Một người bạn kể đàn
ông nước ngoài sang Sài Gòn làm việc rất dễ tìm bạn gái
Người Việt và muôn nẻo
đường tiếp tục ra đi
Song May
Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
29/8/2022
https://docs.google.com/document/d/1UHWjcU_sRq0FatRepIZ40-lAxOnfgULz/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Như thế, sau thế hệ của cha mẹ tôi, thế hệ của tôi và giờ đến thế
hệ của cháu tôi… việc di cư bỏ xứ ra đi chưa bao giờ chấm dứt.
Chiến tranh đã hết từ lâu nhưng người ta vẫn ra đi. Đó là bi
kịch kéo dài của người Việt hay là chuyện mấy đời vẫn cố tìm cuộc sống
mới tốt đẹp hơn ở Việt Nam? Ai biết xin cho một câu trả lời.
Nhị Linh - Vũ Hoàng Chương vs Nguyễn Bắc Sơn
Tội ác của Tố Hữu đối với
cái chết của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.
Aug 17, 2009
https://docs.google.com/document/d/1ArKt-g_eTHUBjEJqa8SMDHvpsORGveU-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Tất nhiên rất khó (và rất không nên) nói với những người
mười tám hai mươi tuổi là nơi khác không hẳn chắc chắn có những điều mà họ chờ
đợi, trông mong. Mọi trải nghiệm về cuộc đời đều cần phải trực tiếp, cái khó
nhọc của chúng ta chính là ở chỗ không ai có thể “truyền kinh nghiệm sống” cho
ai được cả. Nhu cầu đi khỏi, rời bỏ cũng vĩnh viễn như chính hai chữ “nhu cầu”
vậy.
Dù vậy cũng nên nhớ, khi The Beatles hát: “She’s leaving home, bye bye” thì
Chuck Berry đã ngay lập tức ngao ngán: “No particular place to go”, và như một lời đáp của trải nghiệm chín
chắn cho sự say mê rạo rực của Vũ Hoàng Chương thời trẻ, Nguyễn Bắc Sơn từng
viết hai câu thơ bất hủ không kém: “Về đâu, đâu cũng là đâu đó/Đâu cũng đìu hiu
đất Hán Hồ”.
Trung Quốc không giúp Lào
trong khủng hoảng, cơ hội cho Việt Nam?
Bình luận của Phạm Hoài Sơn
29/8/2022
https://docs.google.com/document/d/1xRFU_ibkTuMhodWw3O_jLTERYFTNRJrg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Việc Lào bước vào khủng hoảng nợ như ngày hôm nay cũng sẽ là những
bài học kinh nghiêm sâu sắc đối với Việt Nam. Mới đây, một nhà ngoại giao kỳ
cựu cho biết, chính quyền Nhật Bản rất ngạc nhiên khi họ muốn cung cấp vốn ODA
cho Việt Nam với lãi suất chỉ 1% nhưng phía Việt Nam không buồn quan tâm, trong
khi chính quyền Việt Nam sẵn sàng vay vốn từ Trung Quốc với lãi suất 3%.
Chính vì vậy, nhiều dự án của Trung Quốc tưởng chừng như mang lại
lợi nhuận, nhưng thực ra lại tạo ra những khoản nợ ẩn. Trong bối cảnh Việt Nam
cố tình bưng bít các thông tin về các dự án từ Trung Quốc, cũng như các khoản
nợ đối với Trung Quốc. Công chúng sẽ khó giám sát được các khoản nợ này để đến
một lúc nào đó, khi chính quyền công bố thông tin thì cũng là lúc đất nước đã
bước vào tình trạng vỡ nợ.
Ninh Kiều - Thượng nguồn
tích nước, hạ nguồn khan
30/8/2022
https://docs.google.com/document/d/14KdJ0U0-FeOJJpvX94uI0Yidnv463aYw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Theo MDM (Dự án giám sát hoạt động của các đập thủy điện Mê Kông),
hồi trung tuần tháng 8-2022, có đến 15 trong số các đập lớn nhất ở sông Mê Kông
đã tích trữ lượng nước lên tới 2,5 tỉ m3. Đây là một trong những lần trữ nước
tích lũy hàng tuần lớn nhất được quan sát kể từ khi khởi động dự án MDM vào
tháng 12-2020. Đập thủy điện lớn nhất ở Trung Quốc – Nọa Trát Độ, đã lấp đầy hồ
chứa bằng cách tích trữ 1,5 tỉ m3 nước từ thượng tuần tháng 8-2022.
Việc tích nước trực tiếp làm dòng chảy tại Chiang Saen (Thái Lan)
ước tính thiếu hụt 33%. Ba đập lớn nhất ở Lào hiện cũng đang tích trữ nước.
Việc tích trữ kết hợp với lượng mưa tổng thể thấp hơn bình thường có thể sẽ
tiếp tục khiến mực nước sông Mê Kông thấp hơn trong những tuần tới đây.
Ý kiến: Nhà nhập cảng năng
lượng phải cứu xét "tính khả chấp" thật sự của Thủy điện Lào
(Opinion: Energy importers must consider true ‘sustainability’ of
Laos hydropower)
Ming Li Yong – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – August 23, 2022
https://docs.google.com/document/d/1mqclTlC75ZyXSdNM2nBQVduwSQeCgRFK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Trên bề mặt, quyết định của Singapore để nhập cảng năng lượng tái
tạo có vẻ là một cách hữu ích để đạt các mục tiêu khí hậu của mình. Văn phòng Thay đổi Khí hậu Quốc gia ghi nhận
rằng trên 90% năng lượng của Singapore được cung cấp bởi khí đốt. Những chọn lựa của đảo quốc để khử carbon
thành phần năng lượng qua việc giảm sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bị
giới hạn vì kích thước đất nhỏ và thiếu tài nguyên thiên nhiên. Tương tự, năng lượng tái tạo đóng một vai trò
càng ngày càng tăng trong Kế hoạch Phát triển Điện của Thái Lan, và trong năm
2021 Thái Lan đồng ý mua điện từ 3 đập được dự trù trên dòng chánh Mekong ở
Lào. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các
phong trào môi trường mạnh mẽ chống lại đập ở Thái Lan đã góp phần vào những
quyết định nầy để nhập cảng thủy điện.
Nó sẽ phục vụ tốt những quốc gia nầy cho dù thủy điện nhập cảng từ Lào có
thật sự được cứu xét là ‘khả chấp’.
Gió lốc – hồi ký chính trị,
kỳ 10
HGBT
24 tháng 8, 2022
https://docs.google.com/document/d/14DzYh7UFherBI3abT6r50pfJI9Eh7tw0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Ngày hôm sau được nghe báo cáo, tôi mới rõ sau một giờ bắn súng
máy liên tục, các ụ súng bằng tre có phủ đất của Việt Minh ở bờ phía Nam sông
đều bị bắn nát. Lúc đầu bọn Vệ Quốc Đoàn còn bắn trả khá mãnh liệt, nhưng chỉ
nửa giờ sau, tiếng súng kháng cự của chúng thưa dần rồi im bặt. Quốc Dân Quân
liền thi nhau nhảy xuống nước vượt sông. Vì sông Trà Cổ chỉ rộng độ hai trăm
mét và nhiều chỗ nông không cần phải bơi cũng lội qua được nên bên ta chiếm bờ
phía Bắc dễ dàng vì Việt Minh đã “chém vè,” bỏ chạy thoát thân. Trong đêm tối
ta chỉ bắt được vài tù binh.
Mờ sáng hôm ấy tin từ mặt trận về cho biết quân ta đã tiến về phía
Nam, cách sông Trà Cổ hơn mười cây số. Lực lượng phòng thủ của Việt Minh đã bị
quân ta đánh tan. Chúng đang rút chạy về Hà Cối. Bên ta không một chiến sỹ nào
bị hy sinh, chỉ có năm, bảy người bị thương nhẹ. Địch chết và bị thương khá
nhiều chưa kiểm tra được.
Anh Vi Văn Nguyễn, con trai tư lệnh Vi Văn Lưu (sau này là đại tá
trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa) và em gái của anh đi cùng với tôi và một đoàn
anh chị em cán bộ cứu thương tức tốc ra tiền tuyến để mang quà tặng các chiến
sỹ. Chúng tôi phải đi bộ vì lúc ấy ở Móng Cái chỉ toàn đường đất nhỏ hẹp, khó
đi xe đạp bởi rất gập ghềnh.
Thời sự đó đây ngày Thứ ba
30 tháng 8 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
https://docs.google.com/document/d/1EobVGn7eMFIrgbbAqxJjNubfC3nntq76/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Hải quân Trung Quốc bắt đầu
xóa bỏ đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan
27/8/2022
Reuters
https://docs.google.com/document/d/1yL8rWp-pPs_TxLErofKRmWOqa1ynoJgY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Gần 70 năm, một giới tuyến mường tượng chạy dọc eo biển Đài Loan
giữa Đài Loan và Trung Quốc đã giúp giữ hòa bình, nhưng ‘đường trung tuyến’ này
ngày càng trở nên vô nghĩa trong lúc hải quân hiện đại hóa của Trung Quốc khẳng
định sức mạnh của mình.
Trung Quốc chưa bao giờ chính thức công nhận lằn ranh mà một tướng
Mỹ vạch ra hồi năm 1954 lúc cao điểm của sự thù địch trong Chiến tranh Lạnh
giữa Trung Quốc Cộng sản với Đài Loan do Hoa Kỳ hậu thuẫn, mặc dù Quân đội Giải
phóng Nhân dân nhìn chung tôn trọng lằn ranh này.
Linh Dương - Cái kết nào cho cạnh tranh Mỹ – Trung?
30/8/2022
https://docs.google.com/document/d/1fjV5jpDr9DfYcd_M6cUd9SnXJoqKJRsn/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true
Trung Quốc có sụp đổ hay rút lui khỏi cuộc cạnh tranh chiến lược
đang ngày một nóng lên với Hoa Kỳ hay không vẫn sẽ còn là một ẩn số rất lớn.
Tuy nhiên, cái mà chúng ta có thể tự tin kết luận được ở thời điểm này là người
Mỹ muốn kịch bản thứ nhất xảy ra. Cụ thể hơn, họ sẽ muốn gây sức ép trực tiếp
và gián tiếp lên toàn bộ hệ thống chính trị của Trung Quốc ở mọi lúc và mọi nơi
có thể để khiến hệ thống đó sụp đổ hoặc suy yếu tới mức Bắc Kinh buộc phải “vẫy
cờ trắng”, rút lui khỏi cuộc cạnh tranh với Hoa Kỳ. Điều đó cũng có nghĩa là
chúng ta gần như chắc chắn sẽ được chứng kiến một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu
mới, nhiều khả năng sẽ còn căng thẳng và thảm khốc hơn Chiến tranh Lạnh 1.0
giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trước kia.