Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Bản tin ngày Thứ bảy 10 tháng 3 năm 2018





Phạm Hưng Quốc
  
Để có được cách nhìn tổng thể nhất, tác giả xin nhắc lại một luận điểm của người sáng lập ra Chủ nghĩa cộng sản: Karl Marx viết trong cuốn Tư bản  như sau: Chủ nghĩa tư bản tìm mọi cách tạo giá trị lợi nhuận thặng dư, chúng không trừ thủ đoạn gì để đạt được giá trị thặng dư cao nhất.  Khi giá trị thặng dư lên tới 70, 80, 100% thì chúng sẽ có những tâm lý điên loạn đến mức chúng có thể tự treo cổ!! Rất tiếc rằng những người tự nhận là đệ tử trung thành của chủ nghĩa Marx còn lại trong đội ngũ lãnh đạo của môt số quốc gia xã hội chủ nghĩa ít ỏi còn sót lại đã tạo ra một thế hệ lãnh đạo mới, lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử nhân loại, đó là tầng lớp tư bản đỏ. Tầng lớp những người lãnh đạo này mặc dù luôn khoác áo cộng sản hay xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất họ lại có ham muốn làm giàu cho bản thân một cách cuồng nhiệt nhất. Họ bất chấp những chuẩn mực về đạo đức, sẵn sàng thực hiện những thủ đoạn từ trắng trợn đến tinh vi để kiếm tiền. Phương tiện kiếm tiền của họ là “quyền lực”, sự ranh ma tinh quái và cả sự tàn bạo... Lợi nhuận họ thu về luôn tỉ lệ thuận với những “phẩm chất” này. Hiện tượng tham nhũng trở nên phổ biến và dần trở thành xu thế, có tính chất nguyên lý tất yếu của việc hình thành bộ máy cai trị do họ lập ra mặc dù họ luôn khẳng định “quyết tâm xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân”.


“Dự báo diễn biến tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới” –
một sự suy diễn xuyên tạc và thiển cận

07:42 09/03/2018

Xuyên tạc, bóp méo, diễn biến tình hình... là các “chiêu bẩn” của thế lực thù địch thường dùng để chống phá nước ta trong thời gian qua. Cái gọi là “Dự báo diễn biến tình hình chính trị Việt Nam trong thời gian tới” của Phạm Hưng Quốc là chiêu trò bẩn thỉu như thế. Sau khi bài viết xuất hiện, nhiều trang phản động hải ngoại, mạng xã hội, facebook đăng tải nhằm mục đích xuyên tạc, bôi nhọ, bóp méo đời sống, thể chế chính trị Việt Nam.



Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam

WORD BANK GROUP

Báo cáo này do Maryla Maliszewska, Zoryana Olekseyuk và Israel OsorioRodarte thực hiện dưới sự hướng dẫn của Jose G. Reis và Deepak Mishra.  Đây là báo cáo trong khuôn khổ hỗ trợ kỹ thuật về thương mại và năng lực cạnh tranh cho Việt Nam theo chương trình Hợp tác Ngân hàng Thế giới – Australia Giai đoạn 2 (ABP-2), là một Quỹ tín thác của Australia do Ngân hàng Thế giới quản lý. Các tác giả xin trân trọng cám ơn Michael Ferrantino, Sebastian Eckardt, Phạm Minh Đức, Brian Mtonya và Marcus Bartley Johns về những ý kiến đóng góp và đề xuất có giá trị.



Trở lại hồ sơ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018

Đầu tiên tôi hay mỉa mai xứ VN này là lãnh đạo của họ cái đầu tư duy kinh tế thì kém, nhưng hay thích hội nhập sâu rộng với quốc tế về kinh tế thì chuốc thất bại là điều dễ xẩy ra, đó là tôi mỉa mai cay đắng cho VN trước đây thà rằng họ không gia nhập WTO thì bây giờ VN cũng không đến nỗi tệ hại như vậy, vì khi gia nhập và hội nhập bên ngoài mà không có bộ não điều hành kinh tế thì ta chỉ nhập cái lạm phát và ô nhiễm môi trường của thiên hạ thôi.

Đối với CPTPP mà VN vừa ký kết thì họ khoe khoang là thành công mĩ mãn và VN là quốc gia có lợi nhất thì nó cũng chỉ là trò mị dân, là đánh lừa nhau thôi, vì quốc gia nào ký CPTPP thì ở nhà họ đều nói như vậy cả là quốc gia nào cũng nói mình là nước có lợi nhất chứ không riêng gì chỉ có VN nói là họ có lợi nhất. Vì chẳng lẽ đi ký hiệp định mà lại nói mình sẽ là quốc gia bị thiệt hại nhất thì vào đó làm gì để mà người dân họ phản đối chính phủ đó để mà mất phiếu bầu cử.


Nguiễn Ngu-Í

Báo Bách Khoa số 244 ngày 1-3-1967 và 245 ngày 15-3-1967..

Trong bài Bên lề Hiến pháp tương lai: “Quốc thiều, Quốc kì, Quốc huy” (B.K. số 179, ngày 15-4-1964), anh Đoàn-Thêm có nhắc lại những cuộc bàn cãi của các vị dân biểu Quốc hội Lập hiến năm 1956 trong việc thay đổi quốc thiều và quốc kì, trong đó có đoạn:

“Bài quổc thiều hiện nay, thực ra chỉ là bài Tiếng gọi sinh viên mà Lưu-Hữu- Phước làm cho Tổng hội Sinh viên Hà-nội (AGEl) hồi 1938.

“Về sau, có phong trào thanh niên ái quốc, nhất là sau ngày 9-3-1945, khi Nhật đánh đổ Pháp trên khắp Đông-dương ; Thanh niên phải có bài đồng ca mạnh mẽ, trong những cuộc mét tinh lớn ; vì chưa kịp soạn bản nhạc khác, L.H. Phước chỉ cho đổi lời ca thành Tiếng gọi Thanh niên (...)”



Vũ Linh

Hồi đầu tuần, TT Trump loan tin ông sẽ tăng thuế nhập cảng thép lên 25% và nhôm 10%. Thiên hạ nhao nhao hơn vỡ chợ.
Quyết định của TT Trump, cũng giống như tất cả các quyết định khác của ông tổng thống này, đã gây tranh cãi ồn ào.

Phe ủng hộ cho rằng đây là việc làm quá cần thiết. Nước Mỹ trước đây là nước sản xuất và xuất cảng thép lớn nhất thế giới, nhưng rồi cạnh tranh không lại với thế giới vì mức lương cao của nhân công Mỹ, cũng như vì cạnh tranh bất chính của cả thế giới, như bán với giá thấp hơn bình thường mà Mỹ gọi là dumping, trợ giá cho các hãng sản xuất thép nội địa như Đại Hàn đã làm, hay mánh mung hối đoái kiểu Trung Cộng, khiến Mỹ ngày nay trở thành một trong những nước phải nhập cảng thép nhiều nhất.


Nói Chuyện Với Bình Dân Kỳ 8

… tiến Vào Biển Đông là một phần của cuộc cách mạng Trump.

Mấy ngày nay, tin tức hàng không mẫu hạm USS Carl Vison cập bến Đà nẵng đã vang dội khắp vùng Biển Đông. Nhưng phải nói nhà cầm quyền Việt nam và người dân Việt là hai thành phần có nhiều suy nghĩ và tâm tư dao động nhất về sự kiện lịch sử tháng Ba này.


Ở xứ tự do như Hoa Kỳ, khi trở thành nguyên thủ quốc gia, phần lớn tùy tư tưởng và tình hình thực tế mà chính sách và sự vận hành guồng máy chính quyền có khi trái ngược với những gì mà người tiền nhiệm đã làm. Giới hạn nhiệm kỳ là cách để người khác lên tu bồi kết quả tốt, sửa đổi hoặc dọn sạch những hậu quả tồi tệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét