Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 25 tháng 6 năm 2018


Vượt qua nỗi sợ

FB Nguyễn Lân Thắng

25-6-2018


Nhiều năm nay trong quá trình lên tiếng và tham gia đấu tranh, tôi có được sự yêu mến quý trọng của nhiều người, và có cả những nghi ngờ. Có nhiều người hỏi: bạn làm thế có được gì không? Bạn không sợ bị bắt à? Có sợ gia đình bị làm phiền gì không? Bạn có phải hai mang không?… và rất nhiều câu hỏi tương tự như vậy.
Hôm nay tôi muốn dành thời gian để nói về chuyện nỗi sợ này. Như các bạn đã biết, nỗi sợ là một phản ứng rất tự nhiên của con người. Nỗi sợ không có gì là xấu hổ cả. Ai trong chúng ta kể từ khi sinh ra cũng đều có một nỗi sợ nào đó. Có người thì sợ rắn rết. Có người thì sợ ăn hành. Có người thì sợ bóng tối. Kể về nỗi sợ thì rất đa dạng, nhưng thực ra chung quy nó cũng chỉ là phản ứng tâm lý rất bình thường, để bảo vệ chúng ta cho được an toàn. Nỗi sợ không phải là tồn tại dưới dạng vật chất. Nó ở trong tâm trí của ta. Nó giúp ta đề phòng những mối nguy hiểm, mà những mối nguy hiểm thì đôi khi không có thực. Chắc chắn là các bạn đã từng bực mình hay chế giễu một ai đó sợ gián, sợ côn trùng, sợ cay, sợ mùi sầu riêng… hay một thứ đại loại như vậy. Đó là bởi vì trong não bạn, nỗi sợ của bạn khác nỗi sợ của người khác, đơn giản vậy thôi.

Không đặc khu

FB Nguyễn Ngọc Chu

9-6-2018



KHÔNG 99 NĂM. KHÔNG 70 NĂM. KHÔNG ĐẶC KHU. ĐỪNG TẠO CƠ HỘI CHO KẺ THÙ XÂM CHIẾM ĐẤT ĐAI CỦA TỔ TIÊN MỘT CÁCH HỢP PHÁP
I. ÁT CHỦ BÀI ĐÃ BỊ LẬT TẨY
Đến bây giờ thì át chủ bài đã bị lật tẩy. Không chỉ những người quan tâm đến luật đặc khu, mà cả đất nước đều rõ tỏ, là đặc khu Vân Đồn nhắm vào Trung Quốc.
Dự thảo luật đặc khu, Điều 54, khoản 4, đã được cộng đồng mạng “phổ cập”:
“Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh sử dụng giấy thông hành hợp lệ nhập cảnh vào đặc khu Vân Đồn với mục đích du lịch được miễn thị thực với thời hạn xác định; trường hợp có nhu cầu đến các địa điểm khác của tỉnh Quảng Ninh để du lịch thì làm thủ tục thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam.”

Việt Nam: Thời mở mắt và đôi điều góp ý về Luật An Ninh Mạng
25/06/2018
Trần Kiêm Đoàn, MSW., Ph.D


Thế giới nói chung và người Việt nói riêng theo dõi tình hình thời sự nóng bỏng nhất của Việt Nam xung quanh khóa họp XIV của Quốc Hội năm 2018 về hai dự luật Ba Đặc Khu và An Ninh Mạng: Kết quả là dự luật Ba Đặc Khu sẽ được tiếp tục thảo luận và dời lại ngày biểu quyết tới cuối năm.
Luật An Ninh Mạng (Cybersecurity) của Việt Nam đã được Quốc Hội biểu quyết thông qua sáng 12-6-2018 với 423 trong tổng số 466 đại biểu có mặt tán thành (tỷ lệ 86,86%); 15 đại biểu không tán thành; 28 đại biểu không biểu quyết.

Con đường tơ lụa, mật ước Thành Đô là ý đồ chiến lược của các Luật Đặc khu, An ninh mạng của đảng Cộng sản Tàu-Việt

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018



Cái gọi là thường vụ quốc hội ký quyết định hoãn bỏ phiếu thông qua dự luật đặc khu là một sự dối trá, mị dân trắng trợn nhằm xoa dịu sự phẫn nộ tột cùng của người dân. Sự phẫn nộ của người dân được bày tỏ trên các trang mạng xã hội và rầm rập xuống đường chống luật đặc khu đã làm cho lãnh đạo đảng, chế độ run sợ...

Tại sao chúng ta gọi việc hoãn thông qua luật đặc khu là dối trá, mị dân?

Dối trá, mị dân ở chỗ là Vân Đồn đã được “giải phóng mặt bằng” triển khai xây dựng đường xá, đường băng sân bay... không một người dân nào vào được Vân Đồn. Tất cả những gì quan chức lãnh đạo cộng sản lu loa trên loa đài lề đảng chỉ là nói láo để công khai hoá một việc đã rồi.

Đặc khu Vân Đồn là "một nút quan trọng trong đề án Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc"

Hoàng Dũng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzME5YUDhxdUJ6Y01rLWdxYUNNZnBTWFVIWjFr/view?usp=sharing

Diễn đàn Bền vững Việt Nam 2018  do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu và Học viện Chính sách và Phát triển tổ chức ngày 18 tháng 1 năm 2018 tại Trung tâm hội nghị quốc gia, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có đăng tài liệu sau đây, trình bày tại Workshop 4: Đặc khu Kinh tế – Hành chính Vân Đồn – Thành phố bền vững và các cơ hội đầu tư (Van Don – Special Administrative and Economic Zone: Sustainable City and Investement Opportunities). 

Lưu ý cái gọi là Học viện Chính sách và Phát triển (tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trụ sở nằm ngay trong tòa nhà của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (ngõ 7 Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội). 

Đặc khu Kinh tế – Hành chính Vân Đồn – Thành phố bền vững và các cơ hội đầu tư (Van Don – Special Administrative and Economic Zone: Sustainable City and Investement Opportunities).

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSVBnMlk1RlFoQlAtU05pcFVPbjdGdWtsUVhJ/view?usp=sharing

Vì sao Đại án AVG có nguy cơ chìm xuồng, Trương Minh Tuấn sẽ thoát tội?

Kami

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018 | 25.6.18



Vì sao phải cho tới ngày 28-30//2018 lợi dụng sự vắng mặt của ông Trần Đại Quang và Tô Lâm đang công du Nhật Bản, thì Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú mới dám công bố kết luận vụ mua bán AVG. Và sự trở lại Việt Nam của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đã đẩy vấn đề này chững lại?

Điểm tin báo ngày Thứ hai 25 tháng 6 năm 2018


Ma Cao kế tiếp? Canh bạc lớn của Trung Quốc ở Campuchia

The next Macau? China’s big gamble in Cambodia


24/06/2018



LTS: Những gì đang diễn ra ở thành phố Sihanoukville, Campuchia, cũng sắp diễn ra ở Việt Nam, tại các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Mặc dù luật đặc khu chưa chính thức thông qua, thế nhưng các nhà đầu tư Trung Quốc đang có mặt tại các đặc khu nói trên, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để triển khai các dự án đã lên kế hoạch.

Hãy nhìn vào các đặc khu Sihanoukville ở nước láng giềng Campuchia, hay Boten ở Lào, để thấy rằng người dân bản xứ đã bị gạt qua bên lề xã hội, nơi tổ tiên họ đã sống nhiều thế hệ, để rồi bây giờ họ chính quyền bị buộc phải nhường sân chơi cho những người đến từ phương Bắc và các đại gia lắm tiền nhiều của.



Bình Nhưỡng không tố cáo Mỹ nhân kỷ niệm Chiến Tranh Triều Tiên

Trọng Nghĩa

Đăng ngày 25-06-2018 Sửa đổi ngày 25-06-2018 12:22


Hôm nay, 25/06/2018 là đúng kỷ niệm ngày khởi sự cuộc Chiến Tranh Triều Tiên vào năm 1950. Điểm được chú ý nhất là việc những lời tố cáo Mỹ thường lệ trước đây, đã vắng bóng một cách rõ ràng trên các phương tiện truyền thông Bắc Triều Tiên.
Sau thượng đỉnh Trump-Kim tại Singapore, chế độ Bắc Triều Tiên như đang cố gắng duy trì động lực hòa dịu đã xuất hiện.

Nga được gì khi đăng cai World Cup?

Why Host the World Cup?
 25/06/2018 by The Observer


Biên dịch: Phan Nguyên
Song ngữ Việt Anh

Bạn sẽ tin tưởng ai hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thị trưởng Chicago Rahm Emanuel? Trong khi Putin đang say sưa với sự chú ý mà nước Nga đang nhận được với tư cách là chủ nhà World Cup 2018, Emanuel đã thông báo cho Liên đoàn bóng đá Mỹ và FIFA rằng Chicago sẽ không hứng thú với việc làm thành phố đăng cai sự kiện này khi nó được tổ chức ở Bắc Mỹ vào năm 2026. Canada và Mexico sẽ tổ chức mười trận đấu mỗi nước, và Hoa Kỳ sẽ tổ chức 60 trận còn lại. Vậy tại sao thành phố lớn thứ ba của Hoa Kỳ lại bỏ qua cơ hội này?
Để hiểu được ý nghĩa của việc tổ chức một sự kiện thể thao toàn cầu, hãy nghĩ về việc chính phủ Putin phải chi 51-70 tỷ USD để tổ chức Thế vận hội Mùa Đông 2014 tại Sochi và dự kiến ​​chi ít nhất 14 tỷ USD để tổ chức World Cup hiện tại. Ngân sách của Nga bỏ tiền chi cho việc xây dựng bảy sân vận động mới – bao gồm một sân ở St. Petersburg trị giá khoảng 1,7 tỷ đô la – và cải tạo năm địa điểm khác. Và đây là chưa tính đến chi phí bổ sung cho các cơ sở luyện tập, chỗ ở, cơ sở hạ tầng mở rộng và an ninh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét