Vũng Áng là phần nổi của tảng băng chìm
Nguyễn Quang Dy
Sau Đại hội Đảng khóa XII và Quốc
hội khóa XIV (còn đang tranh cãi) ban lãnh đạo mới của Việt Nam đang đứng trước
những thách thức quá lớn so với năng lực thực sự của mình. Họ phải đối phó
không những với ngân sách thâm hụt, kinh tế tụt hậu, văn hóa-xã hội suy thoái,
mà còn với cải cách thể chế, cải thiện nhân quyền, điều chỉnh quan hệ với
Trung-Mỹ trước vấn nạn Biển Đông. Tổng thống Obama sang thăm cuối tháng này
cũng là một thử thách lớn. Chưa hết, thảm họa môi trường do hạn hán và ngập mặn
tại đồng bằng sông Mekong chưa qua, thì thảm họa cá chết do nhiễm độc môi trường
biển tại Miền Trung đã ập tới.
Trùng Dương - 'The
Sympathizer': Trận hoả mù và tuổi trẻ Việt Nam
Chủ Nhật, ngày 01 tháng 5 năm 2016
Vào giữa tháng Tư năm
thứ 41 kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cộng đồng Việt hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ,
nhận được một ngạc nhiên vô cùng thích thú, nếu không là ngoài sức tưởng tượng
của bất cứ ai. Đó là tin cuốn tiểu thuyết "The Sympathizer" (Cảm Tình
Viên) của Việt Thanh Nguyễn, một người trẻ Việt thuộc thế hệ 1.5 hiện là giáo
sư chuyên ngành văn học và sắc tộc tại trường Đại học University of
Southern California, được giải thưởng Pulitzer về văn chương.
Hạn hán Mekong và ‘Cuộc chiến nước’
Ban (làng) Klang nằm kín đáo trên một địa thế hiểm trở giữa các ngọn đồi ở
tỉnh Loei, Thái Lan. Dân làng chậm rãi ra về sau một ngày làm việc nóng bức
trên những đỉnh đồi xanh mướt cao su và khoai mì.
Mở sông, đảo dòng
Trái với cảnh bình yên đó, người khách lạ ghé thăm có thể ngạc nhiên trước
những tấm băng-rôn căng rộng giữa cổng làng: “Chúng tôi không muốn cửa nước”,
“Chúng tôi cần sông Loei”, “Không được nhấn chìm làng”. Thật vậy, Ban Klang
không thể ngờ đến một lúc, họ đã trở thành tâm điểm của một cuộc tranh chấp
nguồn nước, thậm chí tiềm ẩn trở thành “điểm nóng” của những mùa hạn hán tương
lai trên dòng sông Mekong.
'Cái chết từ từ' của Đồng bằng Sông Cửu Long
Lan Phương Từ Loei, Thái Lan
Ngày 2 tháng 5 năm 2016
Kaeng Khut Khu là một khu du lịch nằm bên bờ sông Mekong. Với người Thái
Lan ở tỉnh Loei, mùa khô nhất hàng năm, dân làm cá vẫn bộn tiền mùa du lịch.
Nhưng giờ đây, du lịch cũng "đói" khi con sông quẫy mình theo... thủy
điện.
Con nước cướp miếng ăn
Ông đánh cá tên Prayun San-ae nói: “Bình thường nước lên xuống theo mùa,
biết được nước cạn, nước về, chúng tôi đánh bắt cá. Giờ không đoán được lúc nào nước về nữa.”
Mỗi ngày, để nổ máy thuyền bơi ra Mekong đánh cá, ông Prayun đã tiêu hết
100 baht tiền dầu máy. Cá sông Mekong bắt được, ông bán được chừng 200 baht/kg
(khoảng 140.000đ/kg). Trưa hôm ấy, ba con cá của ông đánh được người trên bờ
mua lại, mỗi con to đến hơn 3kg. Nhưng Prayun không vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét