Tưởng Năng Tiến – Võ Thị Thắng
Thay vì một vòng hoa, một nén nhang, hay đôi lời ai điếu, tôi xin mượn một câu thơ của Thâm Tâm (đưa người ta không đưa sang sông) để đưa Võ Thị Thắng về nơi an nghỉ cuối cùng. Hoa hoè, nhang khói, điếu văn … này nọ hẳn không thiếu trong tang lễ “trọng thể” dành cho chị – theo như tường trình của VOV :
“Đọc điếu văn tại lễ truy điệu, trong niềm tiếc thương sâu sắc, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Trưởng ban lễ tang xúc động ôn lại cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vẻ vang của bà Võ Thị Thắng, người con của Nam Bộ thành đồng với ‘nụ cười chiến thắng’ đã trở thành một trong những biểu tượng cao đẹp cho thế hệ anh hùng trong cuộc kháng chiến giành độc lập – tự do – thống nhất đất nước. Tinh thần Võ Thị Thắng là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo.”
Đỗ Ngà – Vị trí của Vinagroup đối với kinh tế , chính trị Việt Nam, thế cài răng lược
20/8/2022
Đòn bẩy tài chính là công cụ để doanh nghiệp phát triển. Vậy đòn bẩy tài chính là gì? Đó là việc dùng vốn vay để tạo ra lợi nhuận, sau đó dùng lợi nhuận thay thế dần nguồn vốn vay giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc trong khi vốn chủ sở hữu thì giới hạn.
Với điều kiện là chiến lược kinh doanh tốt và thực hiện chiến lược thành công thì đòn bẩy tài chính là công cụ biến “lọ lem thành công chúa”. Tuy nhiên, nếu chiến lược kinh doanh thất bại thì đòn bẩy tài chính sẽ trở thành “lưỡi đao” trảm chính doanh nghiệp đó một cách tàn nhẫn nhất.
Tập trận Thái - Trung và nguy cơ cho Việt Nam
Phân tích của Trần Đắc Thắng
22/8/2022
Thái - Trung tập trận không quân chung
Mới đây, sau những cuộc tập trận kéo dài trên Biển Đông và xung quanh Đài Loan, Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng các cuộc tập trận của mình với một số nước Đông Nam Á.
Trung Quốc và Thái Lan mới có cuộc tập trận không quân chung “Chim ưng tấn công 2022” vào ngày 14/8. Đây là cuộc tập trận đầu tiên như vậy sau nhiều năm bị tạm hoãn do đại dịch COVID-19 và là cuộc tập trận thứ 5 kể từ năm 2015 (1).
Cuối tuần trước, trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định rằng Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) để tham gia tập trận. Tuyên bố nêu rõ: “Cuộc tập trận chung nhằm mục đích tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa lực lượng không quân hai nước, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác thiết thực và thúc đẩy sự phát triển không ngừng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Thái Lan”.
Trung Quốc tập trận vây Đài Loan và kinh nghiệm thực tế cho Việt Nam ở Biển Đông
Thu Hằng /RFI
22/8/2022
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay trên eo biển Đài Loan gần đảo Bình Đàn (Pingtan, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc), hòn đảo của Trung Hoa đại lục nằm gần đảo Đài Loan nhất, ngày 05/08/2022, trong đợt tập trận phong tỏa Đài Loan. AP - Ng Han Guan
Cuộc tập trận vây Đài Loan trong vòng một tuần là cách Bắc Kinh thể hiện giận dữ đối với Washington, thị uy sức mạnh với Đài Bắc với lời đe dọa thống nhất, kể cả dùng đến vũ lực, nhưng cũng là thông điệp gửi đến các nước trong vùng Biển Đông và biển Hoa Đông về lập trường bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.
Bộ Thương mại Mỹ: Ván ép Việt Nam sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc, phải chịu thuế đến gần 200%
VOA Tiếng Việt
20/8/2022
Bộ Thương Mại Hoa Kỳ vừa đưa ra kết luận sơ bộ rằng một số sản phẩm gỗ ván ép (plywood) của Việt Nam có nhập nguyên liệu chính từ Trung Quốc với mục đích né thuế chống bán phá giá và do đó các sản phẩm này sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá có thể lên đến 200% như Mỹ đang áp dụng với Trung Quốc.
Việc tính thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam này sẽ được tính từ ngày 17/6/2020 (ngày thông báo khởi xướng cuộc điều tra), theo một thông báo của Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 29/7 trên trang The Federal Register.
Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập?
02/9/2013
Hiện nay đảng CSVN đang tạm thời nắm quyền kiểm soát ở Việt Nam. Như ai đó nói: “Lịch sử được viết bởi những kẻ chiến thắng”. Tương tự, lịch sử Việt Nam đã bị viết lại bởi các sử gia là đảng viên của đảng CSVN.
“Những ai đã sống và đi học ở Miền Nam trước năm 1975 đều không hề biết ngày 2-9-1945″.
Ngay sau khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 8-3-1945, Nhật đã khuyến khích 3 nước Đông Dương hãy tuyên bố độc lập ngay.
Vua Bảo Đại đã công bố bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 11-3-1945 và giao cho Trần Trọng Kim thành lập nội các.
Gs. Phạm Cao Dương - 19 tháng 8, 1945: Cách mạng hay Việt Minh Cướp Chính Quyền?
27/7/2021
Dù trong nước mười phần chết chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại còn hơn với chín phần kia. Chúng tôi sẽ cướp quyền để tỏ cho các nước đồng minh biết chúng tôi mạnh, chứ không chịu cho ai nhường. (Lời của Đại Diện Việt Minh Lê Trọng Nghĩa nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim)
Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử. (Trả lời của Thủ Tướng Trần Trọng Kim)
Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cuộc cách mạng oai hùng đó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, kéo dài hơn 80 năm, và của phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước ta từ một nước thuộc địa đã trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người dân độc lập, tự do làm chủ nước nhà. (Nhà giáo nhân dân – GS Sử học Đinh Xuân Lâm. Phó Chủ tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Khoan – HKHLS Việt Nam. Trích Lời Giới Thiệu tác phẩm Cách Mạng Tháng Tám, Những Giờ Phút Lịch Sử)
Mường Giang - Đâu Là Sự Thật Về Ngày 19-8-1945: Việt Minh Cướp Chính Quyền?
10/8/2017
Ngày nay ai cũng biết cuộc kháng chiến chống Pháp, sau khi
thực dân trở lại tái chiếm VN vừa lúc thế chiến II chấm dứt. Đó là xương máu chung
của toàn thể quốc dân VN, chứ không riêng của đảng CS hay cái gọi là cách mạng
tháng tám, tháng mười, mà bấy lâu nay đảng Hồ cứ rêu rao tuyên truyền để lừa
bịp công luận.
Đây là một chặng đường lịch sử vô cùng quan trọng, vì chính nó đã dự phần quyết
định vận mệnh của đất nước và dân tộc Việt như hôm nay chúng ta đã biết. mà
khởi đầu bằng một giai đoạn ngắn ngủi từ 9-3-1945 tới ngày 3-9-1945.
Năm 1945: Cướp chính quyền và thay quyền dân
Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
31/8/2018
Luật sư Trần Thanh Hiệp từng là thành viên phái đoàn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa đàm Paris 1973 và Luật sư tại Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 30/4/1975.
Nhân đánh dấu cuộc Cách mạng Tháng Tám và ngày 2/9 ở Việt Nam năm nay, BBC Tiếng Việt giới thiệu các ý kiến khác nhau về giai đoạn lịch sử này.
Ông Trần Thanh Hiệp, cựu luật sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn trước 30/4/1975 nói với BBC Tiếng Việt từ Paris về điều ông gọi là thiếu tính chính danh của hành động 'cướp chính quyền' năm 1945.
Trần Gia Phụng - Việt minh cướp chính quyền ở Hà Nội 8/1945
22/08/2017
Ngày nay, các biến cố tháng 8-1945 thường được sách báo của cộng sản (CS) gọi là “cuộc cách mạng tháng 8”. Tuy nhiên, vào lúc đó, chính người CS tự hào là đã “cướp chính quyền”. Điều nầy sách vở CS còn lưu truyền và những thường dân lớn tuổi hiện còn sống xác nhận. Mở đầu chuỗi biến cố nầy là cuộc cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
1. O.S.S. HUẤN LUYỆN VIỆT MINH
Nguyên tại Cao Bằng, ngày 11-11-1944, một phi cơ trinh sát Hoa Kỳ bị hỏng máy ở biên giới Hoa-Việt. Trung uý phi công Rudolph Shaw nhảy dù ra khỏi phi cơ và một đơn vị VM tìm được. Họ đưa Shaw đến gặp Hồ Chí Minh (HCM), đang có mặt ở Pắc Bó, xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (William Duiker, Ho Chi Minh a life, New York: Hyperion, 2000, tt. 282-283.)
Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 4
HGBT
12 tháng 8, 2022
Tôi trở về Huế ngày 8-8-1945, vừa lúc có tin máy bay Mỹ đã ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Tin này được một số người nghe lén đài BBC và VOA loan truyền một cách mau chóng. Tôi đến từ biệt anh Châu để trở về Hà Nội vì có tin Nhật sắp đầu hàng. Trước tình hình mới, tôi phải về nhận chỉ thị của đảng. Anh Châu cũng đồng ý tôi nên về gấp để gặp anh Nguyễn Ngọc Sơn. Anh Châu dúi vào tay tôi một số tiền nhỏ, bảo là thêm vào lộ phí vì ít ra cũng phải mất hơn mười ngày tôi mới về tới Hà Nội.
Chuyện trong tuần (15-22/08/2022)
21/8/2022
1) Mỹ đổ thêm dầu vào lửa
Sau cơn giận chưa nguôi của Bắc Kinh trước chuyện bà Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi viếng thăm Đài Loan. Những hành động hùng hổ của Bắc Kinh trả đũa tập trận bao vây quanh đảo Đài Loan vừa ngưng ngày 10/08, thì chiều cùng ngày, ông Kurt Campbell, điều phối Ấn Độ-Thái Bình Dương tuyên bố với báo chí thế giới rằng“Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Đài Loan nhiều hơn nữa, cương quyết đẩy lùi sự khiêu khích của Trung Cộng đối với Đài Loan, tàu chiến của Mỹ sẽ qua eo biển Đài Loan trong tuần tới….”
Thời sự đó đây ngày Thứ hai 22 tháng 8 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Stephen M. Walt * - Đánh giá chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sau nửa nhiệm kỳ
Nguồn: Stephen M. Walt, “Biden Needs Architects, Not Mechanics, to Fix U.S. Foreign Policy,” Foreign Policy, 12/07/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Trong lúc bầu cử giữa kỳ đang đến gần, Washington đã bị cản trở bởi tư duy nhóm và sự thiếu tầm nhìn, khiến họ không thể tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề của kỷ nguyên mới.
Tôi vừa trở về nhà sau kỳ nghỉ, còn Tổng thống Mỹ Joe Biden thì đã lên đường tới Trung Đông. Tôi nhận ra đây là thời điểm thích hợp để đánh giá kết quả chính sách đối ngoại của chính quyền. Tôi đã bỏ phiếu cho Biden vào năm 2020 và thực sự cảm thấy nhẹ nhõm khi ông được bầu, nhưng tôi lo rằng Biden và đội ngũ nhân viên quá hòa hợp của ông sẽ không đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ thiết kế chính sách đối ngoại và đại chiến lược cho thế kỷ 21. Điều nguy hiểm là họ sẽ lại quay về với những ý tưởng hão huyền, những câu khẩu hiệu, và những chính sách có thể đã thành công trong Chiến tranh Lạnh, nhưng từ đó đến nay gần như luôn thất bại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét