Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

"Xin chào đồng chí Obama!"




"Xin chào đồng chí Obama!"

Hà Hiển Độc giả từ Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 


Tôi biết nước Mỹ từ lúc còn bé tí khi đất nước còn chia đôi và tôi cùng gia đình sống ở nửa phần phía Bắc.
Thời ấy, tôi biết đến nước Mỹ, cụ thể hơn là người Mỹ, qua các bộ phim của Trung Quốc, Việt Nam hay Triều Tiên và qua cả những gì người lớn đang nói.

Thời chiến
Những ám ảnh ấy đưa tôi vào những cơn ác mộng. Nhiều đêm tôi khóc thét khi mơ thấy những tên lính Mỹ mặt mũi râu ria gian ác đứng ngay ngoài cửa sổ đầu giường đang cầm súng chĩa vào mặt mình.

Chệch hướng sang “CNTB thân hữu”: Nguy cơ có thật!


Cách đây 2 năm, trong bài viết về “Lợi ích nhóm và chủ nghĩa tư bản (CNTB) thân hữu…”, tôi đã có lần trình bày vắn tắt ý kiến về “chệch hướng”. Nếu chệch thì chệch đi đâu? Không thể chệch trở lại chế độ phong kiến vì trình độ phát triển đã vượt qua, dù sự ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến còn nặng nề trên nhiều mặt. Và cũng không thể chệch sang CNTB phát triển vì trình độ phát triển của chúng ta chưa đến đó, giống như hai con đường không đồng mức thì không thể trượt qua được. [Mà nếu chệch sang CNTB phát triển thì cũng không phải đáng lo, vì khi ấy chúng ta sẽ đến được gần hơn với CNXH].
Nguy cơ hiện hữu đáng lo nhất là chệch sang “CNTB thân hữu” – một hiện tượng, sự biến tướng, sự tha hóa chứ không phải là giai đoạn phát triển nào của CNTB. Mà “CNTB thân hữu” là hậu quả tất yếu của “lợi ích nhóm” tiêu cực, nếu để nó phát triển tràn lan và nghiêm trọng. “Lợi ích nhóm” là sự kết hợp giữa quyền lực và đồng tiền, tức là có sự tham gia trực tiếp của những người có chức quyền.
Khi “lợi ích nhóm” phổ biến thì đất nước không thể phát triển và cũng là chệch hướng. 

Những nhân chứng cuối cùng
Bs Trần Ngươn Phiêu


Khi quyển “Viết cho Mẹ và Quốc hội” của Ông Nguyễn Văn Trấn được nhà xuất bản Văn Nghệ cho ra mắt ở hải ngoại, rất nhiều bình luận gia đã góp ý phân tích về tài liệu này. Đây là một quyển sách đã gây nhiều chấn động ở trong nước và cả ở hải ngoại vì lần đầu tiên, vài chi tiết “thâm cung bí sử” trong sinh hoạt nội bộ của giới lãnh đạo đảng Cộng sản  Việt Nam được tác giả phơi bày trước công luận.
Ông Tôn Thất Thiện ở Canada là một trong những nhà bình luận thời sự có tiếng đã viết một bài ca ngợi việc làm của Ông Trấn. Ông Thiện có đề cập đến vài ý kiến dè dặt đối với lập trường của Ông Trấn và đã đề cao các sử  liệu mà Ông Trấn đã trình bày. Một bình luận gia nổi tiếng khác, Ông Lâm Lễ Trinh, một nhân sĩ miền Nam từng giữ chức Tổng trưởng bộ Nội vụ thời chánh phủ Ngô Đình Diệm, đã gọi Ông Trấn dưới danh từ “hung thần Chợ Đệm,” một danh từ mà giới chánh trị miền Nam am hiểu tình hình trong khoảng thời gian khởi đầu cuộc kháng chiến Nam bộ đã riêng tặng cho Ông Nguyễn văn Trấn.
Ông Trấn nay đã qua đời. Người viết bài này đã thực hiện tài liệu này từ lâu dưới tựa đề “Hiện tượng Nguyễn Văn Trấn” nhưng nhiều bạn thân đã đề nghị khoan cho ra mắt vì nhầm vào lúc Ông Trấn đang thực hiện báo chui “Người Sài Gòn,” một tờ báo đã từng làm nhức nhối giới cầm quyền trong nước. Phê bình Ông Trấn vào lúc đó là việc làm không ích lợi cho việc tranh đấu chung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét