Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Bản tin ngày Thứ năm 04 tháng 8 năm 2022

 


Việt Nam bị cáo buộc xóa nguồn gốc bông vải nhập từ lao động cưỡng bức ở Tân Cương

RFA
03/8/2022

https://docs.google.com/document/d/1hVOOlK2R80NpzMOLhZernAH4cLhLlX8A/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một tổ chức quốc tế làm việc trong lĩnh vực thúc đẩy nhân quyền trong kinh doanh và xóa bỏ lạm dụng vừa đưa ra cảnh báo Việt Nam là nơi tẩy rửa nguồn gốc xuất xứ cho bông vải Tân Cương để tránh bị chế tài từ Hoa Kỳ.

Trong một bài viết hôm 27/7, tổ chức phi chính phủ Business & Human Rights Resources Centre (Trung tâm Tài nguyên về Kinh doanh & Quyền con người) cho biết, nhiều nhóm vận động và một số chính trị gia phương Tây cáo buộc các nhà sản xuất ở một số quốc gia như Việt Nam và Bangladesh đóng vai trò tẩy xóa nguồn gốc xuất xứ cho sản phẩm bông-sợi-nguyên liệu dệt may có nguồn gốc từ Tân Cương của Trung Quốc.

Song Chi - Những vụ án chỉ có thể xảy ra ở VN, bộc lộ những “khuyết tật” nghiêm trọng của chế độ

03/8/2022

https://docs.google.com/document/d/1eWwtGkkxzhepB-vB-NK0fceOhh2gPHSd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong những năm qua có 3 loại vụ án thường gặp ở VN: thứ nhất là những phiên tòa hình sự cướp, giết, hiếp bình thường mà xã hội nào cũng có. Thứ hai là những phiên tòa về các vụ án tham nhũng, xử các quan chức, tư bản Đỏ, với mức độ ngày càng nhiều, càng quy mô, kể từ khi ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng chiến dịch gọi là “đốt lò” chống tham nhũng từ năm 2016. Thứ ba là những vụ án có yếu tố chính trị, tôn giáo, bị nhà nước che giấu dưới cái vỏ hình sự hoặc những điều luật mơ hồ nhằm răn đe, đàn áp người dân.

3 vụ án gần đây tiêu biểu cho loại thứ hai, thứ ba đó là vụ án Việt Á, vụ án Đồng Tâm và vụ án Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ hay còn gọi là Tịnh Thất Bồng Lai.

Căng thẳng Mỹ-Trung: Phản ứng của Việt Nam và các nước cùng câu hỏi TQ có gây chiến

04/8/2022

https://docs.google.com/document/d/1PoI54mVBo2UMKX-4rb8RReTNA5kOK-p8/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam và nhiều nước đã ngay lập tức có phản ứng sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, và trước các cuộc tập trận trả đũa quy mô lớn của Trung Quốc.

Trong khi đó, bàn về khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan, ông Sean King, chuyên gia của công ty tư vấn Park Strategies ở New York, Hoa Kỳ, nói với BBC News Tiếng Việt:

"Miễn là Đài Bắc không gây ra bất kỳ xung đột nào với đại lục, tôi tin tưởng rằng Washington sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị tấn công ở đại lục."

Trần Trung Đạo - Chính sách “một Trung Quốc” đã lỗi thời

04/8/2022

https://docs.google.com/document/d/1K2jDuJgw26v8ea_kQ2x-pU4ju1L0sgmB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính Sách “Một Trung Quốc” (One China Policy) bắt nguồn từ chiến lược hòa hoãn với Trung Quốc của TT Richard Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger.

Trong tiểu luận quan trọng “Á Châu sau Việt Nam” (Asia After Vietnam) đăng trên tạp chí uy tín Foreign Affairs tháng 10 năm 1967, Richard Nixon cho rằng song song với việc giải quyết chiến tranh, phát triển kinh tế trong khu vực cũng quan trọng không kém. Theo tác giả, nói đến Á Châu không thể bỏ qua vai trò của bốn quốc gia ảnh hưởng gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ (cường quốc Thái Bình Dương). Tất cả nên được bắt đầu bằng việc thiết lập quan hệ với Trung Cộng (Foreign Affairs, Vol. 46, No. 1, Oct., 1967).

Khi được bầu vào tòa Bạch Ốc, TT Nixon tiến hành hai mục đích này. Chuyến viếng thăm Trung Quốc của TT Nixon, kết thúc bằng Thông Cáo Chung Thượng Hải, 27 tháng 2 năm 1972, đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế chưa từng có tại Á Châu.

Thời sự đó đây ngày Thứ năm 04 tháng 8 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1aYOYszu-Agxr1YxBJHtFhcHZJmRFFwUv/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi bao trùm cuộc họp ASEAN

04/8/2022

AFP

https://docs.google.com/document/d/1_ejI5-2cDphRS5Grel6XY5_pmpA8tLx-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á ngày 3/8 tìm cách xoa dịu cơn bão ngoại giao về Đài Loan tại cuộc họp ASEAN sau khi Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan khiến Trung Quốc phẫn nộ.

Chuyến thăm đầy kịch tính của bà Pelosi đến thủ đô Đài Bắc của Đài Loan, bất chấp đe dọa trả đũa của Bắc Kinh, dường như bao phủ cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Phnom Penh, vốn dự kiến sẽ bàn cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Myanmar.

Thay vào đó, sự chú ý sẽ tập trung vào Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, cả hai đều đang bay tới thủ đô Campuchia để tham dự các cuộc đàm phán an ninh khu vực với khối 10 nước thành viên vào ngày 4 và 5/8.

Andrew Thornebrooke* - G-7 kêu gọi Trung Quốc ngừng ‘các hành động đe dọa’ xung quanh Đài Loan

04/8/2022

https://drive.google.com/drive/folders/1VtH9_zaJ73nT9O4nJkHpN0HPaF69LVlA?usp=sharing

Hôm 03/08, các bộ trưởng G-7 đã đưa ra một tuyên bố nhằm đáp trả thái độ quân sự và ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Đài Loan, kêu gọi nhà cầm quyền nước này ngừng các hành vi gây hấn trong khu vực.

“Chúng tôi lo ngại về các hành động đe dọa đã được công bố gần đây của Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), đặc biệt là các cuộc tập trận bắn đạn thật và cưỡng bức kinh tế, gây nguy cơ leo thang không cần thiết,” tuyên bố viết. “Không có sự biện minh nào cho việc sử dụng một chuyến thăm làm lý do cho hoạt động quân sự gây hấn ở Eo biển Đài Loan.”

Bùi Mẫn Hân * - Cuộc khủng hoảng sắp tới ở Đài Loan

Minxin Pei  - The Coming Taiwan Crisis

Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/nancy-pelosi-taiwan-china-likely-response-by-minxin-pei-2022-08

03-8-2022

Đỗ Kim Thêm, dịch

https://docs.google.com/document/d/1Uac9avPHKGHE_9hxjKop1b8-iK7n5kaQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ở Đài Loan tạo thêm sự đe doạ mới của Trung Quốc đối với hòn đảo này, nó được tạo ra do nhu cầu duy trì việc kiểm soát đối với tình hình ở eo biển Đài Loan sau những chiến thắng bầu cử liên tục của đảng ủng hộ sự độc lập của Đài Loan. Trong khi hành động quân sự của Trung Quốc khó có thể xảy ra vào thời điểm này, nhưng một cuộc đụng độ tình cờ có thể xảy ra.

Việc Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan đã kích động một phản ứng mạnh mẽ có thể dự đoán được từ Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã chống lại đường trung tuyến phân chia eo biển Đài Loan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo về “hậu quả nghiêm trọng” do chuyến thăm của bà Pelosi tới đảo này.

Elisabeth Braw * - Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Stealing Taiwan’s Sand”, Foreign Policy, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1zLhNYsgtVZCl7WfjgYlySu0VedZZsy2f/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một nguồn tài nguyên quý giá đang trở thành mặt trận mới của ‘chiến tranh vùng xám.’

Vào cuối tháng 4, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan đã nhận được một tuần phòng hạm mới, đặt tên là Tân Trúc (Hsinchu). Với trọng lượng 4.000 tấn, nó là một con quái vật khổng lồ và ngay lập tức được biên chế vào đội tàu Bắc Thái Bình Dương của Đài Loan, để bảo vệ một trong những tài nguyên biển quý giá nhất của quốc đảo: cát. Trung Quốc đang tăng cường nạo vét cát ở vùng biển quanh quần đảo. Đó là một hoạt động tinh vi nhằm khai thác nguồn cát mà Bắc Kinh rất cần – đồng thời khiến Đài Loan phải gánh chịu những chi phí lớn và suy thoái biển.

Hiếu Chân - Quan hệ Mỹ-Trung xuống vực sau chuyến đi của bà Pelosi

Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ nhưng không phải vì chuyến đi gây tranh cãi của bà Pelosi

04/8/2022

https://docs.google.com/document/d/1AAFbAqKcfBvNEbiwKF623SJ5IUedgbFU/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi. Nhưng sự sụp đổ này có căn nguyên lâu dài, không phải vì chuyến đi gây tranh cãi của bà Pelosi.

Chủ tịch Pelosi đã được chào đón nồng nhiệt ở Đài Bắc; được hoan nghênh và ủng hộ mạnh mẽ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa ở thủ đô Washington, dù chính quyền Biden không thoải mái lắm. Nhưng chuyến đi của bà khiến cho Bắc Kinh và những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc phẫn nộ và sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng ngay cả sau khi bà rời đi.

Mick Ryan - Cơ hội quan sát năng lực thực tiễn của PLA

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, dịch

4-8-2022

https://docs.google.com/document/d/15Pym2MuRsWEvDQCjlsPVRTxDG8fvIdFh/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hành vi gây hấn của Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Chiến khu Đông bộ, như thể hiện trong hình ảnh này, sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị về tư duy và năng lực quân sự của Trung Quốc trong những ngày tới.

Thứ nhất, những ngày sắp tới sẽ cho phép chúng ta quan sát xem Trung Quốc và PLA có thể nghĩ như thế nào về việc tiến hành phong tỏa hải quân đối với Đài Loan. Về bản chất, họ đang bắn tin về phương pháp hoạt động của mình để chúng ta có thể sử dụng các trò chơi chiến tranh để giải mã nó trong tương lai.

Bản đồ, với các khu vực hỏa lực do Quân khu Đông bộ vạch rõ nơi mà Trung Quốc cho rằng các khu vực hoạt động chính là để đe dọa chiến lược của họ đối với Đài Loan và để tiến hành một cuộc phong tỏa bất hợp pháp trong tương lai. Việc phân nhóm các lực lượng đặc nhiệm hải quân và khả năng sẵn sàng ra biển của họ cho hoạt động này, sẽ cung cấp những hiểu biết sâu sắc về mức độ phản ứng ngắn hạn, phong cách chỉ huy và chiến thuật hải quân đương đại của Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét