Tưởng Năng Tiến – Một Gia Đình Nông Dân
Tôi vốn chả thiết tha hay mặn mà gì lắm với chuyện văn nghệ/văn gừng nên hoàn toàn không quan tâm chi đến những điều tiếng eo sèo, quanh mấy câu thơ (“hơi quá tân kỳ”) của Nguyễn Quang Thiều.
Theo Wikipedia, tiếng Việt, đọc được vào hôm 21 tháng 7 năm 2021: “Ngoài lĩnh vực chính thơ ca tạo nên tên tuổi, ông còn là một nhà văn với các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký và tham gia vào lĩnh vực báo chí. Ông hiện nay là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á – Phi.”
Thảo nào mà Nguyễn Quang Thiều thường xuất ngoại, và hay viết về những chuyến đi. Năm tháng mà Nguyễn Quang Thiều sống ở nước ngoài, có lẽ, ít hơn thời gian tôi ngồi lê la trong mấy cái bar rượu (nơi xứ lạ) nên đọc mấy trang du ký của ông không thấy có chi là hào hứng lắm.
Cũng theo Wikipedia: “Nguyễn Quang Thiều được coi là người cùng với nhà văn, trung tướng công an Hữu Ước sáng lập nên hai tờ báo là tờ An Ninh Thế giới cuối tháng và Cảnh Sát Toàn Cầu.”
Nhà báo Lê Văn Dũng bị tuyên y án 5 năm tù: "Ông ấy mỉm cười suốt phiên tòa!"
RFA
16/8/2022
Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hôm 16/8 xét xử phúc thẩm đối với nhà báo độc lập Lê Văn Dũng trong vụ án “tuyên truyền chống nhà nước.”
Trước đó, ông Dũng bị toà sơ thẩm tuyên án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế vào tháng 3 năm 2022, nhưng đã tiến hành kháng cáo.
Phiên toà diễn ra chóng vánh từ 8 giờ 45 và kết thúc lúc 10 giờ 30, với kết quả là nhà báo người Hà Nội bị tuyên y án 5 năm tù.
Sài Gòn sắp có biến? Bị ông Tổng thúc, Nguyễn Văn Nên lập một nhóm để “chiến”?
Ngọc Bảo – Thoibao.de (Tổng hợp)
15/08/2022
Ở Hà Nội, ông Trọng đã hạ được rất nhiều nhân vật một cách nhanh gọn. Trong đó phải kể là ông Chu Ngoc Anh. Tuy nhiên, với TP HCM không dễ như vậy. Với Tất Thành Cang, ông Trọng mất đến hơn 2 năm mới đưa được ông này vào tù. Tuy ông Trọng đã hạ ông Đinh La Thăng một cách dễ dàng nhưng ông Thăng không phải là dân gốc Miền Nam. Quan hệ của ông Thăng ở TP HCM chưa được vững thì ông đã bị đốn hạ, còn với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua vốn đã “mọc rễ” lâu năm thì ông Trọng đang bất lực.
Nguyễn Thông - Cụ Nguyễn Hữu Đang
15/8/2022
Ngày này, 15.8 của 109 năm trước, tức năm 1913, là ngày sinh một người con đất Thái Bình, một nhân vật lịch sử bi thương bậc nhất thời cộng sản, cụ Nguyễn Hữu Đang.
Thế hệ tôi sinh giữa thập niên 50 hầu như ít người không biết cụ. Những ai quan tâm đến thời cuộc, nhất là văn nghệ, đến những biến động bão táp trong lịch sử miền Bắc sau năm 1954, thì cái tên Nguyễn Hữu Đang thành thứ ám ảnh bi kịch bám chắc, hằn sâu vào trong đầu và tâm hồn.
Nguyễn Hữu Đang là tên tuổi lớn, một nhân cách cực lớn. Ông tham gia phong trào yêu nước rất sớm, được cụ Hồ tin cậy giao cho việc chủ trì (trưởng ban) tổ chức lễ độc lập 2.9.1945 (chính ông biên kể lại, cụ Hồ bảo "có khó mới giao cho chú"); một trong những người đứng đầu Nhân văn giai phẩm, chịu mức án cao nhất khi đảng và nhà nước do ông góp phần xây dựng nên xử vụ án oan sai tai tiếng này.
Phùng Quán - Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài Tuyên ngôn Độc lập
25/12/1993
Nguyễn Hữu Đang là một trong những trụ cột của phong trào Nhân văn Giai phẩm.
Dưới đầu đề “Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng Lễ đài
Tuyên ngôn Độc lập”, bài này được nhà văn Phùng Quán viết cách đây đúng một
năm. Tác giả đã gửi ngay cho báo Văn Nghệ, nhưng cho đến đến nay vẫn chưa thấy
đăng.
Diễn Đàn công bố tài liệu này, trước hết vì giá trị văn học của một bài kí
thống thiết. Đó cũng là một chứng từ lịch sử quan trọng về ngày Tuyên ngôn Độc
Lập 2.9.1945.
Tài liệu này còn mang một ý nghĩa sâu sắc: Nguyễn Hữu Đang (sinh năm 1912) được
coi là người đứng đầu phong trào Nhân văn-Giai phẩm, còn Phùng Quán là thành
viên trẻ tuổi nhất của phong trào này. Cả hai đã kiên quyết không chịu “đấm
ngực nhận tội” và càng không chịu tố cáo người khác. Chính vì vậy mà hai ông đã
bị đàn áp nặng nề. Đặc biệt ông Nguyễn Hữu Đang đã bị biệt giam 15 năm ở Hà
Giang (từ năm 1958 đến 1973 – có lẽ ông là một trong vài ba người trên trái đất
này hồi đó không biết có cuộc chiến tranh Việt-Mĩ), rồi bị đưa về quê nhà Thái
Bình an trí gần 20 năm trời.
Olga Dror* - Chiến tranh Việt Nam: Cách Trung quốc dùng các trường học để kéo Hà Nội về cùng phe
Olga Dror : How China Used Schools to Win Over Hanoi
29/01/2018 indomemoires
Translated into Vietnamese by Le Tung Chau.
15/8/2022
Vào tháng 12 năm 1966, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay còn gọi Bắc Việt, với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ký một thỏa thuận thành lập trường học tại Trung quốc cho trẻ em Bắc Việt, theo đó Trung quốc đài thọ hết cả cơ sở vật chất, ngân quỹ và trang thiết bị. Mỹ leo thang các chiến dịch ném bom Bắc Việt, và Hà Nội muốn chuyển học sinh của họ đến một nơi an toàn.
Điều thực sự đáng nói trong nỗ lực giáo dục xuyên biên giới này là nó khởi sự ở đoạn giữa của cuộc Cách mạng Văn hoá Trung quốc, vốn bắt đầu vào tháng 5 năm 1966 và đã phá huỷ hệ thống giáo dục Trung quốc (cũng như đặt nền kinh tế Trung quốc lâm vào tình trạng hỗn loạn). Nhưng Trung Quốc vẫn cố kiếm một không gian riêng cho Bắc Việt như đã dự tính vì làm thế, họ có ý nhắm tới mục tiêu địa chính trị cao hơn: đó là cạnh tranh với Liên Sô để nắm vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới.
Thời sự đó đây ngày Thứ ba 16 tháng 8 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Rủi ro ‘bom nợ’: Hơn 40 quốc gia có nguy cơ vỡ nợ
Lam Giang
16/8/2022
Sri Lanka – quốc gia Nam Á từng được ca ngợi là một ‘viên ngọc quý’ đã bị hút vào một hố đen tài chính trong năm nay và bị đè bẹp bởi một đống nợ không bền vững trong nhiều lĩnh vực. Cuộc khủng hoảng nợ đã gây ra tình trạng bất ổn và biến động chính trị trên diện rộng ở nước này. Vẫn còn hơn 40 quốc gia nằm trong danh sách có nguy cơ vỡ nợ, rất có thể sẽ nối gót Sri Lanka, theo IMF.
Tuy nhiên, quốc đảo nhỏ bé này không đơn độc khi một loạt quốc gia trên toàn thế giới như Tunisia, Ai Cập, Kenya, Argentina…, cũng đang ôm khoản nợ khổng lồ.
Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị. Phần 2. Hết
Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong’s identity in crisis after 25 years of Beijing rule,” Nikkei Asia, 29/06/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Bảo tồn văn hóa Hong Kong
Động lực này đã giúp các nhóm bảo tồn văn hóa mọc lên như nấm, ngay cả ở những nơi như Cộng hòa Séc. Tại đây, Loretta Lau đã thành lập một nhóm nghệ thuật và văn hóa có tên là NGO DEI, có nghĩa là “chúng tôi” trong tiếng Quảng Đông. Nhóm này mở một không gian ở Praha chuyên phục vụ trà sữa, mì bò sa tế, bánh trứng và bánh cuốn – những món ăn đặc sản của Hong Kong. Họ cũng tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật.
Lau, người đã chuyển đến sống tại Praha vào năm 2018 để theo đuổi nghiệp nghệ sĩ biểu diễn, đã thành lập NGO DEI vào năm ngoái nhằm chia sẻ văn hóa của mình và kết nối với những người Hong Kong không có kế hoạch trở về quê nhà, giống như cô. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Lau đã liên hệ cuộc đấu tranh của Hong Kong với Mùa xuân Praha bị Liên Xô đàn áp vào năm 1968, và Cách mạng Nhung, phong trào biểu tình tháng 11/1989 đã dẫn đến sự kết thúc của chế độ độc đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét