Vào năm 1956, đơn vị tôi đóng quân ở Chiến khu Đồng Tháp Mười,
được xem là mặt trận tiền tiêu nóng bỏng vào thời bấy giờ. Khi ấy, tôi mang cấp
bực Trung úy, mới 24 tuổi đời, còn bạch diện thư sinh. Tuy hồn vẫn còn xanh
nhưng tâm tình đã nung trong lửa chín ở quân trường. Chính tại Đồng Tháp Mười,
vùng đất địa linh nhân kiệt, đã gợi hứng cho tôi sáng tác những bản hùng ca như
Súng Đàn, Vui Ra Đi, một thuở được hát vang trong Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu. Rồi
tiếp sau đó là các bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa
Màu Nhớ được ra đời cũng tại vùng đất thiêng này. Khi đi vào vùng hỏa tuyến, là
chàng trai trẻ độc thân, với một mối tình nho nhỏ thời học sinh mang theo trong
ba-lô, tôi bước nhẹ tênh vào cuộc chiến đầu đời.
Vũ Thư Hiên
03/03/2018
Theo FB Vũ Thư Hiên
Trả lời bạn Nguyễn Văn Tuệ
Có một câu hỏi vẫn luôn ám ảnh trong đầu cháu, rất mong bác
Vũ Thư Hiên có thể trả lời giúp cháu đó là: Sau tất cả những điều kinh khủng mà
bác phải qua trong suốt 9 năm trời như vậy, mà sao bác không có chút hận thù,
căm ghét gì với những kẻ đã hành hạ bác trong suốt những ngày tháng tù đày dã
man đến vậy ạ? Đọc "Đêm giữa ban ngày" cháu có cảm tưởng như bác đang
nói về chuyện của ai đó chứ không phải của mình vậy. Rất mong bác có thể trả lời
giúp cháu ạ.
Gửi bạn Nguyễn Văn Tuệ, và các bạn: Chau Nhi, Kiều Mỵ, Phan
Thuý Hà, Hong Ngoc Trinh, Vương Quốc Toàn, Tran Thang, Hoài Thu Nguyễn...
Trần Hữu Dũng
Tuy ít được biết ngoài giới kinh tế, Amartya Sen (quê quán
Bangalore, Ấn Độ, Nobel năm 1998, hiện là giáo sư Harvard) là một kinh tế gia
đáng cho đồng nghiệp của ông hãnh diện. Đã là một nhà toán kinh tế (một
ngành cực kì khó!) hàng đầu ngay khi còn trẻ, Sen không bao giờ dùng toán để
“loè” người đọc, trái lại, ông luôn tìm cách giải thích bằng ngôn ngữ thông thường
những định lí mà ông khám phá. Từ vài thập kỉ gần đây, Sen quay sang suy
nghĩ về những vấn đề triết lí lớn, những vấn đề kinh tế trọng đại (như nạn đói,
công bằng thu nhập, vv) và luôn luôn có những nhận định sâu sắc, lí luận khúc
chiết, xây dựng trên một nền tảng kiến văn vô cùng quảng bác.
Trong cuốn “Nhân thân và Bạo lực” (“Identity and Violence”,
New York: Norton, 2006) vừa xuất bản, Sen vận dụng khả năng phân tích sắc bén,
kinh nghiệm sống phong phú, và suy tư sâu sắc của ông để bài bác hai luận đề nổi
tiếng từ đầu thập niên 90, đó là (1) “sự đụng độ của các nền văn minh” của
Samuel Huntington, và (2) “giá trị châu Á”, thường được gán cho nguyên thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu.
LỊCH HỌP CỦA CÁC NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG CÓ ĐỒNG TIỀN MẠNH SẼ TÁC ĐỘNG ĐÊN THỊ TRƯỜNG VÀI THÁNG 3/2018
Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018
Đối với lãi suất đồng USD, là Federal Reserve System, hay Cục
Dự trữ Liên bang, gọi tắt là FED sẽ tăng lãi suất đồng USD, gọi là nguyên lãi
suất lãi suất Fed Funds Rate lên mức 1,5% lêm mức 1,75%, tức là sẽ tăng 0,25%
trong cuộc họp diễn ra ngày ngày 20-21 của tháng 3 năm 2018, và ngày điều trần
họp kín sẽ diễn ra vào ngày 5-7 của tháng 3 năm 2018 nhưng chưa thể nói là họ
nâng lãi suất được, vì đó chỉ là cuộc họp đánh giá về hệ thống tài chính và nền
kinh tế Mỹ thôi.
Cuộc họp 5-7 của tháng 3 năm 2018 sẽ do nữ tiến sĩ về kinh tế
Lael Brainard (Hội đồng Thống đốc) chủ trì và phát biểu. Tức là tôi cung cấp
cho bạn đọc về lịch họp của FED dự kiến trên trang chủ của họ ở đây để những ai
là chuyên gia phân tích tài chính ở VN có thể theo dõi trước:
Phạm Phan Long, Viet Ecology Foundation
2018-03-01
Dẫn nhập
Tăng thuế vào xăng ai phải gánh?
Giữ nguyên thuế cho than ai hưởng lợi?
Và những nghị quyết không thi hành ai chịu trách nhiệm?
Việt Nam đã có Luật Bảo Vệ Môi Trường Số: 55/2014/QH13
(2014) với những quy định “ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý phát
thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu
thụ thân thiện môi trường, hợp tác quốc tế về ứng phó với biến
đổi khí hậu” nhưng quy hoạch điện và thuế môi trường hoàn toàn đi ngược các
quy định kể trên.
Tuy Nghị Quyết bảo vệ môi trường 41-NQ/TW (2004) đề ra những
mục tiêu và quan điểm “bảo đảm sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường, phát triển
bền vững, công nghệ hiện đại” nhưng thực tế luật thuế bảo vệ môi trường (Luật số: 57/2010/QH12)
đánh thuế vào xăng/dân 153 lần nặng hơn vào than/chủ nhiệt điện. Nhiệt điện
than là công nghệ lỗi thời, thải ô nhiễm hủy hoại môi trường và có tác hại sức
khỏe cư dân nhiều nhất.
Việc Tập Cận Bình vừa công khai ý định đưa Trung Cộng trở lại
thời Mao, tức một người trị muôn người, cho thấy tham vọng làm vua của y mà báo
chí quốc tế phân tích sau đại hội CSTQ lần thứ 19 đã thành sự thật.
Con đường đi của Tập về tham vọng không khác gì mục đích của
Hitler đối với Châu Âu.
Giống Hitler, họ Tập thích phô trương. Đại hội đảng CS Trung
Quốc lần thứ 19 vừa qua thu hút 3068 phóng viên báo chí, trong số đó có 60% là
báo chí quốc tế. Những vấn đề được thảo luận không chỉ các thành tựu trong quá
khứ mà các nhà phân tích gọi là “sự trổi dậy của Trung Quốc phiên bản 1”mà còn
các chiến lược phát triển trong tương lai được gọi là “sự trổi dậy của Trung Quốc
phiên bản 2” hay thời đại Tập Cận Bình. Khác với “phiên bản 1” tập trung vào
phát biển kinh tế, phiên bản 2 sẽ mở rộng đến vai trò của Trung Cộng trong hệ
thống thế giới đang tồn tại.
Giống Hitler trong giai đoạn đầu của thập niên 1930, họ Tập
ca ngợi hòa bình và hữu nghị dù tại lục địa bộ máy tuyên truyền đang ngày đêm
đun sôi lò lửa dân tộc cực đoan Đại Hán.
HẠ VIỆN CÔNG BỐ BẢN
GHI CHÚ CỦA DC
Hạ Viện đã cho công bố bản ghi chú của khối DC trong Ủy Ban
Điều Tra của Hạ Viện về vu Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, để phản
bác lại bản ghi chú do khối CH phổ biến cách đây mấy tuần.
Theo yêu cầu của FBI và bộ An Ninh Lãnh Thổ (không phải Tòa
Bạch Ốc như TTDC đăng tin), một vài chỗ trong bản ghi chú đã được Hạ Viện bôi
đen không đọc được, vì lý do bảo mật một vài cá nhân hay một vài tài liệu.
Bản ghi chú của DC không nổi đình nổi đám như bản ghi chú của
CH trước đây vì chẳng có gì mới lạ, và nhất là vì ai cũng đã đoán được nội
dung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét