Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 21 tháng 6 năm 2018


“Thảo dân vô minh” và dân chủ

By Nguyễn Quốc Tấn Trung

Posted on 21/06/2018


Điều gì khiến cho nhiều người có địa vị trong xã hội Việt Nam giờ đây khinh rẻ khả năng của những công dân bình thường, và từ đó đánh giá thấp dân chủ?
Giới trí thức Việt Nam không đơn độc với thái độ khinh đời của họ. Rất nhiều nhà khoa học xã hội lừng danh trên thế giới đã không còn tin rằng dân chủ (democracy) luôn tốt hơn chủ nghĩa thông thái chính trị (espitocracy).
Có cội nguồn từ cuốn “Cộng hòa” của triết gia Plato vốn cho rằng “mặt trời chân lý” (the sun of truth) mới là người quản lý đám đông sống trong vực thẳm ngu muội, chủ nghĩa thông thái chính trị vì vậy không trao quyền bầu cử như nhau cho mọi công dân, mà lá phiếu của những công dân có kiến thức hơn, thông tuệ hơn sẽ có giá trị lớn hơn.

Đặc khu Vân Đồn và bài báo của Tân Hoa Xã
Nguyễn Huy Vũ
21-6-2018


Đọc một bài báo không chỉ là đọc nội dung bài báo. Mà nếu để ý chúng ta sẽ biết được nhiều điều đằng sau bài báo đó. Đơn giản là mỗi bài báo đều có một tiểu sử, một lịch sử riêng của nó.
Đọc bài báo chúng ta còn biết được người viết báo và toà soạn báo. Biết tác giả hiểu đề tài tới đâu, tại sao tác giả lại viết, và tại sao toà soạn lại chọn đăng đề tài đó và bài đó trong vô số đề tài khác nhau và có thể viết bằng các hướng khác nhau.
Đăng đề tài đó thì có lợi gì, và cho ai? Toà soạn báo càng uy tín thì càng nghiêm ngặt trong việc chọn đăng bài. Vì vậy mỗi bài báo họ đăng đều có một thông điệp đằng sau đó chứ không hẳn là chỉ đăng tin.

Toàn văn 2 đề án đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong và Phú Quốc

Đọc nguyên văn hai đề án này mà “lạnh mình” về sự cẩu thả của các chuyên viên Đảng ta!  Xuyên suốt 2 đề án chỉ là làm du lịch và casino: các con số đưa ra là cực kỳ mơ hồ (có thể là tưởng tượng). 

Thậm chí với đề án lập đặc khu ở Phú Quốc có 2 chương nội dung được sao chép y nguyên nhau không khác một chữ.

Và nực cười người ta tính phát triển Công nghệ thông tin ở… Phú Quốc ◄◄ (Cảnh báo: Files khá lớn (4.4 MB & 2.4 MB) nhưng nên đọc để “không nghe lời kẻ xấu”!) 

(Nghĩ thêm: Có lẽ Luật ANM là để công chúng không đọc được những tài liệu như thế này để mà thất vọng về khả năng của các “nhà khoa học” của Đảng)

Đề án Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong


Đề án Đặc khu kinh tế Phú Quốc


Phạm Minh Chính và Đặc khu Vân Đồn
(Phần 1và phần 2)
Cát Linh, RFA
2018-06-19



Đặc khu Vân Đồn mang ‘quốc tịch Trung Quốc’ từ lúc chưa ra đời 

Phần 1: Đặc khu Vân Đồn mang ‘quốc tịch Trung Quốc’ từ lúc chưa ra đời
Cuộc gặp năm 2013

Đồng ý trả lời phỏng vấn với RFA về vấn đề này, nhà báo Nguyễn An Dân, người có nhiều sự quan tâm và nghiên cứu về đặc khu kinh tế, xác nhận về mốc thời gian của ý tưởng đặc khu đã có từ thời ông Võ Văn Kiệt và thêm rằng chủ trương đặc khu Vân Đồn là do “nhìn về sự thành công của Thẩm Quyến vào thập niên 90.”
“Cơ sở hình thành nên đặc khu là đã có từ lâu. Còn ông Phạm Minh Chính là người được lựa chọn vì trong quá trình luân chuyển cán bộ thì ông ấy từ Thứ trưởng Công an về làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh, thành ra ổng là người thực hiện đề án này. Bất kỳ ai ngồi vào vị trí Bí thư Quảng Ninh cũng phải thực hiện (đề án). Tuy nhiên thực hiện như thế nào và thực hiện đến đâu thì nó phụ thuộc vào bản lĩnh của Bí thư Tỉnh uỷ.”

Điểm tin báo ngày Thứ năm 21 tháng 6 năm 2018


Đường lưỡi bò và con chó của GS Carl Thayer
21/06/2018  


 - Tôi đang chờ đợi đến cuối năm để dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 10, và viết về cuộc tranh luận của GS Carl Thayer với các học giả Trung Quốc.
Tại Hội nghị Biển Đông lần thứ hai, diễn ra tại TP. HCM cuối năm 2010, tôi đang toét miệng cười đến chào GS Carl Thayer, thì gặp ngay bộ mặt lạnh tanh khác thường của ông. Ông nghiêm giọng nói: “Những gì tôi nói với anh về Tướng Vịnh là câu chuyện riêng tư, anh không nên đưa vào bài báo.”
Tôi mới sực nhớ ra một chi tiết liên quan tôi đã đưa vào bài “Vai diễn mới của Trung Quốc?”. Tôi vội vàng xin lỗi ông. Nhìn bộ mặt xịu ra đầy hối lỗi của tôi, mặt ông dịu lại, nói giọng nhẹ nhàng: “Thôi, bỏ đi. Mà cũng tại tôi không dặn anh trước là đừng viết những chuyện đó.”

Why did Viet Police Forcibly Grab US Student?
By: David Brown
Tại sao công an Việt Nam dùng vũ lực bắt Will Nguyễn? 

 (Asia Times 20-6-18) Theo David Brown, sở dĩ công an “mạnh tay” với Will Nguyễn như thế là vì Will đã viết nhiều bài trên báo Mỹ cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến chứ không phải chiến tranh chống ngoại xâm!
June 20, 2018


During tumultuous protest demonstrations in Ho Chi Minh City on June 9 and 10, Vietnamese police detained a 31-year-old American graduate student, Will Nguyen. Photos of his being roughed up by plainclothes police auxiliaries and dragged off to jail with an orange bag over his head went viral on the internet.
Within a few days, while Nguyen was being grilled incommunicado by his captors, his plight captured the attention of US media and members of the US Congress. His family and friends from his undergraduate days at Yale University testified to Nguyen’s excellent character and his love for the land of his ancestors. At last on June 14, the police announced that they were building a case against Nguyen for ”disturbing public order.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét