Các thành viên Đảng Dân Chủ tại Thượng viện đã thông qua Đạo luật Giảm Lạm Phát hôm 07/08 với tỷ lệ phiếu bầu 51 trên 50, trong đó Phó Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Kamala Harris đã bỏ lá phiếu quyết định để ủng hộ đảng của bà. Dự luật ước tính trị giá 740 tỷ USD này hiện đang được gửi đến Hạ viện để bỏ phiếu trước khi chuyển đến TT Joe Biden ký thành luật. Và đây được xem như một thắng lợi lớn của chính quyền Biden sau hơn 18 tháng thương thảo nhưng không có một sự ủng hộ nào của Đảng Cộng Hòa. Sự thật bắt đầu cho thấy một sự phân cực chính trường Hoa Kỳ rõ nét khi Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Ted Cruz của Tiểu bang Texas cho rằng dự luật này là cái cớ cho đàng Dân Chủ thâu tóm quyền lực- Theo ông cho đây là một “dự luật khủng khiếp”…Khủng khiếp như thế nào và tại sao Đảng Dân Chủ sẽ tóm thâu quyền lực sẽ được trình bày và phân tích một bài khác sau này!
Tại sao và từ đâu chính trường Hoa Kỳ đã bị phân cực như hiện nay?
Công luận Mỹ dường như đã diễn ra khá bình thường, khi các Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, và Barack Obama liên tiếp đắc cử hai nhiệm kỳ trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như cách đây đó 200 năm các vị Tổng thống Jefferson, Madison và đặc biệt sự tái đắc cử của ông Monroe là không có ai tranh cử. Sự yên bình trong đời sống người dân Mỹ đã bị gián đoạn bởi sự xuất hiện ông Donald Trump, với tư cách là một người theo chủ nghĩa dân túy. Ông Trump đã chuyển đảng phái bảy lần trong suốt 13 năm chờ đợi khoảnh khắc của mình và đã khiến cả thế giới phải kinh ngạc và sửng sốt khi giành được sự đề cử của Đảng Cộng Hòa nhiệm kỳ tổng thống vào năm 2016.
Đảng Cộng Hòa như ông Bush, ông McCain, và ông Romney (ngoại trừ ông Robert Dole) đã bác bỏ ông Trump vì một loạt các lý do gần như không bao giờ giải thích được: đố kỵ, hợm hĩnh, giả tạo, và lo ngại cả tính đứng đắn và kết tội rằng ông là một kẻ phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, và cực đoan, cũng như hư hỏng, độc đoán, thô lỗ, và không thể kiềm chế tính khí nóng nảy và xu hướng mắng nhiếc thô bạo của mình.
Vì việc đánh bại Đảng Cộng Hòa là đằng nào cũng là nhiệm vụ của phe Đảng Dân Chủ và họ có xu hướng xem thường đối thủ của mình, nên sự phản đối của họ đối với ông Trump ít điên cuồng hơn so với phe Đảng Cộng Hòa chống ông Trump, Những người Không Bao giờ theo Trump (Never Trumpers).
Sự ấm ức của những người thuộc Đảng Cộng Hòa thời kỳ trước ông Trump, nỗi sợ hãi của Đảng Dân Chủ về khả năng cứu vãn chủ nghĩa dân túy của ông Trump, và những phản ứng gay gắt của ông Trump đã gây ra những xung đột vào những cuộc tranh luận chính trị hiện tại không những đối với Đảng dân Chủ mà ngày cả Đảng Cộng Hòa. Những quan niệm cố hữu của cả hai đảng đã tạo ra sự phân cực giữa những người ghét ông Trump và những người ủng hộ ông Trump.
Khi sự xáo trộn và mâu thuẫn này trở nên rõ nét hơn, thì chúng ta thấy rằng cách duy nhất để ngăn chặn sự trở lại đáng ngại của ông Trump là Đảng dân Chủ và những người Đảng Cộng Hòa “Không Trump”là cố gắng làm sao tạo điều kiện để ông không được bầu chọn. Đây là động cơ và âm mưu thực sự của họ. Hai lần đàn hặc khi còn là Tổng Thống và đang một lần với Ủy ban sự kiện ngày 6 tháng Giêng của Quốc Hội khi ông Trump đã rời Tòa Bạch Ốc, nhưng sự cố gắng của cả hai đã không cản bước tiến tới khi ông Trump có ý định ra tranh cử lần thứ 3 vào năm 2024. Ông Donald Trump hiện vẫn còn nhiều uy tín với đảng viên Cộng Hòa, và đang ngày càng lộ rõ ý muốn ra tranh cử tổng thống vào năm 2024.
Sự đột kích của đặc vụ FBI tại tư dinh Mar-a-Lago, như giọt nước tràn ly một cách lộ liễu không ngoài mục đích chận đường ông Trump tái tranh cử bất cứ giá nào. Trong một tuyên bố sau khi xảy ra sự kiện vào cuối ngày 08/08, cựu Tổng thống Donald Trump cho biết ngôi nhà ở Mar-a-Lago, Florida của ông đang “bị bao vây” và “bị một nhóm đặc vụ FBI chiếm đóng.”
Ông Trump nói trong một bài đăng trên mạng xã hội Truth Social, “Đây là thời kỳ đen tối đối với Quốc gia của chúng ta, vì ngôi nhà xinh đẹp của tôi, Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida, hiện đang bị một nhóm rất đông các đặc vụ FBI bao vây, đột kích, và chiếm đóng.”. Ông Trump cho biết, “Sau khi làm việc và hợp tác với các cơ quan chính phủ có liên quan, việc đột kích ngôi nhà của tôi mà không báo trước là không cần thiết và không thích hợp.”
Vụ đột kích được cho là của FBI này diễn ra hai ngày, sau gợi ý mới nhất của ông Trump về việc tái tranh cử năm 2024, trong đó ông không đưa ra một thông báo chính thức. “Mọi chuyện đang đến,” ông Trump nói, “và tôi nghĩ mọi người sẽ rất vui.”.Cựu TT nói khi phúc đáp các nghi vấn báo chí trước khi ông lên sân khấu tại Hội nghị Hành động Chính trị của phái Bảo tồn Truyền thống (CPAC) tại Dallas, Texas, hôm thứ Bảy (06/08).
Ông Trump gọi vụ đột kích này là “hành vi sai trái của cơ quan tố tụng, hành vi vũ khí hóa Hệ thống Tư pháp, và một cuộc tấn công của những người theo Đảng Dân Chủ Cánh tả Cấp tiến vốn đang tuyệt vọng không muốn ông tranh cử Tổng thống vào năm 2024, đặc biệt là dựa trên những cuộc thăm dò gần đây.” Ông còn nói thêm rằng Đảng Dân Chủ “cũng thế, họ sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn cản thành viên Đảng Cộng Hòa và những người theo phái Bảo tồn Truyền thống trong các cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới.”. Ông Trump nói: “Chưa từng có điều gì giống như vậy xảy ra với một Tổng thống Hoa Kỳ trước đây.”.
Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết các đặc vụ FBI bất ngờ khám xét dinh thự Mar-a-Lago của ông hôm 8/8 và phá két sắt của ông trong một hành động mà con trai ông thừa nhận là nằm trong cuộc điều tra về việc ông Trump chuyển hồ sơ chính thức từ Bạch Ốc đến khu nghỉ mát Florida của ông. Việc khám xét chưa từng có nhà riêng của một cựu tổng thống đánh dấu bước leo thang đáng kể trong cuộc điều tra về hồ sơ, một trong những cuộc điều tra mà ông Trump đang đối mặt từ thời còn đương chức và trong việc làm ăn cá nhân.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ từ chối bình luận về cuộc khám xét mà ông Trump gọi là ‘đột kích’ với ‘đông đảo đặc vụ FBI’. Trụ sở chính của FBI ở Washington và văn phòng địa phương của họ ở Miami đều từ chối bình luận. Bất kỳ cuộc khám xét nhà riêng nào cũng cần được một thẩm phán chấp thuận, sau khi cơ quan thực thi pháp luật đang thực hiện điều tra chứng minh có nguyên nhân khả dĩ rằng khám xét là phù hợp. Nhưng vị thẩm phán nào và do Dân Chủ hay Cộng Hòa lại là một vấn đề khác nữa. Sự phân cực hiện tại đã xâm nhập cả ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính trường Hoa Kỳ.
Hầu như chắc chắn là Giám đốc FBI Christopher Wray, người do ông Trump bổ nhiệm, và thượng cấp của ông ấy là bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland, do TT Joe Biden bổ nhiệm, đã chuẩn y cuộc khám xét. “Chắc chắn một điều, Bộ trưởng Tư pháp phải cho phép hành động này”, Phillip Halpern, cựu công tố viên liên bang chuyên về tham nhũng, nói và cho biết thêm rằng việc này cũng dính đến ông Wray và một loạt các công tố viên. Các ủng hộ viên của ông Trump đã cáo buộc đảng Dân chủ đã biến bộ máy liên bang thành vũ khí, dùng nó nhắm mục tiêu vào ông Trump, ngay cả khi ông Biden đã cố gắng giữ khoảng cách với Bộ Tư pháp.
Tình trạng phân cực hiện nay của chính trường Mỹ như một vết thương khó lành cho dù Cộng Hòa có chiếm đa số cả Thượng Viện và Hạ Viện vào ngày 8 tháng 11 sắp tới. Tình trạng phân cực sẽ tồn tại mãi khi sự thay đổi không còn là mục đích xây dựng một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới!
Thái Hóa Lộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét