Uỷ ban Bảo vệ Ký giả – CPJ – kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho Phạm Đoan Trang
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ khu vực Đông Nam Á cho biết: “Chính quyền Việt Nam không nên phản đối việc nhà báo Phạm Đoan Trang kháng cáo bản án 9 năm tù vào tháng 12 năm ngoái và phải trả tự do cho cô mà không có những điều khoản hoặc điều kiện sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm báo của cô. Càng sớm thả tất cả các nhà báo bị giam cầm sai trái sau song sắt chừng nào, thì Việt Nam sẽ càng sớm được coi trọng.“
Phiên tòa phúc thẩm của bà Phạm Đoan Trang sẽ được xử công khai và dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ sáng ngày 25 tháng 8 tại Tòa án cấp cao ở quận Cầu Giấy.
Ngày 14 tháng 12 năm 2021, Phạm Đoan Trang đã bị kết án chín năm tù vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước, một tội hình sự theo Điều 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết sức khoẻ của Phạm Đoan Trang đã giảm sút sau khi bị giam cầm 2 năm.
Phạm Đoan Trang được trao Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế của CPJ tại New York vào ngày 17 tháng 11 năm 2022, để ghi nhận sự dũng cảm của bà Trang trong nghề báo.
Theo điều tra năm 2021 của CPJ, Việt Nam được xếp hạng nơi giam giữ nhiều nhà báo thứ tư trên thế giới, với ít nhất 23 nhà báo.
Dự kiến trong phiên phúc thẩm, toà án nhân dân tối cao cũng sẽ y án với Phạm Đoan Trang như với tất cả những tù nhân chính trị khác từ trước đến giờ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi Việt Nam phóng thích hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm
Một ngày trước phiên phúc thẩm, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) có trụ sở tại Hoa Kỳ ra thông cáo báo chí thúc giục Việt Nam xoá bỏ cáo buộc và trả tự do cho ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm vì họ không có tội mà chỉ thực hành các quyền dân sự và chính trị của mình.
Ông Phil Robertson- Phó giám đốc phân ban Châu Á-Thái Bình Dương của HRW kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc và các nhà ngoại giao tại Hà Nội lên tiếng phản đối việc kết án Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, đồng thời yêu cầu tòa phúc thẩm bác bỏ những bản án bất công đối với họ, những người vận động đòi công lý cho hàng nghìn người dân oan mất đất ở Việt Nam.
“Hai nông dân này đã bị buộc phải hoạt động chính trị vì chính quyền cưỡng chế tịch thu đất của họ, khiến họ phải hành động để đòi lại đất để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình của họ.
Cuộc đấu tranh của hai nhà hoạt động này kéo dài nhiều năm để vận động đòi công lý cho những người nông dân đã mất đất đai và sinh kế vào tay các quan chức chính phủ hung hãn, cán bộ Đảng Cộng sản cầm quyền và các đối tác kinh doanh thân thiết của họ, những người không nghĩ gì ngoài việc giành đất cho các dự án của riêng họ.
Chỉ vì mục tiêu duy nhất là theo đuổi quyền lực và lợi nhuận, các quan chức chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam đã quên rằng nông dân là một trong những người ủng hộ cách mạng ban đầu, và bây giờ họ đang ném quyền lợi của nông dân ra ngoài cửa sổ.“
Đồng thời, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng còn kêu gọi các tổ chức quốc tế, các cơ quan của Liên hợp quốc và các nhà ngoại giao tại Hà Nội lên tiếng phản đối việc lạm quyền của nhà nước đối với hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm.
Bên cạnh đó, tổ chức này cũng yêu cầu tòa phúc thẩm hủy bỏ bản án bất công đối với những hành động chỉ đơn thuần là vận động một cách ôn hòa sử dụng các quyền dân sự và chính trị của người dân.
Trong phiên phúc thẩm ngày 17/8/2022, toà án nhân dân tối cao xử y án sơ thẩm đối với ông Trịnh Bá Phương 10 năm tù, 5 năm quản chế và bà Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù và 3 năm quản chế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét