Du khách Đài Loan chụp ảnh với quốc kỳ Đài Loan tại bãi đậu xe hoàng hôn ở Uluru, Úc, vào ngày 25/10/2010. (Ảnh: AAP Image/Dean Lewins)
Tôi không hâm mộ Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi. Nhưng bà ấy xứng đáng được khen ngợi vì bà đã đến Đài Loan ngay cả khi cả Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đều nói với bà là không nên.
Đáng khen hơn nữa là ngay khi ở đó, bà đã chúc mừng người dân Đài Loan vì “xây dựng một nền dân chủ thịnh vượng, được coi là một trong những nền dân chủ tự do và cởi mở nhất trên thế giới”.
Nhận xét của bà Pelosi hoàn toàn đúng và đó là lý do tại sao ông Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại căm thù Đài Loan đến vậy.
Nếu những người gốc Hoa ở Đài Loan có thể đạt được mức độ tự do và dân chủ đó, thì tại sao ở đại lục lại không? Trên thực tế, Đài Loan không chỉ khiến ĐCSTQ mà còn cả Úc đều xấu hổ.
Theo Chỉ số Tự do Kinh tế của Tổ chức Di sản có trụ sở tại Hoa Kỳ, Đài Loan hiện đã — sau nhiều thập niên phối hợp nỗ lực — đã vượt qua Úc trong bảng xếp hạng tự do, vươn lên vị trí thứ sáu trong khi Úc tụt xuống vị trí thứ 12.
Theo chỉ số này, trên thực tế, chúng ta đã rơi từ danh mục “Tự do” xuống “Gần như tự do”. Nếu quý vị nhìn vào sự so sánh của hai quốc gia theo thời gian, quý vị có thể thấy rằng vào năm 1995, cả hai quốc gia đều có cùng 75 điểm.
Năm 1996, cùng năm chính phủ Thủ tướng Howard được bầu, Úc bắt đầu một chặng đường dài để được tự do, và vào năm 2012, chúng ta đã đạt được số điểm cao nhất của mình là 83.
Có vẻ như sau khi cựu Thủ tướng Kevin Rudd và toàn bộ tầng lớp chính trị mất trí vì Cuộc khủng hoảng Tài chính Toàn cầu (GFC) năm 2009, xu hướng tự do của chúng ta bắt đầu đi xuống.
Một khách bộ hành đi ngang qua một màn hình lớn hiển thị đồ thị cổ phiếu ở Thượng Hải, Trung Quốc, hôm 03/08/2022. (Ảnh: Aly Song/Reuters)
Khi sự điên rồ của GFC dần chuyển thành các phản ứng thái quá với COVID, các quyền tự do kinh tế của chúng ta đã nhanh chóng suy yếu trong năm ngoái, do “sức khỏe tài khóa” sụt giảm, hay nói cách khác, đó là khoản nợ ngàn tỷ dollar của chúng ta, chi tiêu gia tăng và thâm hụt ngân sách đang ở mức 5% GDP.
Chủ quyền
Cần lưu ý rằng tuyên bố của ĐCSTQ rằng họ là kẻ cai trị tất nhiên và hợp pháp của Đài Loan là hoàn toàn sai sự thật.
Ông Paul Monk, người điều hành ban Trung Quốc cho Văn phòng Tình báo Quốc phòng và có phân tích về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc xuất hiện trong một bài đánh giá gần đây của Viện Các vấn đề Công cộng, đã chỉ ra rằng:
“Không có triều đại nào trước khi nhà Thanh cai trị Đài Loan. Đài Loan chỉ được hợp nhất trong Đế chế Mãn Thanh vào năm 1885, sau đó được nhượng lại vĩnh viễn cho Nhật Bản vào năm 1895. Người Nhật đã cai trị đất nước này trong 50 năm tiếp theo và phát triển nó một cách có hệ thống. Hồi năm 1947, cư dân ở đó đã nổi dậy chống lại sự áp đặt của chế độ cai trị Quốc dân Đảng Trung Quốc (từ năm 1945). ”
Úc có lợi ích địa chính trị đối với những gì xảy ra với Đài Loan. Tuy nhiên, chúng ta cũng quan tâm đến việc duy hộ một quốc gia-nhà nước với gần 25 triệu dân vốn cam kết xây dựng một xã hội tự do và thịnh vượng.
Và duy hộ ý tưởng rằng chủ quyền cuối cùng đến từ người dân.
Quan điểm trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Scott Hargreaves là Giám đốc điều hành của Viện Các vấn đề Công cộng của Úc.
https://www.epochtimesviet.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét