Tôi đi lòng vòng mấy nước Á Châu nhưng không
đâu mà cảm thấy gần gũi như ở Indonesia. Đất nước này nghèo quá. Dân
chúng, phần lớn, cũng lam lũ và khốn khó y như dân Việt vậy. Đã vậy, khí hậu (đôi nơi
) cũng dịu dàng như Cao Nguyên Lâm Viên khiến cho tôi (đôi lúc) cứ ngỡ
là đã được trở lại quê nhà.
Rảnh, từ Jakarta, tôi mua vé xe hoả đi Bangdung
(thủ phủ của đảo Java) vì nghe nói
nơi đây trà và cà phê nhiều lắm. Rời khỏi thủ đô chừng 100 KM thì
đoàn tầu bắt đầu chầm chậm leo đèo. Cao độ của Bandung hẳn cũng
ngang tầm với Bảo Lộc nên vùng đất này trông không khác chi B’lao và Djiring ở xứ mình.
Quách Hạo Nhiên
1. Chính phủ kiến tạo và vụ ông Nhạ
Từ khi nhậm chính thức nhậm chức Thủ tướng Chính phủ
đến nay, ông Phúc ít nhiều cũng để lại “dấu ấn” cá nhân với các phát ngôn cùng
quan điểm xây dựng một “Chính phủ kiến tạo và phục vụ”. Công tâm và khách quan
mà nói, cho đến thời điểm này ông Phúc và ê kip của mình không phải chỉ giỏi
nói miệng mà không làm. Nghĩa là bên cạnh việc (thông qua hệ thống truyền
thông) tạo dựng hình ảnh cho mình thì sự quyết tâm, quyết liệt trong chỉ đạo điều
hành Chính phủ của ông Phúc với phương châm trên là điều mà mọi người có thể cảm
nhận được. Tuy vậy, “đường dài mới biết ngựa hay” và thời gian chắc chắn sẽ có
câu trả lời chính xác nhất cho mọi lời hứa hẹn và thế thốt. Bởi nói cho cùng,
những lời hứa hẹn và thề thốt vốn là một “chiêu thức” tối quan trọng mà bất cứ
một cá nhân nào cũng đều biết lấy ra để sử dụng nhằm gầy dựng niềm tin với những
đối tượng mà họ muốn chinh phục hoặc dối lừa. Một gã trai dù sang hay hèn nếu
muốn chinh phục trái tim cô gái xinh đẹp đương nhiên sẽ luôn miệng bảo rằng “cuộc
đời này anh chỉ sẽ yêu mình em”. Thậm chí không ít gã còn liều lĩnh ngước mặt
lên trời trong một đêm trăng sáng và thề độc: “em hãy tin tưởng ở anh, đời này,
kiếp này anh hứa chỉ “kiến tạo và phục vụ” duy nhất mình em thôi, nếu anh nuốt
lời thì ông hay Trời sai Thiên Lôi nhằm vào đầu... thằng khác mà bổ xuống!”
08/03/2018
Theo FB Nguyễn Anh Tuấn
Trưa nay, anh Cường - một thành viên nhóm Green
Trees - người thuê nhà trọ giúp Đoan Trang ở ngõ 22 phố Tôn Thất Tùng (HN) nhận
được điện thoại của chủ nhà, yêu cầu đến ngay để làm thủ tục tạm trú, theo yêu
cầu của công an.
Anh Cường báo bận, hẹn chiều mới qua được. Rồi ngay
lập tức liên lạc với Đoan Trang thì không được nữa.
Trước đó Đoan Trang đã thống nhất (đặt ra quy ước, để
xác định việc bị bắt, nếu xảy ra) với những người giúp bảo vệ mình là sẽ không
ra khỏi phòng trọ. Nếu có ra ngoài thì sẽ báo trước cho Cường, rồi mới ra.
Minh Đức | 08/03/2018
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương chính thức được ký kết giữa 11 nước thành viên vào ngày 8/3 tại
Chile.
Tờ Nikkei Asia Review vừa có một bài viết với tiêu đề:
“TPP 11: châu Á dẫn đầu thương mại tự do như thế nào”; trong đó đề cập đến những
ảnh hưởng của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến các
nền kinh
tế thành viên, bao gồm cả Việt Nam.
Nikkei dẫn lời “đại gia” thủy sản Dương Ngọc Minh, Tổng
Giám đốc công ty cổ phần Hùng Vương nhận định, cho dù Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận
ban đầu, nhưng CPTPP vẫn sẽ đem lại những lợi ích cho doanh nghiệp của ông. Năm
ngoái, công ty Hùng Vương đã xuất khẩu số lượng thủy sản trị giá 30 triệu USD
sang Nhật Bản, Canada và Australia. Ông Minh hy vọng, con số này sẽ tăng 30%
sau khi hiệp định CPTPP chính thức được ký kết giữa 11 nước thành viên, vào
ngày 8/3 tại Santiago, Chile
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018 | 9.3.18
Sau nhiều nỗ lực đàm phán kiên trì, rạng sáng nay,
CPTPP đã chính thức được ký kết. Điều này có nghĩa như thế nào đối với Việt
Nam?
Vào ngày 8/3 (khoảng 1h rạng sáng 9/3 theo giờ Việt
Nam), tại Thủ đô Santiago (Chile), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức được đại diện 11 nước thành viên chắp bút
ký. Đây là sự kiện được mong đợi của các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
nhất là trong tình huống tưởng chừng như Hiệp định đã đi đến điểm bế tắc do Mỹ
bất ngờ rút lui vào năm ngoái.
Theo giới chuyên gia nhận định, Việt Nam được mong đợi
là một trong những nước hưởng lợi lớn từ CPTPP, đặc biệt là ngành dệt may với
ưu thế về nhân công giá rẻ.
Hiệp
định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khúc xương khó
nuốt trôi cho VN
8-3-2018
Về lý thuyết thì ai cũng dễ bị tuyên truyền sai là
VN sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi ở VN chuyên gia phân tích kinh
tế của xứ này lạc quan tếu là VN sẽ đóng vai trò chính của CPTPP. Nếu nhìn vào
thì quả nhiên là VN sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất thì ai cũng cho là
như vậy thì họ nói đúng chứ không sai.
Hãy nhớ rằng trong 11 đối tác CPTPP thì có rất nhiều
nước sẽ làm cho các mặt hàng dệt may, nông sản, thủy sản, sữa,… của VN sẽ gặp
khốn đốn và doanh nghiệp của VN họ sẽ hết còn được bảo hộ làm mưa làm gió độc
quyền sản phẩm nữa khi vào CPTPP. Nhưng đó là tốt cho người tiêu đùng VN sẽ được
hưởng lợi từ các mặt hàng tiêu dùng mà xưa nay họ phải trả giá đắt để mua nó
như sữa chẳng hạn.
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018
Hiện tượng các quan chức cao cấp của Việt Nam hoàn
toàn vắng bóng trong buổi đón tiếp hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ
vào ngày 5/3/2018 đã khiến nảy sinh một dấu hỏi lớn: phải chăng giới chóp bu Việt
Nam đã phải chịu một sức ép đủ lớn từ “bạn vàng” Trung Quốc mà đã gây ra hiệu ứng
“lủi sạch”?
Thật thế, tại buổi đón USS Carl Vinson chỉ có đại diện
chính quyền thành phố Đà Nẵng với quan chức cấp cao nhất là ông Lâm Quang Minh
– giám đốc Sở Ngoại vụ, cùng đại diện Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân; Bộ tư lệnh
Quân khu 5. Thậm chí không có nổi một phó chủ tịch của thành phố Đà Nẵng. Còn
nhiều báo nhà nước khi giới thiệu về “đại diện Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân; Bộ
tư lệnh Quân khu 5” thậm chí còn không nói rõ tên họ của các vị này như một sứ
cố ý.
Vĩnh Trường
Nhân vụ bắn súng ở trường trung học Stoneman Douglas
ở Florida, Vĩnh Tường xin đóng góp bài viết này. . . .
Để hội nhập với cuộc sống trên quê hương mới, chúng
ta đã phải nhanh chóng hy sinh những truyền thống, phong tục tập quán của mình
để tiếp nhận những thay đổi. Những cái mới, những giá trị xã hội, những đặc
trưng văn hóa của người Âu-Mỹ nhiều khi đánh đổ hẳn hay làm đảo ngược những
thành kiến lâu đời của người mới di dân. Điều này đã làm cho rất nhiều cha mẹ
thất vọng và hoài nghi; thậm chí không thể chấp nhận nổi những thay đổi phong
cách tương giao giữa cha mẹ và con cái, con cái với tha nhân. Phản ứng có thể
là chấp nhận thầm lặng đau khổ, bỏ mặc, buông xuôi hoặc nệ cổ, cưỡng bức con em
tuân thủ và gìn giữ những khuôn phép được cho là có giá trị truyền thống…
Nguyễn Xuân Nghĩa
Như một ngẫu nhiên mỉa mai, Thứ Năm mùng tám Tháng
Ba, khi 11 quốc gia thành viên còn lại của Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương TPP chính thức ký kết Hiệp ước được thêm tên là TPP Toàn diện và Cấp tiến
(CPTPP) thì cái xứ bỏ cuộc chơi là Hoa Kỳ lại phát pháo lệnh vào thành trì của
tự do mậu dịch với hai sắc lệnh Tổng thống đòi nâng thuế nhập nội cho thép
(25%) và nhôm (10%).
Chính quyền Trump có vẻ đang lùi về chính sách bảo hộ
mậu dịch (protectionism) và khai chiến với các nước. Đa số báo chí đều tường
thuật như vậy. Nhưng sai! Sự thể nó rắc rối hơn thế.
Chúng ta nên đi lại từ đầu….
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét