“ Saving private ryan “
Lời người viết,
Tôi muốn mời các em cháu chúng tôi còn ở trong nước. Và cả ở hải ngoại
Xem với chúng tôi, một phim đầy tính nghệ thuật, và tình người, rất nhân bản.
Để hiểu rõ về những con người các em cháu không còn gặp nên không thấy có họ.
Họ có đó, trong đời sống, các em các cháu phải thấy. Không thấy có họ. E rằng mình sống mà quá vô ơn. Nhìn lại những hình ảnh của những người gần gủi bên đời chúng ta,
Họ là những người bên nào cũng nên nhớ tới. Bởi họ, người lính, cả đời chỉ xả thân cho đời...
Những người gần gủi bên đời chúng ta, dễ tìm. Rồi tìm những giá trị với nó họ chịu Hy sinh. Với cái đất nước nào, sao mà họ chịu chết cho
Xem phim về chiến tranh như phim Saving private Ryan sẽ có dịp hiểu nhiều về người lính về những trái khoáy trong chiến tranh. Về những giá trị ẩn tàng làm nên người lính.
Với tôi. Nó là những gì rất ngắn gọn. Được nói tới rất ngắn và ngay từ đầu phim. Không để ý dễ bỏ qua.
Cảnh một người đàn ông già đi thăm mộ.
Ông ấy khẩn khoản nhờ người nhà:
“ Nói đi. Nói cho họ biết. Tôi sống ra sao. Có xứng đáng để họ hy sinh mạng sống của họ để cứu tôi không.
Nói đi,nói dùm đi. Tôi có sống đàng hoàng không.
Nói đi. Nói dùm đi. cho họ biết, Nói,... Tôi sống đàng hoàng.”
Cảnh của cái Scene đó với lối lấy cận ảnh, cho thấy một Matt Damon diễn xuất tuyệt diệu…trong vai Ryan tuyệt diệu trong khi nhờ các người nhà, thật đặc biệt Anh như van như xin , như cầu, như khẩn người nhà bằng cái giọng nói đầy kịch tính của một người bị kích động đến cái mức cuối của tình cảm. Anh quýnh quíu như sợ chậm một giây, chậm một giây đồng hồ nào trong khoảnh khắc đặc biệt anh mong người ở trong mộ biết rằng họ hy sinh vì điều đáng để họ hy sinh. Bằng không. Ôi thương thay, những người đã từng bỏ mạng cho anh sống. Họ sẽ buồn biết bao. Họ đã chết cho không vì cái gì !Mạng sống của họ nếu đem đánh đổi, giá trị không bằng nùi giẻ rách.
Anh sợ những người cứu tử những ân nhân của anh mà chỉ một giây nghĩ về anh như thế nét mặt anh diễn xuất mang cái sợ khi năn nỉ người nhà.Sợ họ không giúp. Nổi tuyệt vọng hiện ra,...trên nét mặt đầy vẻ đau đớn,..
Tôi cũng có nỗi niềm,
Phải, nói đi…
Nói với một người vợ của một người, mà tôi có bổn phận báo lại với bà rằng : Người đó sống đàng hoàng.
Bà có thể yên nghĩ khi mọi người coi bà là người của ông . Tôi xin là nhân chứng...
Là nhân chứng,Tôi cũng có phim chiến tranh cần mời mọi người xem lại… để coi tôi nói có đúng không.
Xin mời...
Những hẩm hiu, cô đơn của một người.
( Những người như tôi, mà lòng còn không rộng mở với ông ! Giao thiệp như một chuyện chẳng đặng đừng, chẳng qua vì “công việc ?! “)...
Ngồi đây, bây giờ, nhắc lại câu nói cũ khi tôi viết về ông trong một bài viết khác, như một lời tạ lỗi của riêng bản thân tôi với ông.
Ghi lại những gì về ông trong những dòng sau đây. Tôi chỉ mong làm được cái điều mà người đàn ông già trong phim muốn người nằm trong mộ, biết cho ông, một điều. Điều đó, ông xứng đáng trong cả đời ông. Vì cái nợ cái nần ông này đã có với . người nằm trong ngôi mộ ông đến thăm mỗi lần người ta nhớ đến công lao của người chiến sĩ đã vì quê hương hy sinh. Hy sinh thân mình
Người đàn ông chúng ta đang bàn đến , ông cũng muốn để cho những người, ông nghĩ ông đã mang nợ với họ, thấy ra: ông sống đàng hoàng.
Cái hẩm hiu chỉ ông gánh chịu, khi đối diện đồng bào của mình.
Ngoài ông,. có ai đâu.
Khi đối diện cùng đồng bào. Sau 1975.
Vậy mà, thời gian đó, khoảng mươi mười lăm năm sau 75, người ta thấy. Ông xuất hiện, hết nơi này, tới nơi kia.
Trong những lần có sự tập hợp của anh em cựu quân nhân VNCH. Không có lần nào là ông không bị đồng bào phàn nàn, chê trách. Đó là trong hội trường. Những ban tổ chức được coi như bạn.
Như một lần. Ở miền Nam California.
Hết thiếu tá Tài, người chỉ huy một đơn vị của Liên Đoàn “81 Biệt cách Dù“ đặc trách phòng thủ Bộ Tổng tham mưu ngày 30 tháng Tư.
Một người nổi tiếng, ngày ấy.
Nổi tiếng. Do ông là Người bất tuân thượng lịnh. Không chịu đầu hàng kẻ địch, theo lịnh trên.
Lịnh từ một vị tướng lâu ngày không ai nhớ tới nay bỗng nhiên tiếp cú gọi của thiếu tá Tài muốn xin lịnh của tướng Minh. Ông đã thay tướng Minh ra lịnh cho T.tá Tài đầu hàng quân địch.
Không đầu hàng, vị thiếu tá kéo quân, là những anh em dưới quyền chỉ huy của mình ra đi…để thành người hùng.
Ông chất vấn. Với tư cách thay cho “ anh em bên nhà,” với toàn những chuyện tuân thượng lịnh hay không tuân lịnh !
Như: Ông đi. Th. tá Tài hỏi. “ Tội đào ngũ. Có đáng xữ tử hình hay không? “
Người khác, nhận mình là một thương phế binh, cấp bậc Thiếu tá. Tự giới thiệu là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tờ báo Diều Hâu ở Mỹ. Hỏi và muốn được nghe trả lời, mà câu trả lời chỉ là Yes or No thôi. (ông nhấn mạnh.)
“ Khi ông đi. Có được Bộ trưởng Quốc phòng ký giấy cho phép ? Có không? “
Một người, xưng là cựu ký giả chiến trường. Ký giả D M, với 15 năm làm báo ở hải ngoại. Và “đã theo dõi mọi hoạt động của ông ấy,” (ông ký giả cho biết .) Ông ký giả hỏi. Nhiều câu. Trong đó,...có câu,
“.Ông có nói, tôi nhớ rõ, sẽ trao trách nhiệm lại cho Tuổi trẻ. Điều đó, bây giờ có không ? “ (2)
Toàn là những chất vấn. Nghi ngờ. Khinh mạn, rẻ...rúng !
Ngoài hội trường thì còn nặng nề hơn.
Nào là Đã đảo ; nào là, tên Sát nhân, tên hèn nhát, nào là, cút đi,…(*2)
Đồng bào biểu tình chống sự xuất hiện của ông. Tin và hình ảnh đầy trên những bản tin các Đài truyền hình Hoa kỳ. Fox, CBS #5, ABC #7, NBC,…
Trở lại với “Một số phận, hai nhân vật.” mà ông Kim Thanh đề cập.
Một số phận, Cùng mất nước “vì tin vào một nước lớn không đáng tin cậy.”
Hai nhân vật, Hoàng thân Sirik Matak, Kampuchea và ông, người của Việt Nam Cộng hòa.
Một đàng, ông Sirik Matak, uất ức, giận người (nước Mỹ,) giận mình (dễ tin người, là cả tin như ông Kim Thanh nói) chối từ sự giúp đỡ của Mỹ.
Chịu thua, ở lại. Và… chết.
Một đàng, khác, ông cũng uất, cũng giận người , giận mình. Dường như ông không chịu chấp nhận, không nhượng bộ, không chịu thua.
Chấp nhận,nhượng bộ, chịu thua. Những từ ngữ với cái hàm ý, có nghĩa tương đương ý nghĩa của “appeasement” trong diễn văn Ronald Reagan đọc vào tháng 10 năm 1962 khi đề cập đến Chiến tranh lạnh, Cold War.
“We believe in peace, but we know that appeasement does not give a choice between peace and war, only between fight or surrender.” (3)
Chỉ là, trong chiến tranh lạnh, chúng ta tin vào Hòa bình. Nhưng để có Hòa bình,( tránh chiến tranh.) Mà bằng nhượng bộ, cái này không giúp chúng ta chọn lựa giữa Hòa bình và chiến tranh.
Mà thật ra với chấp nhận nhượng bộ, chúng ta chỉ có được chọn lựa, giữa Chiến đấu hay Đầu hàng !
Từ chữ chịu thua. Tôi làm gì lôi xệch quý vị vào trận liệt chữ nghĩa, lại ngoại ngữ nửa.!
Chỉ cố gắng đưa được vấn đề đúng với những suy nghĩ rất cần phải đúng.
Xin thưa. Cũng chẳng phải vì cớ gì. Lại dẫn tới ông Reagan.
Chẳng qua, ông ấy hay đề cập đến những vấn đề cốt lõi, của chọn và lựa.
Ông có tiếng là Trắng hay Đen. Thế thôi.
Anh hay tôi. Anh phá sập cái tường này. ( Bức tường phân chia Đông Đức với Tây Đức.) Hay anh để tôi phá. Ronald Reagan nói với Gorbachev. Một thái độ, dứt khoát. Anh hay tôi.
IMtps://mail.google.com/mail/u/0/#inbox?projector=19.jpg
Như trường hợp nêu trên. Có phải chỉ một vấn đề. Ông ấy đưa ra hai cặp chọn lựa.
Hòa bình & Chiến tranh.
Chiến đấu hay Đầu hàng.
Sao nhiêu khê vậy. Sao phải làm vậy ?
Vì thực tế làm việc là vậy.
Bao giờ trong cái thế giới chúng ta hôm nay. Bất cứ việc gì muốn được bàn đến,, kể cả,...và nhất là ngôn ngữ, cũng cần có tần số thích hợp thì tín hiệu mới được chuyển tới người nghe. Lúc đó, mới nghe được. ( Thí dụ cho dễ hiểu, cuộc điện quý vị vừa gọi đã ở “ ngoài vùng phủ sóng.” có gì mà nghe ?
Xin làm ơn quên đi những điều có vị nào nếu thấy tôi cẩn thận quá đáng, trong cái thí dụ mà dù không nói đến vị đó cũng thừa hiểu tôi rồi. Chẳng qua “ ở sao cho vừa lòng người…”. Tôi bị chê luôn luôn, viết gì, chẳng ai hiểu gì “ sất !”)
Nên,
Tùy theo phạm trù của vấn đề bàn thảo.
Cái chúng ta đòi là cái nào.
Cho Chính trị gia.
Có cặp chọn lựa nào hợp cho bằng. Hòa bình & Chiến tranh.
Người ta nhân danh đủ mọi thứ để chỉ kêu gọi Hòa bình.
Cái xấu xa là Chiến tranh. Bỏ nó đi.( Là ta buông súng ! )
Cái khuynh hướng chánh của bất cứ Chính trị gia nào. Là Hòa bình. Muôn năm.
Ronald Reagan liệt kê, Hòa bình & Chiến tranh .
Còn cặp kia.
Rõ ra là cặp để người chiến binh chọn.
Chiến đấu hay Đầu hàng.
Có thứ tự ưu tiên không, Chiến đấu trước. Đầu hàng sau ? Hay chỉ cái này và cái kia. Anh chọn cái nào.
Reagan mà tôi nói tới Trắng Đen rất mực trong chọn lựa. Là đây.
Là chiến binh, làm sao có chuyện Đầu hàng !
Ông, người tôi nói tới, trong trường hợp này lựa chọn của ông ra sao ?
Một chính trị gia?
Một nhà Quân sự, chiến binh ?
Chúng ta, ngày đó, khó lòng nói được. Chỉ biết ông không ở lại, để chết như ông quý tộc Kampuchea.
Ông, vậy là, không chấp nhận cái thua, không chịu thua ?
Ông có hứa, ông về với Quân đội, sẽ cùng chiến đấu. Rõ ràng quá rồi ! Ông không như ông Sirik Matak.
Người chịu cái án “ Quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh.”
Năm ngày sau. Ông lên máy bay. Vù qua Đài loan. Rồi ông qua Ăng lê. Là bước thứ hai (!?)
Là,…
Tránh cái cảnh. Giống như ông Sirik Matak, từ chối lời mời của Mỹ, Xin tị nạn ở Tòa Đại sứ Pháp. Để……rồi thật thương tâm, bị người Pháp làm lơ, giao cho Khmer đỏ. Chết !!!
Ông này. Như những gì mình thấy. Ông không chịu thua.
Nhưng ông có chiến đấu không. Vì nếu không. Có khác gì đầu hàng.
Ông làm sao, có làm thêm gì không mà so sánh với một người vào hoàn cảnh như ông , So sánh ông với ông Sirik Matak, người viết Kim Thanh hạ bút viết, (Ông, Sirik Matak,….)” Vẫn hơn những “đồng nghiệp “ của ông bên kia dòng sông Mê kông như….” (1)
Ấy là ta đã biết qua cái thê thảm đời người của ông Sirik Matak. Cái thê thảm không ai muốn Ngoại trừ cái tiết tháo lừng lững của ông.
Ông này, người chúng ta đang nói đến có tên trong danh sách, đào ngũ. Theo ý ông Kim Thanh.
Ta đã theo chân ông ấy đến Ăng lê.
Ông ở đó. Lâu thật lâu, bây giờ mới nghe nói ông ở Hoa kỳ.
Cái khoảng lâu thật lâu đó có nên nhìn lại. Cho ông !
Sao ông trốn ở nước Anh ?
Như một người không có chọn lựa nào khác để tránh cái họa sát thân mà vị Thủ tướng khả kính và cả khả phục của những người Cao miên tội nghiệp của chúng ta khi dựa vào người bạn Pháp chăng ?.
Có thể. Nhưng nào chỉ có cái việc tránh bị người bạn Pháp bắt giao nạp cho kẻ thù.
Những người Pháp mà ông biết, nhiều lắm, có những người ông xem họ như bậc thầy. Như tướng Vanuxem, những ngày cuối của Việt Nam Cộng hòa ông đã ở một bên cố vấn cho người học trò, là ông, những điều theo ông tướng là việc phải làm. Nhưng toàn những điều về phương diện Quân sự người học trò của ông nay đã là Tướng, phục vụ đất nước bằng vai trò chính trị gia. Đã trễ rồi cho các giải pháp quân sự.
Lại còn giải pháp chính trị kiểu chính phủ Pháp GIÚP cho VNCH. Bằng mười giết nhau.
Như cách các chính phủ Pháp vẫn đâm ngọt sau lưng Miền Nam trước giờ mà người lảnh đủ, còn ai hơn ông
Họ nói họ bạn ta. Mà chỉ thấy họ về cùng bè với Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc Miền Nam Việt Nam và Bắc Việt !
Trong cơn dầu sôi lửa bỏng này, giải pháp chính trị họ đưa ra giúp cho đòi hỏi của phía bên kia có cơ thành đạt hơn, và làm mọi người của cả thế giới, tùy từng phía, phải theo bằng cái giá ...theo họ, vừa phải !?
Vừa phải mà vậy sao .Bởi họ có mất gì đâu.
Giải pháp của người Pháp đưa ra cho cả và thế giới thấy, họ sẽ thành công và cam đoan thuyết phục được cả Bắc Việt lẫn MTGPMN thương thảo với miền Nam.
Chấm dứt chiến tranh. Với điều kiện Đại tướng Dương Văn Minh thay vào vị trí của ông trong chính phủ. Chính phủ của miền Nam phải không có ông này. un point final.
Bên kia như ( ngầm ) cho người Pháp biết họ chỉ nói chuyện với chính phủ Dương văn Minh.
Các nhà ngoại giao Pháp như thực tế cho thấy lại học một bài học nửa khi tin vào “ Bạn “ của mình, người bạn mà
ngạn ngữ Pháp có câu Dis-moi qui est ton ami, je te dirai qui tu es.
Tôi xin lượt dịch, theo với tiếng Pháp ăn đong của tôi, Cứ cho QUA hay MOA ( Moi) biết bạn của TOA ( Toi) là ai.
Moa sẽ nói cho mọi người cùng biết bạn là ai.
Bởi vì người bạn mà bạn có cái giao tình thắm thiết đó họ chỉ chờ ông, do áp lực của cả thế giới để phải ra đi, vì tin cái hứa hẹn “ lèo “ của họ .Mà bạn lại là người vừa làm mai vừa lảnh nợ kiêm cả gác cu , cầm chầu, bạn nói lên, một cách chắc mẽm, ngon ơ. Lời họ hứa.
Rồi. Họ trở mặt.
Và , như thể, quý ông là người gạt cả thế giới. Không phải họ.
Như vậy tại sao ông phải chịu nạp mạng.?
Còn vào nước Anh. Trốn ở Anh.
Theo tôi, đây là một bước lăng ba vi bộ tuyệt hảo của ông, một lãnh tụ một quốc gia đã bị mất nước.
Tài liệu cho thấy, ông được sự bảo vệ của Bộ Ngoại giao Anh. Bên cạnh ông, luôn có các nhân viên Bộ Ngoại giao, họ đối đãi như ông là khách của họ suốt khoảng thời gian ông cư trú ở đó
Ấy là chưa ai nhắc đến cái thư tay bộ Ngoại giao Mỹ với tư cách bạn củ, khuyên ông tránh mặt đám phản chiến Mỹ, đừng vào Mỹ lúc đó.
Cũng từng là Bộ Ngoại giao bạn với nhau cả !.
Ông, người cho đến đây tôi vẫn chưa nói tên của chúng ta, đặt lên bàn cân. So với Bộ Ngoại giao Mỹ.
Ai nặng cân hơn.
Bộ Ngoại giao nước Anh vì lẽ gì tiếp ông.
Không hề để ý gì đến người đồng minh muôn thuở của Anh.
Những người ở Bạch cung, lúc đó, lúc những người như Henry Kissinger ở Bộ Ngoại giao Mỹ, luôn nhìn ông, như một tên cứng đầu dám chống lại họ. Mà giờ lại giữ trong tay nhiều hơn một lá thư do họ nhân danh người Mỹ, nhân danh nước Mỹ để hứa hẹn, ép buộc, dọa tới mạng sống người ta.
Cái tên trouble maker.
A big trouble issue, đến độ khi nói tới người Việt Nam, có lần ông này không dấu được cái ác mồm, với cái giọng thổ ồm ồm không thể lầm với giọng ai khác. Ông phán : “Cái bọn Vietnamese này. Sao họ không chết hết đi cho được việc !”
Vì sao ?
Chẳng qua cái ông Annamite này , cái tiếng gọi người mình của thực dân Pháp trước đây, giống như người Mỹ gọi chúng ta, Vietnamese, cái ông này là đồng minh của nước Hoa kỳ. Vậy mà các ông Nixon, Kissinger chỉ yêu cầu ông ấy làm một việc nhẹ nhàng ký tên vào Hiệp ước Paris cho các ông ấy nhờ. Rút quân được các ông sẽ thắng cuộc đua bầu cử.
Chỉ vậy mà hắn cái tên chết tiệt đó, không chịu làm. Lo những bất lợi miền Nam phải chịu.
Nixon nào dọa, nào ép, nào hứa trên danh nghĩa Tổng thống. Hứa vẫn tiếp tục trợ lực miền Nam Việt Nam trong cuộc chống Bắc Việt xâm lăng như trước mới xong.
Sông có khúc, người có lúc.
Sông nước Mỹ, có khúc khi thì Nixon, Johnson ở Bạch cung.
Người, có lúc, Ông thần Kissinger, có lúc ngự trị ở Bộ Ngoại giao Mỹ.
Khúc đó, lúc đó, ông có được ai đó phụ giúp để được nước bạn Ăng lê nhận cho tá túc không ? Mà ông ở Anh.
Để vào được nước Anh, Ông, có lẽ có những bạn khác chăng !
Có khúc sông khác, người khác. Có người như TT Ronald Reagan mà bên trên chúng ta đề cập đến quan điểm chiến đấu, như của những chiến binh thứ thiệt, những người ông không dấu trong lòng, ông ngưỡng mộ họ ; là một chuyện, và cách chống Cộng sản quốc tế rõ ràng của ông…..chống quyết liệt.
Còn cái lúc, là lúc, bên cạnh ông Reagan, có nhiều cộng sự viên của ông, thay ông và Bộ Ngoại giao trong nhiều công tác mật mà cần thiết để cùng những người bạn chiến đấu bên ngoài nước Mỹ, hợp tác cho những mục tiêu chung, như Đại tá Oliver North.
Ông này mãi về sau mới là cây đinh của vụ Iran-Contra Costa affair, là một..
Là lúc quanh ông Reagan có những người như John Harmer, người ngay từ những ngày đầu sự nghiệp Chính trị của tài tử điện ảnh trở thành Thống Đốc California, ông, từng là Lt. Governor cho Thống Đốc Reagan và từng sát cánh với Reagan trên đường đến với sự nghiệp chính trị lẫy lừng của T Th. Reagan.
Sát cánh , đến độ không chỉ hiểu những chiến thuật, những cách đối phó với đối thủ, những thói quen khi muốn thu phục Hội trường đầy những người nghe của T.Th. Reagan v/v...mà còn là biết được từng ý thích nhỏ nhặt, kể cả những ý thích sâu lắng, kín đáo của ông Reagan.
Viết trong sách của ông về Reagan, trong phần “ Dedicated, “ ông viết:
I am confident that it would please Ronald Reagan to know that this book was dedicated to someone like Ross M. Bee
Ông cho biết tiếp, Ronald Reagan chưa hề quen biết gì với Ross Bee và cũng chưa hề gặp gỡ người này nhưng trong bất cứ lúc nào khi có thể được ông đều sẵn lòng vinh danh ông ấy, chẳng cứ gì một mình Ross Bee mà là toàn thể những người đã cùng ông ấy phục vụ, cùng ông ấy hy sinh trên chiến trường Việt Nam.
Chiến trường Việt Nam, chiến đấu trên chiến trường đó , là chiến đấu cho chánh nghĩa.
Điều này đã rõ trong trí Ronald Reagan. Không thể dấu kín khi có người bạn như John Harmer.
Biết bạn như thế, chia xẽ, chung tay,..
có gì xa.
Về phần Oliver North, cũng binh sĩ Mỹ phục vụ ở chiến trường Việt Nam về.
Còn bao nhiêu Oliver North, John Harmer,...
Cái khúc và cái lúc đó ông này, người chúng ta đang nói tới, quay qua nước Mỹ
Rồi nghe ông.
Chúng ta nghe một phát biểu của ông khi trả lời một câu hỏi ông có đào ngũ hay không ?
Ông đã trả lời :
Nếu tôi đào ngũ. Tôi đã không có mặt hôm nay để trả lời ông.
Mươi mười năm nay, nếu tôi đào ngũ, tôi cứ sống như vậy tôi khỏe vô cùng.
Đã đào ngũ, hôm nay việc gì tôi phải có ở đây để cùng với đồng bào mình cùng nhau tranh đấu cho Tự do của đất nước. (Trích DVD Vị tổng tư lệnh; đã dẫn.)
Một đời người u uất nỗi chơ vơ. Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị…
Đến tôi, một vô danh tiểu tốt còn hối hả lao vào việc.
Nói gì ông. Một người sống với thời thế, sống với nguyên tắc.
Như một người có trách nhiệm.
Như ông vẫn tỏ ra, và nhất là muốn mọi người tin ông như thế, sau này.
Qua những lúc ông tiếp xúc với mọi người.
Bao giờ, bị chất vấn.
Với hết “ là tổng thống,” là “Tổng tư lệnh,” đến “là Trung tướng,” là “quân nhân.” Sao ông thế này, sao ông thế kia ?
Bao giờ, sau những giải thích cũng là lời nhận tội.
Tôi với tư cách là……cuối cùng, tôi xin nhận lãnh cái trách nhiệm….
Là vì tôi ở chức vụ đó, trách nhiệm đó thuộc về tôi.
Cái lối nhận tội, lạ lắm.
Phải thấy ông ấy nhận tội của mình trước đồng bào. Những tội như rút lui bỏ vùng II, để mất vùng I, cuối cùng là cả nước “đi đong.”
Dĩ nhiên ông cũng cho người hỏi ông biết qua cách thức một quốc gia điều hành cuộc chiến ra sao theo lệ thường. Cũng là việc của Bộ tổng tham mưu, của Hội Đồng An Ninh Quốc gia, của những cố vấn, phụ tá,…
Nhưng , là Tổng thống, là Tổng tư lệnh, tôi là người chịu trách nhiệm sau cùng. Tôi xin nhận tội. Đã để thất trận. Đã làm mất nước,…
Ông không chối tội. Ông nhận tội.
Nhưng không hề để lộ ra cái nét khó chịu, bẽn lẽn của một người bị luận tội. Bị người khác vạch ra cái dở của mình.
Ông, như một người biết mình đã vận dụng hết khả năng, đã làm hết sức.
Nhận tội, là tội, có thể, của thuộc cấp, của bộ phận thi hành,…v/v…của lý do này lý do kia,…đưa đến kết quả không như mong muốn.
Ông không mặc cảm phạm tội.
Có giống lối nhận tội của một Tổng thống xứ khác ( Hoa Kỳ ) khi ông Ronald Reagan đứng trước tòa nhận rằng, người này vô tội. Tôi mới là người có tội.
Tôi, Tổng thống nước Hoa Kỳ là người ra lệnh. Người này chỉ thi hành theo lệnh tôi ?( Người bị ra tòa mang tên Oliver North. Vụ xử Contra costa. Về tội bí mật chuyển tiền và vũ khí ra nước ngoài vượt qua sự cho phép của Quốc hội)
Ông không mặc cảm phạm tội. Như cách ông Donald Reagan , không hề mặc cảm khi nhận tội cho một anh em của mình.
Mà hãnh diện làm tròn trách vụ.
Cái trách vụ khó nhất là nhận tội. Cái tội của một bộ phận của Quốc gia mà ông đã từng đứng đầu.
Như Tổng thống Reagan mãi về sau này, sau ông rất xa, khi phải đối mặt với các phức tạp của một nền Dân chủ ở một đất nước mà nhiều lúc các giá trị khác của con người phải chịu khuất tất trước những con số làm nên sức mạnh của đa số hay thiểu số.
Trong đời sống ông,có những giá trị khác mà ông và các bạn hữu của ông trong hay cả ngoài nước Mỹ cùng nhau họ tin vào đó làm ông Reagan đứng ra nhận tội thay cho Oliver North như một tự nhiên. Vì là bạn, bạn bên trong nước Mỹ.
Có lúc nào cho những người bạn bên ngoài. Bên ngoài cũng cứ là bạn được chứ.
Ở ông. Trái lại.
Có cái cao ngạo của một người “chí ta, ta biết; lòng ta ta hay.” Như vụ 16 tấn vàng.
Ông chỉ mỉm cười nếu có ai đó cứ nhất mực tin rằng ông mang nó đi. Dù ông đã nói không.
Nhưng là quân nhân và tội đào ngũ. Ông nhất quyết không nhận.
Trong 10 năm dài đó. Làm sao ông ôm cái uẩn ức của con hùm bó rọ. Của những oan ức thấu trời xanh. Ông có yên ổn sống ?
Nếu yên ổn sống. Thì việc gì ông còn chui đầu ra cho mọi người chửi rủa ?!
Mà chui ra để được nghe chửi rủa rồi thôi hay sao ? Ông có định làm gì không? Tính toán gì không ?
Tiếc thay. Đồng bào tôi mãi cứ muốn thấy ông có tội.
( Điều đã được ông nhận với quốc dân. Công khai. )
Mà đồng bào tôi không bao giờ, không một người. Phải. Không một người nào, hỏi đến rồi ông sẽ làm gì?
Có làm gì nữa không ?
Nếu được hỏi như thế. May ra chúng ta sẽ nghe trực tiếp từ ông, là ông có tính thế này, thế này,…chuyện của đất nước,…
Đến nay, ông đã mất.
Mất ông, không phải quá quan trọng như cái “mất nước, mất tất cả.” câu nói ông đã nói cùng chúng ta để chia xẻ ý nghĩa của cái Mất, mất nước.
Nhưng rõ ràng chúng ta đã bỏ qua cái dịp để hiểu được một người của chúng ta.
Bỏ qua một cơ hội tốt nhất để có thể cùng nhau ngẩng cao đầu.
Biết đâu. Trong những gì ông tính làm cho đất nước, mà nếu, chúng ta nhận là có lý. Với thời gian và kiên trì của hết thảy chúng ta. Nếu chúng ta cùng ông ấy…..
Cùng ông ấy trong một mời gọi mới.
Cũng như đã từng cùng ông ấy trong những phát biểu, những nhận xét khôn ngoan ít ai bì . Mà cũng là “chân lý.” “ Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm.” Càng với thời gian qua. Câu nói của ông càng được chúng ta tin là “Quả đúng vậy!”
Chúng ta nở lòng nào cấm cửa ông. Không hề cho ông cái án, có sự khoan hồng. Một người có lỗi được chuộc lỗi.
Không thổ lộ được với mọi người, với đồng bào mình. Những điều mình muốn được cùng đồng bào, chia nhau cái trách nhiệm, với đất nước. Còn nỗi khổ nào hơn !
Chưa có dịp trình bày. Chỉ mới “lộ diện”….
Ấy là nói cho riêng ông. Ông phải tủi thân chớ.
Không phải chỉ là ,
Quê hương ruồng bỏ,
Giống nòi khinh.
Cái đó, giờ không đáng kể. Chỉ là cái kiếp, của riêng ông. ….
Mà sợ là,
Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỹ.
Thử nghĩ cho ông. Ông và đồng bào ông.
Sống với nhau như nhầm thế kỹ.
Còn gì để nói nửa !
Tôi….có cùng ông. Vâng, có cùng ông, làm với ông đôi ba công việc.
Nhưng tôi không thể nói thay ông. Vốn dĩ những việc tôi biết đó không thể là tất cả những gì ông ấp ủ. Đã đành.
Mà tôi không phải là ông.
Tôi cũng không là Đại diện .
Sao được !
Có chăng, tôi là nhân chứng, phải, nhân chứng.
Có thấy, có bàn, có làm với ông vài việc, có làm cho ông ít việc, ông yêu cầu.,…
Và, là chứng nhân trong điều mà tôi đoan chắc với quý vị, sau đây..
Những lần công khai gặp gỡ đồng bào. Sau lưng ông đã có những manh nha làm mới…
Ông chỉ không đề cập, vì thời gian tính, vì những thích hợp,vì kế hoạch, giai đoạn,…chưa cho phép.
Nhưng có lẽ…vì không một người nào hỏi ông.
Bằng có ai hỏi, tôi tin ông cũng sẽ có cách. Và sẽ rất vui để phá lệ
Lời viết thêm,
Tôi xin cam đoan thưa cùng mọi người, và vô cùng hãnh diện được ở vào vị thế để có thể thưa chuyện cùng bà, người mà ngay lúc vừa đáp xuống An Lộc những ngày nơi đây tan tành trong biển lửa chiến tranh . Tiếng súng vẫn còn nổ, đạn vẫn còn bay, người vẫn có thể chết khi ông ở đó,..
Thân là Tổng thống một nước. Là Tổng tư lệnh của Quốc gia. Người đầu tiên được ông báo tin ông đang cùng đồng bào cả nước,cùng các chiến sĩ anh hùng chia nhau cái gian khổ, cái hiểm nguy,..tại mặt trận.
Ông không loan báo với quốc dân, cũng không với các chiến sĩ của Quân lực.
Ông nói với lối nói rất gần với lối nói của bất cứ người chồng , người cha lúc nào cũng nghĩ về gia đình,..
“A lô, Má tụi nhỏ hả. Ba đây. Ba đang ở An Lộc đây.”
Vì, Người được tin ông vào An Lộc mà bình an. Mừng. Mừng nhất, ông biết rõ, là bà.
Còn toàn dân. Đâu cần ông phải khoe. Vào được An Lộc là bổn phận ông.
Với các chiến sĩ của ông trong quân lực,, đâu chỉ có An Lộc lần này.
Tôi lại biết rằng bà là người tin vào ông, chồng bà nhất. Bà tin chồng, người đàng hoàng.
Nhưng nếu tôi thưa được với bà về những gì tôi biết khi cùng ở bên ông có lẻ làm cho bà vui thêm.
Con người tôi biết, chồng bà, bà biết hơn tôi biết. Dĩ nhiên.
Nhưng con người ông, con người thật của ông. Không phải chỉ gần gũi mà rồi có thể hiểu.
Tôi lại không tranh với bà cái gần gũi, với ông nhà.
Tôi chỉ dám thách thức bất cứ ai dù là người từng làm việc với ông nhà hiểu được ông hơn tôi. Hiểu nỗi cô đơn của người vì việc nước !
Với thời thế. Có thể ông khó thành anh hùng.
Nhưng nếu là chiến binh. Ông là tướng hay tôi là binh, người nào cũng biết mình mang mối nợ với những người hy sinh cho mình.
Món nợ phải sống sao coi cho được với những người đã khuất, đã hy sinh trước mình.
Về việc này. Xin bà ra đi trong thanh thản. Chờ gặp lại ông. Chồng bà sống như một chiến binh.
Tôi tin Bà sẽ thanh thản.
Một nhân chứng
(1) “ Phnom Penh, ngày ấy còn đâu ?” Kim Thanh. On-line.
(2) DVD Quảng Trị, Trận thư hùng Nam Bắc, Dỉa 3, Vị Tổng tư lệnh, IRCC, hội phi lợi nhuận. Phạm phú Nam thực hiện. www.VietSanJoseMuseum.com.)
(3) John Harmer, “Reagan: Man of Principle” ,p.9, Council-Press. Published by Cedar Fort Inc.
Xin nói ngay là phim “ Saving private Ryan, “ với hằng hà tài tử nổi tiếng.
của Hollywood,. Tom Hanks, Matt Damon,...
Xem, xem lại , tôi vẫn thích thú với những gì mà cuốn phim đã để lại trong lòng một người như tôi. Một người từng là lính. lại thấy đời lính quả không là cái lý của cuộc sống để mình có thể cầm súng.
Và, khi đã cầm lấy súng như một bổn phận. Tôi chia xẽ cái suy nghĩ của các nhà Đạo diễn, nhà sản xuất, các tác giả chuyện phim,...những tên tuổi có nhiều cái họ biết mình nên cũng biết như họ, Những Steven Spielberg đạo diễn, những Michael Kahn, viết chuyện phim,...
Tôi như sống cùng với viên sĩ quan Quân đội Hoa kỳ, do Tom Hanks đóng.
Mang trên mình một công tác, thường tình ra mà nói, ở vào hoàn cảnh của một đời sống thường, bên ngoài quân đội, có ma nào thèm nghĩ tới. Trong đời thường, đừng mong
Dẩn toán lính dưới quyền của ông đi ngược chiều dòng thác lũ rút quân. Những đơn vị cấp tiểu đoàn, Lữ đoàn, cả Sư đoàn cũng có, họ rút quân, với những binh sĩ mà thấy mặt, thấy dáng họ ta phải biết ngay,phía sau lưng những người này, chỗ họ đã phải bỏ chạy; chỗ chúng ta, khôn ra,... không nên tới .
Đã là lính. Có nhiệm vụ, phải thi hành.Mà nào chỉ có phải thi hành không thôi. Phải thành công.
Đi ngược đường tiến vào chỗ để chết để làm gì ?
Chỉ phải đi tìm cho ra một chiến sĩ, cái “ thằng “ cha căng chú kiết nào chả ai biết.
Chỉ biết rằng đơn vị của “tên” đó đang có nhiệm vụ chiến đấu với quân Đức. Sâu trong lòng đất địch.
Các anh phải tìm cho ra. Bất cứ giá nào.Đem được tên đó về, cho được đây. Bất cứ giá nào !
Giỡn ông. Giỡn hoài ông. Bất cứ giá nào , thiệt hông. Còn tụi tui, đồ bỏ sao?.
Là kết quả của bao nhiêu khổ cực vất vả và cả bỏ mạng, của những chiến binh cùng ông Đại úy rong ruổi trên con đường thi hành công tác.
Biết ra ,công tác của mình , nói ra chẳng ra cái khỉ khô gì mà vẫn phải làm, là lúc các người trong toán, có người có phản ứng như vậy.
Giỡn ông. Còn sinh mạng tụi tui .
Chuyện dễ hiểu.
Sinh mạng tôi, nó, cũng là sinh mạng.
Ngoài ra, thằng cha căng chú kiết nào đó gia đình nó, có khác gì gia đình thầy giáo hiền lành.
Ông Đại úy, chỉ khác chúng tôi vì bản thân là người chỉ huy.Thành ra ông ấy có thêm cái khó khăn khi kêu gọi chúng tôi cùng ông thi hành bổn phận.Gia đình ông sợ còn nhiều cái phải để ý hơn gia đình cái thằng phải gió đó _ cả nhà nó có ba anh em trai.
Một thằng chết trong trận chiến, một thằng anh nữa cũng đã ở trong lính. Làm sao nó lại qua mặt cái đám tuyển mộ để là con út của gia đình chỉ còn mình nó, người con duy nhất còn lại mà đất nước Hoa kỳ ưu ái giữ lại cho bà mẹ nếu, ngộ lỡ hai thằng anh nó vì đất nước phải hy sinh. Bà già nó còn có nó để hủ hỷ. Nó mà chết luôn...
Vì cái này là cái dễ xảy ra. Vị Đại úy đã được vị tướng chuyên gửi những người, quân phục chỉnh tề, ăn nói điềm đạm, gửi họ đi để báo cho người mẹ những đứa con họ yêu mến, nay đã về đất mẹ.
Tránh cảnh quá ư quá sức chịu đựng. Đất nước này có đạo luật bảo vệ những bà mẹ như mẹ binh nhì Ryan. Anh cố giúp cho.
Vị tướng lãnh cố thuyết phục ông nhà giáo sống hạnh phúc với vợ và con trong thời bình giờ là Đại úy của Quân lực.
Xem phim về chiến tranh như phim Saving private Ryan sẽ có dịp hiểu nhiều về người lính về những trái khoáy trong chiến tranh. Về những giá trị ẩn tàng làm nên người lính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét