Trần Gia Phụng - Hiệp định Genève (20-7-1954) không đề cập đến tổng tuyển cử
30-7-2018
Vừa qua, trong kỳ thi Trung học Phổ thông ở trong nước, điểm thi môn lịch sử thấp hơn bao gờ cả. Lý do đơn giản là vì học sinh không thích học môn lịch sử nên không thuộc lịch sử và điểm thi môn lịch sử bị thấp. Hiện nay, học sinh trong nước không thích học môn lịch sử vì nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) dùng môn lịch sử để tuyên truyền cho chế độ, sửa đổi, bóp méo lịch sử để phục vụ chính trị, phục vụ đảng CS, nên học sinh chán học môn lịch sử của CS.
Một ví dụ đơn giản là gần đây, những tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư đại học, là những người có học vị và học hàm cao cấp của CS về lịch sử, đã tuân lệnh đảng CS, bịa đặt chuyện hiệp định Genève (20-7-1954) quy định việc tổng tuyển cử, để vu cáo rằng chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1955, ở Nam Việt Nam (NVN), vi phạm hiệp định Genève và biện minh cho chế độ CS Bắc Việt Nam (BVN) tức Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH), về việc động binh gây chiến năm 1954.
Toàn văn Hiệp định Genève 20-7-1954 và Bản Tuyên bố cuối của hội nghị
16 tháng 6 năm 2014
Nghiên Cứu Lịch Sử
Trần Xuân An dịch
HIỆP ĐỊNH VỀ SỰ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM, 20-7-1954
(Các hiệp định Geneva, một cách lí thuyết, chấm dứt chiến tranh giữa Lực lượng Liên hiệp Pháp và Việt Minh tại Lào, Căm-pu-chia, và Việt Nam. Những xứ này được trở thành các quốc gia độc lập, với sự phân chia định rõ lần cuối gần Vĩ tuyến 17 thành 2 miền trong khi chờ đợi sự thống nhất lại thông qua “cuộc tuyển cử tự do” được tổ chức vào ngày 20 tháng 7, 1956. Hiệp chủng quốc [Hoa Kỳ] và Việt Nam (Việt Nam cộng hoà) không kí tên vào các hiệp định này)
Tài liệu giải mật của Hoa Kỳ về lịch sử Việt Nam : thi hành hiệp định Geneva
22 Tháng Mười, 2019
By US Vietnam Review
- Tài liệu từ bộ LỊCH SỬ VIỆT NAM do VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM- VIỆN SỬ HỌC PHÁT HÀNH NĂM 2017
Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ: Gần đây, các cơ quan chính phủ Mỹ, đặc biệt là CIA, đã giải mật nhiều tài liệu, báo cáo liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ sẽ lần lượt giới thiệu các tư liệu này.
Dưới đây là một báo cáo tóm tắt (Information brief) của CIA ngày 16/03/1955, giải mật vào năm 2016, đăng trên CIA Library, liên quan đến việc thực thi Hiệp định Geneva 1954, cung cấp những thông tin để độc giả ngày nay hiểu thêm về lựa chọn chính trị của các bên ở giai đoạn này, dẫn đến các diễn biến lịch sử sau đó.
Tư liệu này giúp chúng ta hiểu nhận thức của Mỹ về miền Bắc Việt Nam đương thời và các chính sách họ hoạch định tương ứng với nhận thức đó.
Hoàng Thanh Trúc - Hiệp Định Genève: Tuổi Trẻ Việt Nam cần một sự thật
22/7/2014
...Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam thì không có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, không có “ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên xô, Trung Quốc” (Lê Duẩn) với 20 năm cốt nhục tương tàn, gần 3 triệu người nằm xuống vô nghĩa (so Nam Hàn với hàng trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ hiện nay) và quan trọng là không có hành vi tập thể “vô đạo”chưa từng có trong lịch sử nhân loại là con tố cha, em tố anh, vợ tố chồng, trò tố thầy, để CSVN trực tiếp giết chết cho 172.000 (“tư liệu CCRĐ của CSVN”) đồng bào vô tội...
Hiệp Định Genève 1954 - Như vết thương thầm lặng, mãi vẫn “mưng mủ” chưa bao giờ lành trong tâm thức người dân Việt, cứ mỗi trung tuần tháng 7 hàng năm (20/7) như trái gió trở trời lại làm nhói đau trái tim nhiều chục triệu đồng bào chúng ta trong một câu hỏi: Tại sao Đông Nam Á hàng chục quốc gia chỉ duy nhất Việt Nam là phải có Hiệp Định chia đôi đất nước gây ra đẫm máu và nước mắt ấy và nếu không có cái hiệp định đó thì quốc gia chúng ta sẽ như thế nào? câu hỏi này trăn trở trong tâm trí những công dân trẻ từ 19 đến 29 tuổi (sinh sau 1975) chiếm 1/3 dân số hiện nay mà vì lý do “nhạy cảm” của chế độ CS khá nhiều bạn trẻ trong số này chưa có điều kiện tiếp cận Iternet hay bị nhồi nhét khẩu hiệu tuyên truyền duy nhất “Đảng ta anh hùng giải phóng dân tộc” nên đôi khi chưa đối diện với chân lý, bản chất của sự thật.
Hàn Lam - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rút bớt tiền khỏi hệ thống
19/7/2022
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã rút gần 100.000 tỷ đồng ra khỏi thị trường.
Theo số liệu thống kê trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có thêm một tuần rút ròng lượng tiền VNĐ khỏi thị trường. Đáng chú ý, không chỉ tăng số lượng tiền rút về, thời hạn rút tiền của cơ quan quản lý tiền tệ cũng đã tăng mạnh với hàng chục ngàn tỷ đồng tín phiếu được phát hành với kỳ hạn 28 ngày.
Theo Công ty Chứng khoán SSI, việc lãi suất tiền đồng liên ngân hàng giảm sẽ nới rộng khoảng cách với lãi suất USD trên thị trường này, làm tăng nhu cầu nắm giữ đồng bạc xanh trong hệ thống.
Ngọc Ánh - Ngày Tháng Buồn Hiu . Phần 1
Hồi ký – 2016
Gồm 4 phần.
Xin giới thiệu đến quý bạn đọc thiên hồi ký bi hùng, thương tâm, đầy nước mắt của một đôi vợ chồng mang bản án phản động, âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng sau ngày 30/4/75.
Ngày Tháng Buồn Hiu - Phần 1 - Ngọc Ánh
LTS: Tạp Chí Dân Văn - Xin giới thiệu đến quý bạn đọc thiên hồi ký bi hùng, thương tâm, đầy nước mắt của một đôi vợ chồng mang bản án phản động, âm mưu lật đổ nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sau ngày 30/4/75.
Tác gỉa là người Sóc Trăng, cùng quê với người bạn thân nhất trong đời quân ngũ của Chủ Nhiệm TCDV, nguyên Đại Úy BĐQ Huỳnh Lập Quốc, hiện sống với gia đình tại TP Denver, TB Colorado, USA.
Cùng đi tù với cha mẹ, có cháu Vy Dân mới hơn một tuổi, sau 8 năm tù, thằng bé suy dinh dưỡng nên chậm phát triển, thân hình co rút là di chứng của viêm não, đã được cơ quan “Terre des Hommes (The leading Swiss child relief agency) của Thụy Sĩ, vào thẳng Nhà Tù đón cháu sang Thụy Sĩ để chữa trị, mời qúy độc giả đọc đoản văn “Một chuyến đi” kể về việc người Mẹ sang thăm con tại Thụy Sĩ của chị Ngọc Ánh phiá dưới cùng.
Trần Hiếu Chân - Việt Nam 'đa phương' nên bị cả Nga, Trung Quốc và Mỹ gây sức ép?
Gửi bài tới BBC News Tiếng Việt từ TP HCM
19 tháng 7 2022
Trong thế giới chia rẽ sâu sắc, chính sách ngoại giao đa phương, ký 'đối tác chiến lược' hoặc 'đối tác toàn diện' với các đại cường có quyền lợi xung khắc nhau đang khiến Việt Nam gặp khó khăn, như bài của độc giả BBC, Trần Hiếu Chân gửi tới từ TP HCM:
Chỉ trong vòng một tuần lễ, các đại cường đều ép Hà Nội "can dự" sâu hơn vào chiến lược của mỗi bên. Nói nhại theo ý người xưa: 'Thân này ví xẻ làm ba được...' và nay thì tình cảnh của Việt Nam đúng như thế.
Thời sự đó đây ngày Thứ ba 19 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Andrew Moran* - TT Biden có được lợi gì từ chuyến công du đến Ả Rập Xê Út không?
19/7/2022
Hôm 14/07, giá dầu thô giao sau đã giảm tới 5% với hy vọng rằng Tổng thống (TT) Joe Biden sẽ thuyết phục được Ả Rập Xê Út tăng sản lượng dầu.
Ông Biden sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út, trong đó có ông Mohammed bin Salman Al Saud. Trong một bài viết gần đây trên tờ The Washington Post, ông đã viết rằng chuyến thăm được nhiều người mong đợi của ông sẽ bao gồm một loạt các chủ đề, trong đó có vấn đề an ninh trong khu vực, năng lượng và nỗ lực “tái định hướng – nhưng không phá vỡ – các mối bang giao.” Tuy nhiên, Tổng thống đã không nói rõ liệu ông có giải quyết vụ sát hại ký giả Jamal Khashoggi tại Đại sứ quán Ả Rập Xê Út ở Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Richard K. Betts * - Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?
Nguồn: Richard K. Betts, “Thinking About the Unthinkable in Ukraine“, Foreign Affairs, 04/07/2022
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân?
Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. “Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử,” Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro: đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, “rất khó xảy ra” vẫn là điều không đủ tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét