Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 15 tháng 7 năm 2022

 


Nguyễn Văn Lung  - Chống tham nhũng – đàn áp bất đồng: Một “phải” làm, và một “thích” làm

Các con số bắt giữ đơn thuần không phản ánh được toàn bộ vấn đề.

15/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1hWof2MXJFOPJkXhaTN2uUD87pwtkwibx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đối với một người nghiên cứu và quan sát cả về vấn đề tham nhũng lẫn nhân quyền tại Việt Nam, nửa đầu năm 2022 là một chuyến tàu lượn siêu tốc với nhiều cảm xúc.

Về nhân quyền, chỉ trong thời gian trên đã có 16 người bị bắt liên quan đến những vấn đề như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí hay quyền tự do hoạt động hội nhóm. [1] Cái tên mới nhất là ông Nguyễn Lân Thắng – một blogger có tiếng nói trên mạng xã hội tại Việt Nam. [2]

Con số bị bắt đó tương đương với các năm trước, khi mà cả năm 2021 và 2020 đều có 39 người bị bắt vì những vấn đề nhân quyền. Hiện tượng này có thể gọi là “đàn áp một cách ổn định”. Những con số đáng buồn cho thấy không có tiến triển gì trong việc cải thiện tình hình nhân quyền trong nước.

Campuchia cấm dân ở biên giới cho người Việt thuê đất canh tác

25/3/2022

VOA Tiếng Việt

Câu chuyện hôm nay: và nạn "cáp duồn" năm xưa.

Trung Hiếu

15/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1W-GRFVpruizqz7C56qD6AoC1VyseZBU2/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người dân Campuchia ở khu vực gần biên giới với Việt Nam vừa được yêu cầu không cho công dân Việt Nam thuê đất để canh tác, nhằm ngăn chặn bất kỳ vấn đề tranh chấp đất đai nào dọc theo biên giới.

Khmer Times hôm 23/3 dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, Sar Kheng, nói rằng chỉ vì lười canh tác mà người Campuchia đã cho công dân Việt Nam thuê đất, và điều này làm ảnh hưởng đến “toàn vẹn lãnh thổ”.

“Chúng ta phải ngăn chặn những tranh chấp biên giới, và vì điều này, chính quyền tỉnh, các quan chức và cơ quan liên quan phải xem xét và ngăn chặn việc người Campuchia cho công dân Việt Nam thuê đất của họ”, Khmer Times dẫn lời ông Sar Kheng nói.

Quan chức Campuchia nhấn mạnh thêm rằng luật pháp nước này đã quy định rõ ràng rằng người Campuchia không được cho công dân nước ngoài thuê đất.

Biển Đông ngày Thứ sáu 15 tháng 7 năm 2022

Tàu khu trục Hạm đội 7 thực hiện Chiến dịch Tự do Hải hành ở quần đảo Hoàng Sa

Tàu khảo sát/nghiên cứu Đại Dương Hiệu của Trung Quốc hoạt động phạm vi rộng tại quần đảo Trường Sa

Nguồn : ĐẠI SỰ KÝ BIỂN ĐÔNG

15/7/2022

https://docs.google.com/document/d/16IYKQ6tWvBoh0KqI8KYrhHce_fSzbInQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ ngày 30/6/2022, tàu Đại Dương Hiệu (Da Yang Hao) của Trung Quốc đã hoạt động tại khu vực quần đảo Trường Sa từ khu vực  phía nam cụm Sinh Tồn, cụm Nam Yết đến phía Bắc cụm Phan Vinh và từ phía đông đá Chữ Thập, đá Châu Viên đến phía Nam đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây. Khu vực tác nghiệp của Đại Dương Hiệu có diện tích hiện đã lên tới hơn 20 nghìn km vuông ở trung tâm quần đảo Trường Sa giữa các đảo, bãi, đá hiện do Trung Quốc kiểm soát (đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gạc Ma, đá Vành Khăn,…) và Việt Nam kiểm soát (đảo Sinh Tồn Đông, đá Len Đao, đảo Phan Vinh, đá Tiên Nữ,..).

Việt - Trung 'nhất trí' giải quyết các vấn đề trên Biển Đông

15/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1JP_Ftr_yHVvR-bfcPZ8UvyIE9sZ3g_Dc/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đánh giá lại những bước phát triển trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Trong khuôn khổ Phiên họp lần thứ 14 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc hôm 13/7 tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, lãnh đạo ngoại giao hai nước đã ' thẳng thắn nhìn nhận những vấn đề còn tồn tại,' theo Tuổi Trẻ.

Về vấn đề biên giới, lãnh thổ, ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh hai bên cần nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của nhau phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Le Hong Hiep - Liệu người giàu nhất Việt Nam có an toàn?

Will Vietnam’s Richest Man Be Safe?

Nguồn: FULCRUM

https://fulcrum.sg/will-vietnams-richest-man-be-safe/

Trúc Lam, chuyển ngữ

15-7-2022

https://docs.google.com/document/d/14w0eumZ9fo1Zw5HKiqEM6y7TV5g_FWoV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Những đồn đoán gần đây cho rằng, người giàu nhất Việt Nam, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, có thể gặp rắc rối với các cơ quan chức năng, có lẽ đã qua cơn khốn đốn. Tuy nhiên, chiến dịch chống tham nhũng của Hà Nội có nghĩa là các chủ doanh nghiệp của Việt Nam phải thận trọng trong việc tìm kiếm lợi nhuận.

Tin đồn lan nhanh như cháy rừng trên các mạng truyền thông xã hội ở Việt Nam hồi tuần trước, rằng Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam và là chủ tịch Vingroup – tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam – đã bị cấm xuất cảnh. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng, ông ta sẽ sớm trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Việt Nam. Trong những tháng gần đây, cơ quan chức năng đã khởi tố một số doanh nhân nổi tiếng, trong đó có Trịnh Văn Quyết, là người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn FLC, và Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Lê Văn Đoành - Rúng động cung đình Cộng sản

15-7-2022

https://docs.google.com/document/d/1e1vkdW1l9Jv_I44a7CfOmTROEHbrYy5m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhiều người dự báo, đại hội lần thứ 13 của đảng CSVN là con số “tử”, không tốt, sẽ lắm nhiễu nhương. Thực tế xảy ra đúng vậy.

Từ sau đại hội 13 đến nay, Bộ Chính trị đã kỷ luật 50 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 8 Ủy viên, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, 20 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Hàng loạt Uỷ viên Trung ương bị kỷ luật đảng, bị cách chức, khai trừ, bị khởi tố bắt giam, như: Nguyễn Thành Phong, Trần Văn Nam, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh…

Tất nhiên con số nêu trên chưa dừng lại ở đó, khi mà cuộc thanh trừng nội bộ và tranh giành quyền lực trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao của đảng đang đến hồi “một mất một còn”.

Trần Doãn Nho: Tính “văn học” trong văn học miền Nam

Tháng 4 năm 2021

https://docs.google.com/document/d/1ZUfDQxfLVgkjn0JN5Q7EyQvDgO1WCvcb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

(LTG: Đây là bản chính bài thuyết trình trong buổi hội thảo về VHMN tổ chức tại tòa soạn nhật báo Người Việt vào ngày 6/12/2014. Do giới hạn về thời gian, nhiều chi tiết trong bài viết đã không được trình bày tại buổi hội thảo; và ngược lại, một số chi tiết được triển khai khi phát biểu vốn không có trong bài viết.)

Đề tài tôi trình bày trong buổi hội thảo hôm này là “Tính văn học trong văn học miền Nam”.

Chắc có người cho rằng chữ dùng nghe có vẻ không mấy thích hợp. Và thừa. Đã nói về một nền văn học, sao còn đặt vấn đề “tính văn học”?

Xin thưa ngay: lý do khiến tôi sử dụng nhóm từ “tính văn học” là vì văn học miền Nam trước đây được nhà cầm quyền nhìn với một nhãn quan chật hẹp và độc đoán. Họ gọi văn học miền Nam là “văn học thực dân mới”, “văn học đồi trụy”, “văn học phản động” hay sau này, gọi một cách nghe lịch sự hơn nhưng có vẻ xách mé, là “văn học đô thị”.[1] Toàn là những nhóm từ tiêu cực. Văn học thực dân mới là gì? Là thứ văn học chỉ dành để phục vụ chế độ thực dân. Văn học phản động là gì? Là chống lại đất nước, chống lại dân tộc. Văn học đồi trụy là gì? Là hư hỏng, xấu xa. Vì thế, văn học miền Nam

Trần Huỳnh Châu – Những năm "cải tạo" ở Bắc Việt. Phần X

June 16, 2021 by Lê Thy

https://docs.google.com/document/d/14YBR8QEQbWwWVsq5_Ze3TB8Fm0e4fy34/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

X- TRÊN ĐƯỜNG VỀ NAM

Chiều ngày 11-1-1980, đội chúng tôi đang trên đường về trại sau giờ lao động khổ sai, thì có một cán bộ đi xe đạp từ phân trại A qua, đến gần chúng tôi và hỏi anh Đội trưởng:

– Trong đội nầy có ai tên Trần Huỳnh Châu không?

Đội trưởng Nguyễn Thành Danh trả lời có, và chỉ tôi. Tên cán bộ không nói gì, bảo để về trại sẽ hay. Tôi nghĩ chắc lại có gì rắc rối cho mình đây.

Đến cổng trại, trong khi các anh em khác vào trại, tôi được gọi riêng vào gặp cán bộ trực. Tên cán bộ trực hỏi tỉ mỉ về lý lịch của tôi, xong rồi bảo tôi về trại dọn gấp tất cả đồ đạc cá nhân để di chuyển ngay. Tôi bảo chưa ăn cơm chiều, tên cán bộ bảo lãnh phần cơm mang theo để tối ăn.

Thời sự đó đây ngày  Thứ sáu 15 tháng 7 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Il1tfVXTmz7WAF28-Ripz7D4Pfmjb69c/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyễn Lương Hải Khôi  - EU cấm vận dầu Nga và cuộc khủng hoảng trong tương lai gần

14/7/2022

https://docs.google.com/document/d/17PBdIwRsypMndbg3klhtNP7izUX7B3L9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hôm 31 tháng 5, 2022, EU cho biết sẽ công bố chính sách mới, cấm vận dầu Nga ở mức độ khắc nghiệt hơn mức tưởng tượng của những người ghét tinh thần đế quốc của Nga nhất. Chúng ta thử xem xét một vài hậu quả mà chính sách này của EU có thể tác động lên kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam.

Chính sách phong tỏa mới của EU đối với Nga

Với chính sách cấm vận mới, tổng lượng dầu Nga xuất khẩu vào EU sẽ giảm 90%.

Cho đến nay, kể cả khi cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine đã kéo dài hơn 100 ngày, các nước EU vẫn phải nhập khẩu 2,2 triệu thùng dầu thô và 1,2 triệu thùng sản phẩm từ dầu mỗi ngày từ Nga. Nga thu về khoảng 800 ngàn Euro (hơn 1 triệu USD) mỗi ngày từ việc bán dầu cho EU.[1] EU dự kiến sẽ cắt giảm chỉ còn 10% số đó vào cuối năm 2022. Để được Hungary chấp nhận, EU miễn trừ việc nhập khẩu dầu từ Nga qua đường ống.[2]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét