Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 5 tháng 3 năm 2018




Bill Hayton

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018 | 5.3.18

Hoa Kỳ đang gửi một trong những tàu chiến lớn nhất, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam trong tuần này. Đây sẽ là chiếc tàu sân bay đầu tiên cập bến nước này kể từ khi chiến tranh kết thúc tại Việt Nam cách đây hơn 40 năm.

Trong một số khía cạnh, đây là một sự kiện thông thường: các tàu chiến Mỹ khác đã ghé thăm cảng Việt Nam từ năm 2003. Nhưng đây cũng là thời điểm mang tính biểu tượng. Trước đây, các chính phủ của Việt Nam thường giữ khoảng cách để các mẫu hạm đậu ngoài khơi, giới chức ra thăm các tàu này ngoài khơi xa.

Thông điệp rõ ràng nhất là một đáp trả đối với các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đang báo hiệu rằng nước này có một người bạn rất mạnh và sẵn sàng tiếp tục gần gũi hơn với họ.


Thứ Hai, 5 tháng 3, 2018 | 5.3.18

Thỉnh thoảng, ‘phụ thuộc Mỹ/ lệ thuộc Mỹ’ vẫn được nhắc lại như một câu thách đố của thì hiện tại, bởi một quá khứ ‘chống Mỹ/ đuổi Mỹ’ quá lẫy lừng.

Việt nam đang rời sự che chở của bạn hàng vũ khí người Nga để tìm đến Washington, Ấn Độ trong hợp tác quốc phòng. Một phần là nhằm giữ gìn ‘hòa bình, ổn định’ khu vực biển Đông, nơi Bắc Kinh vẫn đã và đang tiến hành kế hoạch đường lưỡi bò một cách có kế hoạch và với tiến độ nhanh hơn Hà nội tưởng tượng.

Vẫn trong câu chuyện quốc phòng, nếu ở khu vực châu Á, thì Ấn Độ vẫn là một người đủ tầm để nói chuyện với Trung Quốc, thì trên bình diện quốc tế, Mỹ vẫn đóng một vai trò cảnh sát quốc tế (mặc dù trong thời đại Donald Trump – phương diện này bị mờ đi ít nhiều). Cụm từ ‘tự do hàng hải’ đi qua vùng Biển Đông vẫn có sức nặng đáng kể để giám sát các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại vùng biển này, và Việt nam rõ ràng đang rất cần điều ấy.


TS Nguyễn Tiến Hưng Gửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

24 tháng 2 2018

USS Carl Vinson vào để đẩy ngoại giao Mỹ - Việt lên một bước?

Khi nghe tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sẽ vào Đà Nẵng, tôi tự hỏi: tại sao không phải Cam Ranh mà là Đà Nẵng, và tại sao lại tháng Ba?
Nhìn lại lịch sử thì ta thấy địa danh Đà Nẵng hay gắn liền với những bước ngoặt của chiến lược Mỹ tại Biển Đông.

Các bước ngoặt ấy lại có sự trùng hợp là thường hay xảy ra vào tháng Ba:
Tháng Ba, 1965: sau bao nhiêu thẩm định, cân nhắc, Washington đi tới quyết định đưa quân tác chiến vào Việt Nam. Đà Nẵng được chọn làm nơi để bắt đầu. Quyết định này phản ảnh thay đổi chiến lược từ chiến tranh du kích, chống nổi dậy tới chiến tranh quy ước.

Tháng Ba, 1973: sau Hiệp định Paris, lễ chính thức hạ cờ Mỹ để kết thúc vai trò của quân đội tác chiến tại Việt Nam lại được tổ chức tại sân bay Đà Nẵng.
Tháng Ba, 1975: Tòa Lãnh sự - bộ phận dân sự còn lại của Mỹ - đóng cửa và rút đi trên con tàu cuối cùng rời Đà Nẵng.


FB Trương Nhân Tuấn
4-3-2018

Dĩ nhiên chuyện này có ý nghĩa rất lớn, tóm gọn trong câu “thương hải biến vi tang điền”, biển xanh hóa thành ruộng dâu – tang thương – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. “Kẻ thù” ngày xưa đang được Việt Nam mơ ước trở thành “đồng minh chiến lược”.

Đã qua rồi thời kỳ đầu óc mông muội, trong lòng chất chứa thù hận “còn cái lai quần cũng đánh”, “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung quốc”.
Bây giờ nhìn lại, ai có thể giải thích lý do tại sao phải thù Mỹ, phải đánh Mỹ cho tới người Việt cuối cùng?

Vì “chủ nghĩa” hay vì “giặc” xâm lăng ?

Lý do đánh Mỹ “vì chủ nghĩa”, tức ta đánh Mỹ là đánh cho LX, cho TQ. Nhìn nhận vậy hóa ra đảng cộng sản là một tập đoàn tay sai ngoại bang, nô lệ chủ nghĩa ngoại lai ?


Lạm bàn về chức danh giáo sư ở VN

Thứ Bảy, 3 tháng 3, 2018

Hiện nay ở VN có nhiều tiếng nói của các giáo sư có uy tín là cần thu hồi chức danh giáo sư, phó giáo sư bất kể là ai khi không còn công tác giảng dạy ở các trường đại học như các nước khác, điều đó có khả thi không chị Phương Thơ, vì dù sao họ cũng biết tôi đã từng là phụ tá kinh tế từ Đại học Cornell (tương đương với chức danh giáo sư tài chính ở trường này), cũng như là giáo sư kinh doanh và tài chính ở các trường đại học Tokyo, Thượng Hải.

Tôi thì giải thích dễ hiểu thế này, sau khi tôi có phân tích giúp cho các giáo sư kinh tế ở đại học VN họ là người rất tận tụy và có năng lực với đất nước họ chứ không hẳn ai là giáo sư ở VN đều là xấu cả. Người VN rất thông minh là ở nước ngoài họ giữ nhiều chức vụ trọng trách khá cao từ giáo sư dạy vật lý, hóa-sinh, và tất cả các lĩnh vực khó. Người VN rất giỏi nếu được đào tạo bài bản, đó là tôi nhắc lại tại Mỹ có rất nhiều nhà khoa học hay các giáo sư đại học người VN công tác ở Mỹ, họ nghiên cứu về y khoa, vật lý lực đẩy cơ học, vật lý lượng tử hạt nhân mà học thuật về khoa học người Singapore kém xa là không có cửa chen chân vào. Tuy nhiên người VN không có duyên về học thuật trong vấn đề kinh tế và đầu tư.


Nhóm sinh viên mới tốt nghiệp ứng tuyển nhiều nhất vào những công việc có mức lương tháng 701 - 1.000 USD, tương đương khoảng 15,9 - 22,6 triệu đồng...

KIỀU LINH

05/03/2018 16:12

Navigos vừa công bố Báo cáo lương toàn năm 2017 - báo cáo này dựa trên phân tích số liệu trên VietnamWorks từ 1/1/2017 đến 31/12/2017.

Báo cáo này cho thấy, mức lương trung bình được hầu hêt nhà tuyển dụng thuộc các nhóm ngành nghề khác nhau đề xuất trả cho người tìm việc là vào khoảng 251 - 500 USD. Tuy nhiên, ứng viên đến từ nhiều ngành nghề khác nhau, thuộc các cấp bậc khác nhau, đều có xu hướng ứng tuyển nhiều nhất vào các vị trí công việc có mức lương cao hơn từ 1 đến 2 bậc so với mức trung bình trên.

Đơn cử như ngành kế toán, truyền thông/quảng cáo, marketing, xây dựng, kiến trúc, chăm sóc khách hàng, xây dựng nhận được lượng hồ sơ ứng tuyển nhiều nhất cho các vị trí có mức lương 701 - 1000 USD, tức cao hơn 2 bậc so với mức trung bình.



Thanh Hà

Phát Thứ Ba, ngày 27 tháng 2 năm 2018

Hơn một năm sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương, 11 thành viên còn lại của TPP tự định đoạt lấy tương lai, khai sinh một hiệp định mới, CPTPP. Phải chăng đây là thất bại của Mỹ và là một bài toán trắc nghiệm đối với Trung Quốc ?

Trên nguyên tắc ngày 08/03/2018 tới đây tại Chilê, các bên đặt bút ký vào bản khai sinh CPTPP. Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương không hơn không kém là phiên bản mới của TPP với một vài thay đổi được cho là "ít mang tính ràng buộc" hơn so với dự án ban đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét