã cổ phiếu.
  • Cấm cổ đông lớn bán cổ phiếu.
  • Cho phép quỹ hưu trí mua cổ phiếu.
Trong tháng 8/2015, PBOC đã hạ lãi xuất lần thứ 5 kể từ 11/2014 và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với các NHTM. Gần đây, một chiến dịch săn lùng những hành vi thao túng TTCK đã được tung ra. Bắc Kinh đã bắt được một số lãnh đạo ở CTCK lớn nhất Đại Lục – Citic Securities, một nhân viên ở UBCK và một nhà báo… có tới 3 CTCK đã bị phạt tổng cộng hơn 70 triệu USD vì kinh doanh chứng khoán trái phép. Trước đó, các CTCK cũng đã được yêu cầu góp gần 16 tỷ USD vào quỹ giải cứu TTCK. Trên thị trường tiền tệ, chính phủ bơm hơn hàng trăm tỷ USD để duy trì sự ổn định nhưng vô hiệu.
TTCK giảm trong phiên 2/9/2015 trước kỳ nghỉ lễ kỷ niệm chiến thắng. Trước đó, chỉ số Shanghai Composite giảm 12% trong tháng 8 sau khi giảm 14% trong tháng 7. Tính từ giữa tháng 6, chỉ số này vẫn đang giảm khoảng 39%. Theo đó, những nổ lực nâng đở TTCK của Chính phủ TC là “vô ích” và họ hy vọng TC sẽ giảm can thiệp vào thị trường nầy sau 2 tháng với hàng loạt các nỗ lực bất thành.

Vấn đề nầy nằm ở chỗ, những hành động giải cứu TTCK của Bắc Kinh có lẽ đã không giải quyết được tận gốc nguyên nhân tăng trưởng chậm lại và dường như đang đi chệch hướng của kinh tế TC. Các biện pháp đưa ra gần đây chỉ mang tính tạm thời. TTCK đã tăng quá nhiều trong khi nền kinh tế đang ngày càng đuối sức. Mô hình phát triển dựa trên đầu tư và xuất cảng đã không còn phát huy hiệu quả. Định hướng chuyển sang mô hình phát triển dựa vào dịch vụ và tiêu dùng nội địa được đặt ra. Tuy nhiên vẫn chưa có những biến chuyển đáng kể. Quyết định phá giá đồng NDT hồi giữa tháng 8/2015 cho thấy, nền kinh tế nước nầy lại đang đi tìm tới chiếc phao xuất cảng vốn đã lỗi thời.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF nhận xét bất ổn tại Đại Lục và các yếu tố khác như dòng chảy vốn đảo chiều, đang làm tăng rủi ro lên tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Báo cáo nầy cho biết: “Cơ quan này cảnh báo các nền kinh tế phát triển và mới nổi cần tiếp tục hỗ trợ nhu cầu bằng các biện pháp cải tổ và đầu tư để bảo đảm các biến động trên thị trường và những rắc rối từ TC, không đóng băng hoạt động kinh tế trên thế giới. Sự chuyển dịch của TC sang thời kỳ tăng trưởng chậm hơn, dù vẫn khớp với dự báo, dường như đang có ảnh hưởng lớn hơn dự kiến, phản ảnh qua giá hàng hóa giảm và chứng khoán đi xuống.”
Theo báo cáo vừa công bố, dự trữ ngoại hối của TC hiện còn 3.560 tỷ USD, ăn khớp với dự báo trước đó của các chuyên gia kinh tế trong khảo sát của Bloomberg là 3.580 tỷ USD. Đây là cái giá phải trả để hổ trợ nội tệ và ngăn dòng vốn chảy khỏi nước này, trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. “Nếu PBOC tiếp tục can thiệp, dự trữ ngoại hối của TC sẽ còn co lại. Càng can thiệp mạnh, con số nầy sẽ còn giãm mạnh hơn nữa,” Li Miaoxian – nhà phân tích Bocom International Holding – nói tiếp. “Dù Bắc Kinh rất nổ lực, nhưng sẽ không thể ngăn được NDT mất giá và dòng vốn tiếp tục chảy khỏi nước nầy trong vài tháng tới”. Giá NDT trên thị trường quốc tế đã giảm sau khi số liệu trên được công bố. Hiện mỗi đô la đổi được 6,4795 NDT.
Hai nhà kinh tế học Tom Orlik & Fielding Chen tại Bloomberg Intelligence nói: “Dự báo Mỹ tăng lãi xuất lần đầu trong gần một thập kỷ cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền dần rút khỏi Hoa Lục. PBOC có lẽ đang hy vọng áp lực bán lên NDT giảm dần, để họ cho phép đồng tiền mất giá một chút nữa và khôi phục lợi thế xuất cảng và việc nầy sẽ khiến dòng vốn rút ra càng mạnh.”
VŨNG LẦY KINH TẾ THÁCH THỨC CHÍNH QUYỀN:
Giữa lúc chính quyền của Tập Cận Bình đối diện với nhiều thử thách nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, việc thị trường chứng khoán hoảng loạn, đồng nhân dân tệ bị phá giá, còn xảy ra thảm kịch Thiên Tân phơi bày những sai phạm trong hệ thống quản lý càng tình hình thêm phức tạp. Ngày 19/8/2015, Gouping là bút danh của một nhóm nhà bình luận và tuyên truyền hàng đầu của truyền thanh nhà nuớc, khẳng định “mức độ khó khăn trong triển khai cải cách, sức chống đối, sự ngoan cố, dữ dội phức tạp và thậm chí thật kỳ lạ của những nguời không chịu thích nghi với cải cách hoặc chống lại nó đã vượt xa mức độ hầu hết mọi người có thể tưởng tượng”.
Những người đầu tư chứng khoán đang theo dõi những hành động của chính quyền Bắc Kinh sau những nổ lực bất thành nhằm phục hồi thị trường chứng khoán. Những hỗn loạn trên TTCK trong thời gian qua đã khiến giới đầu tư bất mãn chính quyền. Nhưng, Tập Cận Bình, người đang nỗ lực đẩy mạnh các chính sách cải cách kinh tế theo hướng “tự do hóa thị trường”, hầu như không liên quan đến TTCK.
Thay vào đó những hỗn loạn làm gia tăng những vấn đề cố hữu tại Hoa Lục đó là: cá nhân một số nhà lãnh đạo có tư tưởng cải cách muốn khuyến khích thị trường, đòi hỏi phải trả giá để thay đổi, nhưng toàn thể bộ máy lãnh đạo lại đề cao sự ổn định và không muốn những biến động bất ngờ về giá. Hệ quả là những tranh luận tới lui liên quan đến những vấn đề then chốt của cải cách, vẫn tiếp diễn bất chấp những khó khăn.
Chính quyền Bắc Kinh đã cam kết những cải cách lớn đối với các công ty quốc doanh, cũng như tự do hóa hơn nữa ngành tài chánh. Một loạt bài các bài bình luận gần đây tên tờ Nhân dân Nhật Báo của ĐCSTQ, đã bác bỏ ý kiến cho rằng, thị trường lao dốc là dấu hiệu từ bỏ cải cách, kèm theo tuyên bố tiếp theo phải “cải thiện sự hài lòng của công chúng”.
Vấn đề thực sự đó là những hỗn loạn trên thị trường sẽ làm nảy sinh phản ứng trong hàng ngũ lãnh đạo và việc này đang diễn ra tại thời điểm đà lao dốc cũng làm tổn hại tới uy tín của chính phủ trong ứng phó các vấn đề kinh tế. Sự chống đối không chỉ bùng phát bởi kinh tế khó khăn mà phần nhiều do một chính sách khác của Tập Cận Bình là “chiến dịch bài trừ tham nhũng”. Một bài bình luận khác từng cho thấy đây đang là cuộc đấu giữa chính quyền mới với nhiều lãnh đạo đã về hưu nhưng vẫn muốn bảo vệ người thân cận.
Bài bình luận đó, được đăng tải hôm 10/8/2015, cũng trên chính tờ Nhân dân Nhật Báo, đã nêu gương những cựu lãnh đạo trước đây, những người một khi về hưu sẽ không còn can dự vào công việc tại cơ quan cũ. Dù không được nêu thẳng tên, Giang Trạch Dân được nhiều người nhận định là đối tượng bài báo nhắm tới. Dù thôi chức Chủ tịch Trung Quốc năm 2002, họ Giang vẫn duy trì ảnh hưởng tại hậu trường chính trị TC. Tập Cận Bình đã đặt uy tín chính trị của mình vào khả năng quản lý kinh tế cũng như quyết tâm làm sạch bộ máy lãnh đạo. Nhưng, cả 2 nhiệm vụ này dường như đang trở nên khó khăn.
BẮC KINH NGUY CƠ ĐỐI MẶT VỚI BIẾN ĐỘNG LỚN:
Theo GS Alexander Vuving – Trung tâm Nghiên cứu an ninh Châu Á-TBD (Mỹ) – dự báo: “TC đang phải đối diện với một loạt các vấn đền lớn nội tại như: chứng khoán lao dốc, đồng NDT phá giá, khủng bố Tân Cương, các vụ bê bối an toàn vệ sinh thực phẩm, cháy nổ Thiên Tân. Những vấn đề này cho thấy điều gì trong mô hình phát triển của TC?”.
Trong hơn 30 năm qua, TC đã trở thành “công xưởng thế giới”, sản xuất hàng hóa vừa nhiều, vừa rẻ nên đã tràn ngập toàn thế giới. Nhưng, khi tìm cách hạ giá thành sản phẩm thì người ta đã bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn, trong đó an toàn của chất thải ra môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động. Hệ thống quản lý của TC, phần vì chạy theo tăng trưởng cao, phần vì quan liêu, vô trách nhiệm, phần do thông đồng với doanh nghiệp nên đã không thiết lập được kỷ luật về an toàn, chất lượng và môi truờng.
Sản phẩm giá rẻ là một chìa khóa mở cửa con đường tăng trưởng cao của TC. Một trong những công cụ quan trọng mà TC sử dụng để giữ cho sản phẩm của mình có giá rẻ trên thị trường thế giới là tỷ giá hối đoái. Vừa qua TC hạ giá đồng NDT là một cách đối phó với sự đổ vỡ trên TTCK trong nước. Khi TTCK đổ vỡ, nền kinh tế sẽ chững lại, hàng hóa không bán được nhiều, phá giá đồng nội tệ là một cách để đẩy tiêu thụ hàng hóa ra thị trường nước ngoài, khơi luồn lưu thông cho nền kinh tế.
Một thiên lệch nữa trong phát triển ở TC là chủ yếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà không có nhiều tiến bộ xã hội đi kèm, nhất là trong vần đề chung sống giữa các sắc dân có xung đột về lịch sử và văn hóa. Trong một thế giới mà thông tin lan truyền rất nhanh, điều nầy rất dễ làm gia tăng các xung đột sắc tộc và tôn giáo. Thế nhưng, hệ thống quản lý của TC không có cơ chế hiệu quả để lắng nghe tâm tư của các nhóm người yếu thế và để điều hòa các lợi ích khác biệt trong xã hội.
GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN HIỆN NAY CỦA TC:
Bắc Kinh đang đi vào một giai đoạn bất ổn hơn trước nhiều. Lý do chính là vì nền kinh tế TC đang giảm tốc, chuẩn bị kết thúc thời kỳ tăng trưởng cao. Một công trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của TC cho thấy là thời kỳ tăng trưởng cao, với tốc độ tăng trưởng bình quân 7-10%/ năm sẽ chấm dứt trong khoảng 5 năm tới. Sau đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của TC sẽ chỉ còn khoảng 4 – 6%/ năm. Nhưng, khi nền kinh tế giảm tốc và tăng trưởng chậm thì nạn thất nghiệp tăng cao khiến các vấn nạn xã hội sẽ bùng nổ và gây bất ổn xã hội.
Mô hình khinh tế của TC là “kỷ luật đầu tư lỏng lẻo”. Tiền vay được dễ dàng nên đầu tư tràn lan dẫn đến một núi nợ xấu không thể trả được mà phải đảo nợ, giãn nợ, nương vào tăng trưởng kinh tế để thu hẹp lại. Khi kinh tế suy giảm thì khả năng trả nợ sẽ giảm theo. Mấy năm vừa qua gặp lúc kinh tế khó khăn, TC ra sức bơm tiền vào để chống đở, nên tuy kinh tế không bị suy giảm nhiều, nhưng núi nợ xấu càng phình to hơn. Với cách làm nầy thì chuyện khủng hoảng tài chánh, tiền tệ chỉ chờ vấn đề thời gian là bùng nổ.
Trước đây, nhật báo Le Firago cho biết: Hàng chục dự án “đô thị hoá” khổng lồ không tìm được dân cư tới sống. Các thành phố ma thách thức kế hoạch của chính quyền Bắc Kinh.” Điển hình là thành phố Kinh Tân hiện đại, rất “hoành tráng” nhưng vắng lặng. Được xây dựng từ năm 2005 nằm ở vị trí lý tưởng, giữa Bắc Kinh và Thiên Tân sẽ trở thành khu đô thị của tầng lớp trung lưu mới. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Hopson, chủ thầu Tàu, hứa hẹn đây là quần thể villa lớn nhất châu Á cho khoảng 500.000 dân.
Công trình đồ sộ được xây dựng tại đây, có hơn 8.000 biệt thự được xây theo kiểu vùng Địa Trung Hải xen giữa những sân golf và các khu mua sắm. Thế nhưng, từ khi xây xong, Kinh Tân trở thành là thành phố ma cao cấp. Một nhân viên bất động sản tại đây cho biết, có rất ít người mua. Niềm hy vọng mong manh của ông Hopson là bán nhà làm nhà nghỉ cho các gia đình tại Bắc Kinh, cách Kinh Tân khoảng 110 km, chỉ có 10% tổng số nhà ở đây là có người ở.
Kinh Tân nằm trong danh sách khoảng 10 thành phố ma mọc lên tại Hoa Lục do hâụ quả từ cuộc bùng nổ “bất động sản” và những tham vọng vô mực của chính quyền địa phương và các chủ thầu. Các khu đô thị ma với các toà nhà chọc trời nhưng trống rỗng, như khu Ordos ở Nội Mông với quy mô cho một triệu dân, hay thành phố vệ tinh Thiết Lĩnh tại tỉnh Liêu Ninh với dự tín đón khoảng 340.000 đến ở.
Ông Chủ thầu Hopson lên án chính quyền địa phương đã thất hứa. Họ không cho xây dựng đường cao tốc và các cơ quan hành chánh địa phương. Thực ra, thất bại này chứng minh một thực tế cay đắng của nhà cầm quyền TC: Xây dựng cơ sở hạ tầng không còn đủ sức thu hút dân cư, thương mại và công ăn việc làm như thành công trong thời kỳ tăng trưởng mạnh trong những năm 1990. Bong bóng địa ốc đã đổ vỡ đây là lời cảnh cáo nghiêm khắc cho bộ máy cầm quyền của Tập Cận Bình để xóa bỏ hình ảnh tăng trưởng giả tạo đang giảm xuống 7%. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố sách lược hóa đô thị đầy tham vọng nhằm tạo thêm “9 thành phố mới” và lần lượt chuyển khoảng 250 triệu nông dân tới các đô thị nầy sinh sống, bằng cách nâng tỷ lệ đô thị hóa lên mức 52% (tương đương 700 triệu người). Nhà cầm quyền hy vọng tạo thêm việc làm mới.
Nhưng, một giáo sư (dấu tên) thuộc Đại Học Nhân Dân tại Bắc Kinh nói rằng: “Phải ngừng việc xây dựng các thành phố. Ngược lại, phải nâng cao mức sống tại nông thôn để ngăn chận việc di cư của nông dân. Quá trình đô thị hóa chỉ tạo nên rối loạn xã hội”.
CON RỒNG ĐỎ ĐANG VÙNG VẪY TRONG VŨNG LẦY KINH TẾ:
Do hậu quả bong bóng “bất động sản” xì hơi & “TTCK” lao dốc không phanh, rồi đây chắc chắn kinh tế sẽ phát triển ngày càng chậm lại. Trước đây, mặc dù mức sản xuất khá cao, nhưng toàn vay mượn kỹ thuật của nước ngoài, thiếu sáng kiến, không có óc sáng tạo, vô địch làm hàng nhái. Trong 100 hãng xưởng phát minh hàng đầu thế giới thì Mỹ chiếm 40 hãng, Tàu mới đây chỉ có hãng máy tính điện tử Lenovo, được mô tả là có chất lượng nhưng không thể cạnh tranh khốc liệt với các danh hiệu quốc tế như Sony, Samsung, Dell, HP…Lenovo vừa tuyên bố sa thải 1.000 nhân công. Số nhân viên sa thải sẽ tương ứng với 5% trong tổng số lao động của Lenovo là 21.400 nhân công. Hầu hết, các hãng xưởng Tàu chỉ làm gia công qua các công trình, dự án hợp tác với những nước khác mà thôi. Với dân số trên 1,3 tỷ người quen làm nghề thủ công nghiệp, nông nghiệp.
Xã hội Tàu Cộng vẫn còn là chuỗi lạc hậu kéo dài từ thời phong kiến. Tuy, Tàu Cộng chuyên đi cướp đất các nước láng giềng để bành trướng lãnh thổ, ép buộc các sắc dân thiểu số như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu vào việc thống nhất đất nước, nhưng không hợp nhất được lòng người và những sắc dân kể trên trở nên lạc điệu với “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Mới đây ngày 16/9/2015, Ngoại trưởng Vương Nghị ngang ngược phát biểu tại hội nghị trước các hà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh rằng: “Quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) mà TC gọi là Nam Sa là lãnh thổ của TC”.
Theo bà Magaret Thatcher (cựu Thủ tướng Anh) nhận định về nước Tàu trong cuốn sách “STATECRAFT – STRATEGIES FOR A CHANGING WORLD” (Thuật trị nước – Sách lược cho thế giới đang chuyển biến) do NXB Harpes Collins. Bà khẳng định Tàu Cộng phải còn lâu lắm mới đạt được địa vị đại cường về mọi mặt từ kinh tế lẫn xã hội và trước sau gì chế độ CỘNG SẢN TÀU  cũng sẽ thất bại và sụp đổ như các vùng khác (In due course Communism will fail in China, as it has elsewhere) và Nhật Bản & Ấn Độ là hai cường quốc châu Á, đứng thế quân bình với thế lực của TC ở Châu Á – TBD. Những tử huyệt trong chiến lược kinh tế của TC:
  • Kinh tế TC rất dễ sụp đổ, một khi các công ty Nhật Bản, Mỹ, Đại Hàn, EU rút các dự án hợp tác, thì nạn thất nghiệp sẽ bùng nổ. Vụ nổ ở Thiên Tân ngày 12/8/2015, trên 8.000 xe của các hãng xe bị cháy, tổng số thiệt hại ước tính lên đến 625 triệu USD. Toyota có thể đóng cửa các nhà máy ở TC. Theo ước tính, hiện nay đạo quân thất nghiệp tại Hoa Lục gần 600 triệu người không có công ăn việc làm, gây bất ổn xã hội. Gần đây, công ty Samsung thiết lập nhà máy sản xuất các mặt hàng điện tử ở tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên tại VN. Hãng Apple đã đặt hàng ở Đài Loan, Brazil cho công nghệ iPhone, iPad… Các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ sẽ nguồn cung cấp nhân công giá rẻ cho các nước kỹ nghệ thay vì nhân công Tàu đòi hỏi tiền lương ngày càng cao. Giá nhân công TC, gần gấp đôi Ấn Độ, VN, Miến Điện cũng là nguyên nhân nhà máy, công xưởng nước ngoài di chuyển sang nước khác làm ăn có lợi nhuận nhiều hơn.
Kể từ năm 2014, đầu tư nước ngoài tại Hoa Lục đã giảm xuống mức thấp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do những thách thức từ chính nội tại nền kinh tế và chính sách chống độc quyền đàn áp các công ty nước ngoài.
Đến tháng 9/2015, dòng tiền nước ngoài ồ ạt chạy khỏi TC. Các Tổ chức quốc tế ước tính khoản 700 tỷ USD chạy khỏi Hoa Lục và dự báo sẽ có thể rút thêm 400 tỷ USD nữa trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân là vấn đề nội tại kinh tế cũng như núi nợ 28.000 tỷ USD chạy theo tăng trưởng và chất lượng nợ tồi tệ hơn bao giờ hết. Khoàn nợ 277% GDP này có thể là vấn đề nan giải của TC, khiến vấn đề niềm tin vào triển vọng phục hồi kinh tế của TC đang bị xoáy mòn là việc đầu tư nước ngoài đang ráo riết tháo chạy khỏi nước này với tốc độ ngày càng nhanh. Một khi Mỹ tăng lãi xuất, có thể ngay trong tháng 9/2015 này, chênh lệch lãi xuất Mỹ – Trung sẽ bị thu hẹp, khiến dòng vốn nước ngoài tiếp tục tháo chạy khỏi TC.
Theo Viện Khoa học Xã hội TC, nước nầy sẽ chịu áp lực chủ yếu từ các yếu tố nội tại như: công xuất sản xuất dư thừa, tồn kho bất động sản lớn và khả năng cạnh tranh về xuất cảng giảm. Trong khi đó, các nhà đầu tư tại Hoa lục coi việc tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài là một mối đe dọa lớn. Nguồn vốn nước ngoài đã tháo chạy khỏi Hoa lục với tốc độ nhanh chưa từng có trong năm 2015 và nếu tăng kinh tế tiếp tục chậm lại, việc thoái vốn có thể còn mạnh hơn.
Bắc Kinh có thể đủ sức xử lý việc thoái vốn khỏi nước nầy, nhưng chuyên gia WOO cho rằng: “Các quan chức TC đang cạn kiệt công cụ để vực dậy nền kinh tế, buộc họ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn, TC không thể cùng một lúc vừa hạ lãi xuất, vừa bảo vệ đồng NDT”.
  • Các nhà giàu Hoa Lục có một cuộc di chuyển tài sản vô cùng to lớn, theo đó 630 tỷ USD đã được chuyển sang nắm giữ tài sản ở nước ngoài trong thời gian qua. Riêng trong tháng 7/2015, con số thật khủng là 125 tỷ USD. Khi bong bóng bất động sản và cơn sốt TTCK lên đến đỉnh điểm và núi nợ 28.000 tỷ USD khiến dòng đầu tư rủi ro lớn và kết quả là di chuyển tài sản rất lớn ra nước ngoài. Trong khi đó, giới nhà giàu nhìn thấy Bắc Kinh tung tiền ra cứu nền kinh tế vội vàng và nhất là cứu nguy TTCK, giúp dòng vốn tháo chạy còn nhanh hơn, chứ dài hạn là không đạt mục đích gì hơn.
  • Hoa Lục chuyên sản xuất những mặt hàng rẻ tiền, thiếu phẩm chất an toàn mà một thời Bắc Kinh đã qua mặt người tiêu thụ tại Mỹ, châu Âu và các nước chậm tiến, nhưng người tiêu dùng dần thức tỉnh, đồng loạt tẩy chay các mặt hàng độc hại do TC sản xuất. Nhiều dữ kiện thông tin và sách báo đã cảnh báo thực phẩm, trái cây tẩm hóa chất, đồ chơi của trẻ con. Đặc biệt là cuốn sách “DEATH BY CHINA” (Chết dưới tay Trung Quốc) ra mắt năm 2011 của 2 học giả Mỹ Peter Navarro và Grey Autry đã gây tiếng vang trên toàn thế giới. Với cái tên đầy đủ của tác phẩm vô cùng giá trị nầy “Death by China – Confronting the Dragon – A Global Call to Action” (Chết dưới tay Trung Quốc – Đối đầu với con rồng – Lời kêu gọi toàn cầu hành động), nó đã mô tả hàng loạt các phương thức bẩn thỉu mà Bắc Kinh đang tiến hành, đe dọa nền an ninh thế giới từ can thiệp vào tiền tệ, cho đến chính sách mậu dịch bóc lột, lao động nô lệ, nhất là các sản phẩm tiêu dùng chết người, nhất là “thuốc Tây giả” tràn lan ở các nước Phi Châu. Đây là một nguy cơ hết sức thật không hư cấu (non-fiction) mà tất cả chúng ta giờ đây đều phải đối mặt với con rồng đỏ TC đã và đang “ĐẦU ĐỘC TOÀN THẾ GIỚI”.
Điển hình là các điều kiện nuôi trồng thủy sản ở Hoa Lục rất tồi tệ. Nhà sản xuất nhồi nhét hàng ngàn đủ loại cá, tôm vào môi trường cực kỳ ô nhiễm, nhằm mở rộng sản xuất tới mức tối đa. Ngay cả các loài thủy sản kể trên không chết vì bệnh thì những vi khuẩn còn bám lại như Vibrio, Listeria, Salmonella sẽ gây mầm bệnh hiểm nghèo cho những người ăn phải cá loại tôm cá bị nhiễm bệnh nầy.
  • Một thống kê cho thấy, đã có hơn 65.000 nhà máy sản xuất tại Hoa Lục đã phải đóng cửa từ đầu năm tới nay và con số nầy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi các đơn đặt hàng ngày càng bị thu hẹp và cắt giảm.
Yin Weimin – Bộ trưởng Lao Động – cho biết: “Trong hoàn cảnh hiện nay thì vấn đề công ăn việc làm của người lao động là mối lo hàng đầu của Chính phủ TC, chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua, hàng loạt các doanh nghiệp vừa lớn, vừa nhỏ đã phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất ảnh hưởng nhiều nhất là thành phần lao động nhập cư ngoại tỉnh với con số tăng lên đến 150 triệu người”.
CÔNG XƯỞNG THẾ GIỚI CỦA TC SẮP PHÁ SẢN:
Sức khỏe của nền Kinh Tế của TC đang lâm trọng bệnh đã trở thành tâm điểm của dự luận thế giới qua hàng loạt biến động lớn như thị trường bất động sản & thị trường chứng khoán tại Hoa Lục sụp đổ, nạn thất nghiệp tràn lan…và còn một vấn đề rất quan trọng cho nền kinh tế TC nguy ngập, đó là mô hình kinh tế dựa trên “3 RẺ”: (1) Chi phí nhân công lao động rẻ. (2) Vốn rẻ. (3) Giá xuất cảng các sản phẩm ra nước ngoài giá rẻ. Chính những lý do nầy đã làm nên TC thành công được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”. Nhưng, cái gọi là công xưởng thế giới trở tành một quả bom nổ chậm khổng lồ.
Theo RFI, các vụ nổ ở Thiên Tân khuya thứ Tư 13/8/2015 với những quả cầu lửa khổng lồ, những tiếng nổ kinh thiên động địa và khung cảnh hoang tàn của ngày tận thế và để lại những nỗi đau đớn cho thân nhân những người lính cứu hỏa trẻ tuổi tử nạn và mất tích…đã để lại ấn tượng khó quên cho những người chứng kiến. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, theo thống kê chính thức đã có gần 139.000 tại nạn lao động công nghiệp làm cho 27.000 tử vong. Những con số kinh khiếp và chắc chắn là đã bị giảm thiểu so với sự thật.
  • Trong năm 2014, có 931 công nhân thiệt mạng vì tai nạn hầm mỏ.
  • Năm 2013, vụ nổ một đường ống dẫn dầu của Sinopec ở Thanh Đảo làm 62 người chết và 136 bị thương.
  • Cũng trong năm 2013, một vụ hoả hoạn kinh hoàng tại nhà máy chế biến gia cầm ở Cát Lâm làm 120 người chết.
Trong mỗi vụ tai nạn, đều phát hiện ra những vi phạm các quy định cơ bản như các cửa thoát hiểm bị khoá chặt hoặc thậm chí không có cửa thoát hiểm, công nhân không biết gì về luật an toàn lao động…Các doanh nghiệp bỏ qua vấn đề an toàn để giảm chi phí và nạn tham nhũng giúp họ bị thoát khỏi những vụ thanh tra hiếm hoi.
An toàn lao động không được chú ý, các tiêu chuẩn bị bỏ qua, tham nhũng tràn lan ở mọi cấp độ, thiếu vắng sự minh bạch, thói quen giấu diếm mỗi lần xảy ra thảm họa…Tất cả những khuyết điểm, hay nói đúng hơn là “sự băng hoại của mô hình kinh tế Tàu Cộng” nay đã bị phơi bày trước toàn thế giới qua thảm họa ở Thiên Tân. Vấn đề được đặt ra không phải ở chỗ chỉ thiếu vắng luật lệ về rủi ro công nghiệp mà là sự chểnh mảng, nạn tham nhũng đã ngăn trở mọi áp dụng nghiêm túc các quy định về an toàn lao động.
CÔNG XƯỞNG THẾ GIỚI DỊCH CHUYỂN KHỎI HOA LỤC:
Công xưởng thế giới tại Hoa Lục tăng chi phí nhân công gần gấp đôi khiến các tập đoàn đa quốc phải gấp rút tìm những địa điểm sản xuất mới. Khi các nhà quản lý lựa chọn địa điểm để đặt nhà máy mới, một trong những yếu tố quan trọng nhất là chi phí sản xuất sao cho có lời. Tuy nhiên, chi phí sản xuất có nhiều hình thức và thay đổi liên tục. Cùng với chi phí lao động, còn có chi nguyên vật liệu, vấn đề năng lượng, giao thông và tỷ giá.
Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) đã xem xét 25 nhà xuất cảng lớn nhất thế giới và tạo ra chỉ số chi phí sản xuất. Khi chi phí sản xuất bao gồm cả tiền lương, năng suất điều chỉnh, chi phí điện, khí đốt và thay đổi tỷ giá tiền tệ trên cơ sở một công ty tiêu biểu của Mỹ.
BCG tính toán rằng Mỹ & Mexico là ngôi sao đang lên trong sản xuất. Kềm chế mức lương và khả năng khai thác năng lượng mới giá rẻ tại Mỹ đã hấp dẫn nhiều nhà sản xuất. Trong khi chi phí sản xuất ở Tàu Cộng liên tục tăng trong một thập niên này, chi phí tại Mỹ lại gần như không thay đổi nhờ vào mức lương lao động ổn định, chi phí năng lượng giảm và khoa học kỹ thuật hiện đại giúp tăng năng xuất. Mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ hiện tương đương 96 xu sản xuất ở TC. “Khoảng cách thu hẹp dần và khi cộng thêm chi phí vận chuyển thì việc sản xuất tại Mỹ xem ra có lợi hơn tại TC”, theo nhận định của chuyên gia Hal Sirkin thuộc BCG.
Tiền lương công nhân tại Mexico hiện thấp hơn 13% so với TC, dự kiến sẽ thấp hơn 30% trong 2 năm tới. Bên cạnh đó, Mexico ký nhiều hiệp định thương mại tự do với 44 quốc gia. Với lợi thế nầy, việc đặt cơ sở sản xuất tại Mexico đã và đang trở thành một địa điểm lý tưởng hấp dẫn đối với các nhà sản xuất trên thế giới.
Christopher Wilson – chuyên gia kinh tế tại viện Nghiên cứu Mexico (thuộc Trung tâm Quốc tế Woodrow Wilson ở Washington – cho biết: “Do tiền công ở TC đã tăng gấp đôi trong vài năm trở lại đây, nó đã làm thay đổi toàn bộ tính toán của các công ty Mỹ. Mexico đã trở thành nơi cạnh tranh nhất trong việc sản xuất hàng hóa cho thị trường Bắc Mỹ và chắc chắn là Mexico cũng trở thành nơi có chi phí cạnh tranh tốt nhất trong việc sản xuất một số loại hàng hóa cho thị trường toàn cầu.”
Tình trạng hiện nay tại Hoa Lục là càng ngày càng có nhiều công ty lớn nước ngoài đã và chuẩn bị rời Hoa Lục sang một số các quốc gia khác tại các nước Đông Nam Á mà nhiều nhất là Indonesia, vì Indonesia có nhiều tiềm năng để chiếm vị trí số 1 trong ngành sản xuất ở Châu Á nhờ sự kết hợp giữa các yếu tố kinh tế và chính trị. Hàng loạt nhà sản xuất lớn như General Electric, LG hay Toyota đều công bố các kế hoạch coi Indonesia là trung tâm sản xuất hàng hóa xuất cảng. Ở quy mô rộng lớn hơn, với điều kiện thuận lợi về lao động, chi phí, thị trường, các nước Đông Nam Á đang mở rộng ra cơ hội kiếm lời hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia, nhất là thời điểm Cộng đồng Kinh tế ASEAN chuẩn bị hình thành.
Trong khi đó, Malaysia, nền kinh tế lớn thứ ba ASEAN cũng đang bùng nổ với ngành xe hơi, chất bán dẫn, thiết bị điện tử và tàu thuyền…với mức tăng trưởng dự kiến đạt 20 – 30% trong năm nay. Hãng chocolat Hershey cũng đang xây một nhà máy 250 triệu USD tại Malaysia.
Trong khi đó, Ấn Độ đang nổi lên thành một trung tâm sản xuất mới của thế giới với lực lượng lao đông khổng lồ và rẻ. Theo Golman Sachs sẽ có thêm khoảng 110 triệu lao động Ấn Độ đến năm 2020, trong khi TC chỉ thêm được 10% so với lực lượng hiện tại. Lương của lao động Ấn Độ trung bình chỉ bằng 30% so với lao động TC hiện tại, các chi phí khác cũng thấp hơn rất nhiều.
Nhằm đưa hình ảnh mới mẽ, năng động này ra thế giới, Bộ Trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Anand Sharma đã công du New York và trình bày với các nhà đầu tư Mỹ về một Ấn Độ đã chuẩn bị sẵn sàng để thay thế TC để trở thành công xưởng mới của thế giới. Hiện một ban chuyên về chính sách sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin đang tích cực điều chỉnh văn bản nầy để có thể hoàn thiện vào cuối năm 2014. Trước tín hiệu nầy, từ phiá chính phủ Ấn Độ, Phòng Thương mại Mỹ, Hiệp hội Dịch vụ Công nghệ Thông tin Nhật Bản đều lên tiếng ủng hộ. Với hành động này, chính phủ Ấn Độ đã phát tín hiệu quyết tâm xây dựng “công xưởng mới” của thế giới và quyết đấu với TC để đạt được mục đích trên.
Hiện các chuyên gia đang dự đoán xem liệu những nhà hoạch định chính sách Tàu Cộng có hoàn thành được mục tiêu chuyển đổi cấu trúc sang tập trung vào tiêu dùng nội địa hay không? Nếu chính sách nầy thành công, kinh tế cũng chỉ tăng trưởng 6 – 7%, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trong trường hợp thất bại, đây sẽ là cơn bão kinh tế & chính trị đối với Tập Cận Bình.
Bên cạnh đó, mức tăng trưởng mục tiêu 7% mà TC đưa ra là thiếu chính xác và tin cậy. Nghiên cứu của hãng Consensus Economics cho thấy mức tăng trưởng GDP thực tế của TC thấp hơn so với số liệu công bố chính thức. Trong đó, tăng trưởng GDP theo quý của năm 2015 ở mức cao nhất dự đoán chỉ đạt 5,3%.
Nếu cứ cho rằng con số tăng trưởng 7% năm 2015 là chính xác, thì với tỷ lệ đầu tư 44% GDP trong năm 2014 của TC chỉ đem lại tăng trưởng thấp như vậy là không hề lạc quan. Điều nầy cho thấy rõ ràng nhu cầu đầu tư cũng như nhu cầu với hàng hóa xuất cảng của TC đang suy giảm mạnh.
Hiện chính quyền Bắc Kinh phải thực hiện cùng lúc 3 nhiệm vụ chính: 1/ Giải quyết những hậu quả của thị trường tài chánh mà không làm đổ vỡ thị truờng. 2/ Tăng trưởng kinh tế kết hợp chuyển dịch cơ cấu sang thị trường tiêu dùng trong nước. 3/ Thúc đẩy nhu cầu đầu tư, tiêu dùng, kinh doanh tại TC.
Nhưng, theo tình hình gần đây cho thấy Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn chưa đạt được những mục tiêu trên; thậm chí, Financial Times nhận định những chính sách mà chính quyền Bắc Kinh thực hiện trong 7 năm qua chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Trong tình huống xấu nhất, có thể Bắc Kinh tính tới chuyện thả nổi đồng NDT?
Đối với một quốc gia xuất cảng như TC, sản xuất công nghiệp có vai trò quan trọng, trên thực tế đã kéo đà suy giảm từ năm 2010, nhưng thị trường “bất động sản” đóng băng, xuất cảng sụt giảm, đồng NDT phá giá, chính sách cắt giảm sản lượng đối với các ngành dư thừa và chi phí lao động gia tăng khiến sản xuất công nghiệp của TQ nửa đầu năm 2015 ở vào tình trạng báo động. Theo số liệu của chính phủ, tăng trưởng sản xuất công nghiệp chỉ ở mức 6,8%, nhưng trên thực tế tăng trưởng thực tế chỉ ở mức 1,2% điều chưa từng xảy ra trước đây. Các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân thậm chí còn lỗ hơn 21% nửa đầu năm phải đóng cửa.
Trường hợp điển hình là Panchenggang là nhà máy thép quốc doanh ở ngoại ô Thành Đô tại Hoa Lục phải đóng cửa vào cuối tháng 3/2015 khi công nghiệp nặng dần suy yếu, khiến khoảng 16.000 công nhân ở nhà máy thép Panchenggang đã mất việc làm.
Sự dao động mạnh của TTCK  của Tàu Cộng ngày hôm nay và việc công bố các dữ liệu về ngành chế tạo đang gây ra thêm những mối lo ngại về triển vọng ảm đạm kinh tế TC, mặc dù các giới chức chính phủ đều lạc quan cho rằng tình hình đang trong vòng kiểm soát. Các nhà phân tích cho biết việc công bố thêm các dữ kiện kinh tế không mấy sáng sủa đã làm cho cổ phiếu bị mất giá. Một cuộc khảo sát của chính phủ về hoạt động của các công xưởng cho thấy khu vực chế tạo của TC đã co cụm với tốc độ nhanh chóng trong vòng 3 năm. Cuộc khảo sát của công ty Markit, tập trung vào các doanh nghiệp tư nhân cỡ nhỏ, cho thấy hoạt động tại các công xưởng đang ở mức yếu kém nhất trong vòng 6 năm rưởi trở lại đây.
Đối với nhiều người theo dõi TTCK, ông Lục Thủy Kỳ – GS Kinh tế học của Đại học Bắc Kinh – cho biết: “Vào thời điểm này không ai có thể nói chắc là thị trường đã chạm đáy hay chưa?”. Sự xáo trộn TTCK và sự phá giá của đồng NDT đã làm cho các chuyên gia kinh tế của tập đoàn Goldman Sachs hạ thấp dự báo của họ vế mức tăng trưởng củaTC trong 3 năm tới. Họ cho rằng, tăng trưởng của TC sẽ chỉ còn 5.8% vào năm 2018, sau khi đạt mức 6,4% trong năm 2016 và 6,1% trong năm 2017.
KẾT LUẬN:
Tôi xin nêu vài nhận định của Nhà kinh tế Pháp Jean Petit để tạm kết bài viết nầy: Ngày 16/9/2015, RFI đưa tin: ông viết trên báo Le Monde nhận định: “Tại TC, thách thức của thị trường sẽ còn kéo dài”. Cuộc khủng hoảng vừa qua đã làm tăng thêm sự nghi ngại của các nhà đầu tư ngoại quốc và cả người Tàu. Bản thân tâm trạng ngờ vực nầy, bản thân nó cũng là một nhân tố bổ sung cho viễn cảnh bấp bênh của kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán trong những năm tháng tới. Ông Jean Petit nêu ra  những lý do căn bản như sau:
  • Trước hết, khủng hoảng đã tạo nên cảm giác chính quyền Bắc Kinh có thể đã không còn kiểm soát được tình hình “kinh tế vĩ mô”. Tác động hạn chế của các biện pháp tiền tệ và ngân sách do vấp phải những khó khăn rất to lớn: trọng lượng khối nợ, sản xuất thừa, nợ xấu ngân hàng, tín dụng đen phát triển…Nền kinh tế tuột khỏi tầm tay Bắc Kinh vì đã trở nên phức tạp hơn, toàn cầu hóa hơn trước đây.
  • Các biện pháp tái thúc đẩy ngắn hạn làm tăng thêm sự mất cân bằng: “Việc giảm lãi xuất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc chỉ thổi phồng thêm các bong bóng chứng khoán & địa ốc với nguy cơ gây ra những vụ sụp đổ mới. Giảm hối xuất cũng làm chậm lại các nổ lực chấn chỉnh của doanh nghiệp và sự chuyển đổi mô hình kinh tế.
  • Thị trường nghi ngờ sự khả tín của các con số thống kê do Bắc Kinh đưa ra. Cục Thống Kê TC (NBS) không độc lập với chính quyền Trung ương và ai cũng biết rằng chính quyền các địa phương có xu hướng khai lố các hoạt động. Dựa trên một số dữ liệu như sản lượng thép, điện, lượng hàng vận chuyển, nguyên vật liệu nhập cảng, tiêu thụ điện…để khẳng định TC đang hạ cánh cứng (hard landing), tỷ lệ tăng trưởng thực sự chỉ từ o đến 3% mà thôi.
  • Việc phá giá đồng NDT 3 lần trong 3 ngày liên tiếp, trong khi Nhà nước tuyên bố, đây chỉ là biện pháp kỹ thuật đột xuất.
Rõ ràng, con rồng đỏ đã rơi xuống vực và đang tuyệt vọng vùng vẫy trong vũng lầy kinh tế. Bắc Kinh đang sa lầy vào tình thế nguy hiểm chưa từng thấy sau 35 năm tăng trưởng hầu như liên tục. Phá giá tiền tệ là bước đường của Tập Cận Bình…
           NGUYỄN VĨNH LONG HỒ  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét