Đòn bẩy tài chính là công cụ để doanh nghiệp phát triển. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Đó là việc dùng vốn vay để tạo ra lợi nhuận, sau đó dùng lợi nhuận thay thế dần nguồn vốn vay giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc trong khi vốn chủ sở hữu thì giới hạn.
Với điều kiện là chiến lược kinh doanh tốt và thực hiện chiến lược thành công thì đòn bẩy tài chính là công cụ biến “lọ lem thành công chúa”. Tuy nhiên, nếu chiến lược kinh doanh thất bại thì đòn bẩy tài chính sẽ trở thành “lưỡi đao” trảm chính doanh nghiệp đó một cách tàn nhẫn nhất.
Trên thị trường chứng khoán, công cụ đòn bẩy tài chính không xa lạ gì với nhà đầu tư lẫn nhà phát hành chứng khoán. Đó là điều bình thường. Thị trường nào cũng vậy, nó luôn chấp nhận công cụ đòn bẩy tài chính nhưng mà chấp nhận tỷ lệ nào mới là vấn đề cần bàn. Hiện nay các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dính đòn bẩy tài chính rất nặng. Cụ thể như 3 doanh nghiệp của tập đoàn Tân Hoàng Minh phát hành 10.300 tỷ đồng trái phiếu hầu hết là có vốn vay lớn hơn 6 lần vốn chủ sở hữu. Đây là rủi ro rất lớn. Có nhiều doanh nghiệp vốn vay gấp 30 lần vốn chủ sở hữu và đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào một vùng bão rủi ro rất lớn.
Mới đây trên báo có thông tin, Vingroup có vố vay gấp 2,85 lần vốn chủ sở hữu đang làm dậy sóng xã hội buộc các tờ báo phải rút bài. Thực ra theo tôi tỷ lệ này là khá cao nhưng chưa đến mức nghiêm trọng như xã hội phản ứng. Bởi những doanh nghiệp phát hành trái phiếu được niêm yết chính thức trên thị trường chứng khoán đều có vốn vay/vốn chủ sở hữu khoảng 2,5 lần. Như vậy tỷ lệ của Vingroup chưa quá lo ngại như người ta tưởng. Đáng lo ngại là vấn đề tình hình kinh doanh của Vingroup chứ không phải tỷ lệ này. Bởi vì một khi anh đã sử dụng đòn bẩy tài chính mà kinh doanh không hiệu quả thì chính nó thành “lưỡi đao” chém vào cổ anh mà thôi. Vấn đề là hiện nay Vingroup kinh doanh thế nào mới đáng lo ngại.
Có 2 điểm mà tôi chú ý trong những tháng qua, đó là Vingroup đã chuyển Vinfast ra nước ngoài và đang là người đi đầu trong vấn đề xây dựng nhà ở xã hội. Bởi 2 điều này phần nào nó nói lên tình hình kinh doanh của Vingroup và ý đồ của ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng.
Cho đến nay, tôi vẫn không tài nào hiểu nổi, giá nhà đất ở Việt Nam đã tăng đến 170% trong vòng 4 năm đẩy rất xa tầm với của người dân mà ông Vượng lại nhảy vào xây dựng nhà ở xã hội. Cách đây 4 năm, người dân Việt phải mất 35 năm lao động mới mua được nhà thì nay họ phải mất đến 57 năm. Với giá nhà như hiện nay thì Vingroup xây nhà ở xã hội dưới 1 tỷ đồng/căn là điều không tưởng chứ nói gì đến vài năm sau? Không ai tiên liệu được giá nhà và giá vật liệu sẽ nhảy đến đâu sau khi dự án nhà ở xã hội của Vingroup hình thành, nhưng chắc rằng giá chỉ có tăng mà không giảm.
Có lần tôi đã giả định Vingroup sẽ gom lại hàng rồi bán giá khác theo một cách trá hình. Ngoài giả thiết này ra thì khó mà lý giải được tại sao Vingroup lại nhảy vào lĩnh vực nhà ở xã hội. Mà nếu gom hàng bán lại một cách trá hình thì không sớm thì muộn nó cũng lộ nên và Vingroup sẽ giảm giá trị thương hiệu và thậm chí gặp rắc rối.
Được biết, nhà phát triển bất động sản nhảy vào lĩnh vực nhà ở xã hội đang được nhà Nước Cộng Sản ưu ái nên họ sẽ để yên cho Vingroup thực hiện. Sẽ được ưu ái giao đất, sẽ được ưu ái các gói vay, và sẽ ưu ái hạn chế kiểm tra hay thanh tra để nhà đầu tư yên tâm thực hiện dự án. Và có thể Vingroup lợi dụng tình hình này để kéo dài thời gian sinh tồn của tập đoàn.
Để ý rằng, Vingroup làm nhà ở xã hội sau khi đã chuyển toàn bộ cổ phần Vinfast ra nước ngoài. Chuyển toàn bộ cổ phần ra nước ngoài là dấu hiệu cho thấy Vingroup muốn chuyển dần vốn ra khỏi biên giới để tháo chạy. Trước đây Hoàng Anh Gia Lai đã tẩu tán thành công làm Chính quyền Công Sản mất đi một miếng mồi ngon thì nay họ rút kinh nghiệm ngăn cản Vingroup làm điều tương tự. Hoàng Anh Gia Lai chuyển vốn đi, thị trường bất động sản không sập nhưng Vingroup làm điều đó thì thị trường bất động sản và ngân hàng sẽ ngã hàng loạt vì khoản nợ của Vingroup quá lớn.
Rất có thể việc hô hào IPO ở thị trường chứng khoán chỉ là hỏa mù mà Vingroup tung ra để đánh lạc hướng, mục đích của họ là rút vốn trong nước mà thôi. Và bằng chứng là cho đến nay Vinfast vẫn chưa chể IPO ở Mỹ để gọi vốn thì đủ hiểu mục đích của họ đâu phải là xây Vinfast ở Mỹ bằng vốn ngoại? Vingroup có thể lớn ở Việt Nam nhưng để IPO gọi vốn tại Mỹ thì vẫn chưa đạt yêu cầu, ít nhất là thời điểm hiện tại.
Như vậy rất có thể là dự định của Phạm Nhật Vượng đã bị Đảng Cộng Sản bắt bài và ra tay chặn trước, mà một khi đã bị Cộng Sản chặn thì việc Vingroup bị thịt là vấn đề thời gian. Có thể thấy, việc nhảy vào lĩnh vực đầu tư nhà ở xã hội chỉ là kế hoãn binh để kéo dài thời điểm xuống tay của Đảng Cộng Sản. Tin đồn ông Vượng bị cấm xuất cảnh đã bị phía công an bác bỏ, tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa ai thấy ông Vượng đặt chân ra nước ngoài để chứng minh thuyết phục cho mọi người biết là ông không bị cấm. Biết đâu, đây là lệnh miệng thì sao?
Theo như đánh giá chủ quan của tôi, là Đảng Cộng Sản đang không cho Vingroup chuyển vốn ra nước ngoài đồng thời vẫn tạm giữ Vingroup để cho nó không sụp nhằm cứu lấy nền kinh tế. Và tương kế, Vingroup nhảy vào lĩnh vực nhà ở xã hội để buộc nền kinh tế Việt Nam và Chính sách của Chính quyền Cộng sản Việt Nam càng phụ thuộc vào Vin mà nhờ đó để Chính quyền cần phải giữ Vin hơn là thịt Vin.
-Đỗ Ngà-
https://www.facebook.com/PageDoNga
Đọc Thêm:
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm nhật Vượng nợ 376.602 tỷ đồng, cao khoảng 2,85 lần so với vốn (20-8-2022)
Posted by hoangtran204 trên 21/08/2022
20-8-2022 Bài dưới đây đã bị xoá
Bản tin phía trên đã bị xoá, và được thay bằng bản tin với giọng điệu hứa hẹn nói về “tương lai sáng lạng“ dưới đây
Vingroup cần tuyển 100.000 lao động cho loạt dự án mới
21-8-2022
(Baohatinh.vn) – Về kế hoạch 5 năm tới, Vingroup dự kiến xây đựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh cùng với việc mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), mở rộng sản xuất nhà máy ô tô điện ở Hải Phòng, doanh nghiệp này cần tuyển gấp khoảng từ 80.000-100.000 công nhân cho các dự án.
Tại hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, diễn ra sáng 20/8, Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang đã có những chia sẻ về tình hình thực tế lao động và kế hoạch tuyển dụng nhân sự thời gian tới.
Theo đại diện Vingroup, hiện tập đoàn có ba mảng hoạt động chính gồm công nghệ, công nghiệp; thương mại, dịch vụ; thiện nguyện xã hội. Với tổng số nhân sự 45.000 người, tập đoàn đang dự kiến tăng lên 150.000 người trong 2 năm tới.
Nhân sự của Tập đoàn Vingroup bao trùm tất cả cấp độ từ người lao động phổ thông sau khi được đào tạo cơ bản, có khả năng chăm sóc các chất lượng dịch vụ ở chuỗi khách sạn 5 sao, tham gia xây dựng các công trình lớn nhất của Việt Nam ở Vinhome tới những lao động cấp cao người Việt có khả năng quản trị dẫn dắt hàng trăm nhân sự cao cấp trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ, thương mại dịch vụ”, ông Quang thông tin.
Hiện nay Vinfast và Vingroup đang có gần 1.000 chuyên gia đến từ gần 20 quốc gia phát triển trên thế giới. Nghiệp vụ của các chuyên gia ở Việt Nam không chỉ giúp tập đoàn triển khai các dự án nghiên cứu sản xuất trong mảng công nghệ, công nghiệp mà quan trọng hơn là tham gia vào quá trình đào tạo huấn luyện xây dựng đội ngũ nhân sự có chất lượng quốc tế.
Trong vòng 3 năm tới, Vingroup đang có kế hoạch mở ra Trung tâm kết nối trí tuệ toàn cầu tại Khánh Hòa nhằm quy tụ những bộ óc lớn nhất thế giới với các chuyên gia đang sở hữu bằng sáng chế, các nghiên cứu chuyên sâu, Vingroup sẽ hỗ trợ họ phát triển ứng dụng để Việt Nam có một Thung lũng Silicon – nơi quy tụ tinh hoa của thế giới.
Về nhu cầu tuyển dụng trong thời gian tới, trong 2 năm tới, Vingroup cần 100.000 nhân sự trong đó có khoảng 20% là nhân sự cao cấp đã qua đào tạo tối thiểu là trình độ đại học. Khoảng 10% cho khối sản xuất, phục vụ sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài.
“Về kế hoạch 5 năm tới, Vingroup dự kiến xây đựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh cùng với việc mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), mở rộng sản xuất nhà máy ô tô điện ở Hải Phòng, chúng tôi cần tuyển gấp khoảng từ 80.000-100.000 công nhân cho các dự án này”, Tổng Giám đốc Vingroup cho hay.
Để xây dựng lực lượng lao động hiện đại, bền vững, hội nhập trong ngắn hạn, cách tiếp cận của chúng tôi là học nhanh nhất từ những người giỏi nhất và đưa việc học vào sản phẩm dịch vụ thực tế để tiếp tục cải tiến. Về ngắn hạn, chúng tôi tiếp tục đầu tư cho chất lượng nhân sự hay nói đúng hơn là chất lượng dân số cả về sức khỏe, trí tuệ. Từ câu chuyện giáo dục ở Vinschool, VinUni, Vinfuture,Vinglobal… tới những câu chuyện chia sẻ, lan tỏa, nhân rộng kinh nghiệm xương máu của Vingroup cho thế hệ tương lai và các doanh nghiệp bạn muốn học hỏi.
Tổng giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang
Đại diện tập đoàn đề nghị Chính phủ, các địa phương và các bộ ngành cùng phối hợp với Vingroup hỗ trợ trong tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Với chính quyền địa phương, Vinfast và công ty xây dựng Vinhome đang có nhu cầu tuyển dụng hàng chục nghìn lao động để đào tạo và phát triển họ thành những công nhân lành nghề. Ông Quang cho hay tập đoàn cần các địa phương phối hợp cung cấp nguồn nhân lực số lượng lớn, đã qua đào tạo cơ bản, có định hướng về tinh thần làm việc thái độ làm việc, đặc biệt coi trọng tinh thần kỷ luật. Vingroup sẽ có chế độ đãi ngộ tốt nhất để họ yên tâm công tác.
Bài viết về "nợ cực khủng" của Vingroup bị báo nhà nước rút xuống
22/8/2022
An ninh đứng bên ngoài nhà máy của VinFast ở Hải Phòng hôm 26/2/2019 nhân chuyến thăm của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tới Hà Nội
AFP
Một tờ báo Nhà nước có bài viết về số nợ lớn của tập đoàn Vingroup so với vốn chủ sở hữu, nhưng bị rút xuống sau đó vài tiếng không rõ lý do.
Tờ Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh hôm 20/8 đăng tải bài viết với tiêu đề "Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực "khủng", bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng," tuy nhiên ba tiếng sau phải rút xuống, tờ Thoibao.de phát hiện điều này đầu tiên.
Bản lưu của bài báo vẫn còn nhìn thấy trên bộ nhớ đệm của trang web doanhnghiepkinhtexanh.vn. Bài báo dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2022 của Tập đoàn Vingroup cho biết, tập đoàn này gánh khoản nợ phải trả lên tới hơn 376.000 tỷ đồng (khoảng 16 tỷ USD), cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu (132.000 tỷ đồng).
Bản báo cáo của Vingroup cho cổ đông mỗi quý công khai trên trang chủ Vingroup.net, cho thấy số nợ phải trả của họ tăng hơn 100.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cho đến ngày 30/6/2022, tập đoàn mẹ của VinFast ghi nhận doanh thu thuần khoảng 32.000 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, giảm gần một nửa so với mức hơn 60.000 tỷ đồng.
Kinh doanh dưới giá vốn khiến doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lỗ gộp 4.362 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái công ty lãi gộp 13.741 tỷ đồng.
Theo tờ báo có cơ quan chủ quản là Hiệp hội Đầu tư, xây dựng – dịch vụ nông, lâm nghiệp Việt Nam, trên nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.
Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.
Về rủi ro kinh doanh, theo Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra.
Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.
Cũng trong ngày 20/8, Tổng Giám đốc Vingroup Nguyễn Việt Quang, trong buổi hội nghị do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, cho biết họ cần thêm gần 100.000 nhân sự trong hai năm tới cho hàng loạt dự án xây dựng được triển khai trong tương lai.
Ông Quang cho biết, trong kế hoạch năm năm nữa, Vingroup dự kiến xây đựng 500.000 căn nhà xã hội và một loạt dự án xây dựng được triển khai tại Quảng Ninh, Khánh Hòa, TPHCM cùng với việc mở mới nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh), mở rộng sản xuất nhà máy ôtô điện ở Hải Phòng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét