Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2022

Campuchia cấm dân ở biên giới cho người Việt thuê đất canh tác

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen (trái) và Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng. 

Người dân Campuchia ở khu vực gần biên giới với Việt Nam vừa được yêu cầu không cho công dân Việt Nam thuê đất để canh tác, nhằm ngăn chặn bất kỳ vấn đề tranh chấp đất đai nào dọc theo biên giới.

Khmer Times hôm 23/3 dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Campuchia, Sar Kheng, nói rằng chỉ vì lười canh tác mà người Campuchia đã cho công dân Việt Nam thuê đất, và điều này làm ảnh hưởng đến “toàn vẹn lãnh thổ”.

“Chúng ta phải ngăn chặn những tranh chấp biên giới, và vì điều này, chính quyền tỉnh, các quan chức và cơ quan liên quan phải xem xét và ngăn chặn việc người Campuchia cho công dân Việt Nam thuê đất của họ”, Khmer Times dẫn lời ông Sar Kheng nói.

Quan chức Campuchia nhấn mạnh thêm rằng luật pháp nước này đã quy định rõ ràng rằng người Campuchia không được cho công dân nước ngoài thuê đất.

Chủ tịch Học viện Hoàng gia Campuchia, Sok Touch, hôm 22/3 cho biết ông đã đi dạo dọc biên giới Campuchia-Việt Nam ở các tỉnh giáp ranh với Việt Nam và rằng người dân không được thuê đất trong vòng 1km tính từ biên giới.

Theo ông Sok Touch, việc người Campuchia cho người Việt thuê đất là bất hợp pháp và ông yêu cầu chính phủ Campuchia không nên giao đất cho người dân ở gần biên giới.

Năm 2016, Thủ tướng Hun Sen đã yêu cầu người dân sống dọc biên giới với Việt Nam dừng cho công dân Việt Nam thuê đất và ra lệnh cho chính phủ đẩy nhanh quá trình phân giới.

https://www.voatiengviet.com/a/6499406.html

Câu chuyện hôm nay: và nạn "cáp duồn" năm xưa.

Trung Hiếu

15/7/2022

Hiện nay, với những biến động và khủng hoảng khắp nơi trên thế, liệu rằng có một khả năng Kampuchia sẽ tạo một cuộc chiến cục bộ ngay vùng biên giới Tây Nam, nơi mà  rất nhiều người dân Việt vì không thể "sống" được đang phải di cư vào vùng đất kề cận biên giới với hy vọng có một cuộc sống tốt đẹp hơn tại quê nhà với sự cai trị độc tài, ngu dốt, bất nhân của cầm quyền cộng sản Việt Nam.


Lịch sử sẽ lập lại để Hun Sen làm đẹp lòng chủ nhân Bắc Kinh, và mọi chuẩn bị đã sắn sàng ...

Và người Việt yêu tự do, không chấp nhận độc tài cộng sản sẽ phải làm gì, nếu cuộc chiến xảy ra ???

Chúng ta thường xuyên nghe tin tức, những mẫu chuyện về Việt kiều (VK) Mỹ, Pháp, Úc, Canada, vv, nhưng ít khi bàn đến VK ở Cambodia (Cao Miên: CM), dù rằng cộng đồng người Việt ở Cambodia là cộng đồng lâu đời nhất ở nước ngoài, (đã có thời) đáng hãnh diện nhất, thành công nhất và hiện nay: nghèo khó nhất. Sách vở viết về VK ở CM một cách đầy đủ cũng không được xuất bản nhiều. Lâu lâu xuất hiện một vài câu chuyện/ tường thuật du lịch hay đời sống VK ở CM, nhưng những chuyện tế nhị, các chi tiết sâu xa gián tiếp hay trực tiếp dẫn đến tình hình hiện tại của hầu hết VK tại Cambodia thường hiếm khi được nhắc đến và luôn có giới hạn.

Bài viết trích dẫn nhiều dữ liệu thông tin từ cuốn sách: “Việt kiều ở Kampuchea” của soạn giả, nhà văn, nhà Miên ngữ học Lê Hương – sống 20 năm liền trên đất CM . Cùng một số sách như: Phnom Penh, a cultural history; Cambodia: report from a tricken land; và từ nhiều nguồn tài liệu, thông tin khác, đính kèm cuối bài viết.

Chú ý: bài viết này không có ý gợi lên sự thù hận giữa hai dân tộc, Việt và Khmer, mà nó chỉ phản ảnh hậu quả do sự thiếu đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Tổ chức cộng đồng của người Việt Nam tại Kampuchia:

Vào thập niên thứ hai của thế kỷ 17, Quốc vương Chey Ches Da II cưới công chúa Ngọc Vạn, con chúa Sãi. 500 cô gái và 500 lính đã được phái theo để bảo vệ và phục vụ công chúa. Đây là những người Việt Nam chính thức đầu tiên trên đất Cambodia. Vào đầu thế kỷ 19, theo ghi nhận của những nhà truyền giáo Tây phương thì đã có ba ngàn ngư phủ người Việt hành nghề trên Biển hồ, giữa Battambang và Siêm Reap (Năm 1954, khoảng 100 ngàn VK sống trên Biển hồ và toàn CM khoảng 350 ngàn người). Rồi hàng ngàn người trốn vụ bắt đạo Công giáo ở VN định cư tại Nam Vang. Thế nhưng cho đến năm 1938 mới xuất hiện tổ chức đầu tiên của người Việt Nam.

Ngày 13/6/1938 hội Nam Kỳ Ái Hữu (Amicale Cochinchinoise du Cambodge). Lúc này, do nạn kỳ thị Bắc Nam được người Pháp khai thác nhiều, nên hội NKAH chỉ nhận VK quê ở miền Nam hay có quốc tịch Pháp gia nhập. Vài tháng sau, hội Việt Kiều Tương Tế (Mutuelle des Annamites du Cambodge) được thành lập. Hội này nhận tất cả mọi người, không phân biệt Nam, Bắc, Trung. Rất tiếc cả hai hội đều chỉ hoạt động trong phạm vi: phúng điếu hội viên hay tứ thân phụ mẫu từ trần. Vì vậy, hai hội này thật ra chỉ có hư danh trong suốt 12 năm trời.

Năm 1950, ông khâm sứ Pháp De Raymond ở CM kêu gọi hai hội nhập thành một và khuyên nên bỏ chữ Cochinchinoise và Annamites, Vì hai chữ này không còn thích hợp với hoàn cảnh VN đã thống nhất trở lại. Hai, ba tháng tranh cải quyết liệt – một bên quyết tâm giữ chữ Ái hữu, bên kia thì chữ Tương tế. Khi trình lên toà khâm để xin đăng ký hoạt động thì ông khâm gạch bỏ cả hai, Ông ghi là Association des Vietnamiens du Cambodge, tức là: Hội Việt kiều tại Cambodge.

Từ nay, hội mở rộng hoạt động, giúp đở kiều bào nghèo, mở phòng khám bệnh miển phí không phân biệt K, V, T, lào, chàm, Thái…, phát học bổng cho trẻ em nghèo và đại diện cộng đồng tham gia nhiều hoạt động xã hội. Rất tiếc, vì tình hình chính trị tại VN và vì chính sách kiềm chế của chính phủ CM mà sau 7 năm hoạt động tích cực hội bị tan rã.

5. Một vài khác biệt giữa cộng đồng Tàu kiều và Cộng đồng Việt kiều:

Có thể nói người Tàu nắm mọi hoạt động kinh tế: nhà buôn lớn, nhỏ; đại lý phân phối, thu mua; kể cả kiểm soát phần lớn việc xuất nhập khẩu. Họ cũng chuyên nghề bồi bàn, nấu ăn, phục dịnh trong Hoàng cung. Một điều đáng lưu ý: trong một cuộc hội chợ triển lảm quốc tế ở PP vào cuối thập niên 50, tất cả mọi sứ quán đều nhờ người Tàu phục trách về ẩm thực cho gian hàng của quốc gia họ, ngoại trừ gian hàng Việt kiều.

Đa số người T tại CM đến từ chợ Lớn. Kinh nghiệm lâu năm nơi xứ người đã dạy cho người Tàu cách sống có hội, có tổ chức và sống phù hợp với người K, văn hoá K. Lúc mới đến định cư, người T (người V) đều nghèo, người Tàu thường chụp cười liền một cô vợ K (mặc dù nhiều người đã có vợ bên Tàu và sẽ đưa sang sau đó) để học hỏi ngôn ngữ, phong tục tập quán và tạo bộ mặt thân thiện, hoà đồng với người bản xứ. Khi có con, thì họ quyết tâm biến con họ thành Tàu hoàn toàn. Con gái họ nhất định không gả cho người bản xứ. Nếu có thì chỉ gả cho nhà giàu hoặc quan lớn người K để có cơ hội nhờ vả khi cần.

Không như nhiều VK, họ cư xử khôn ngoan, không để lộ cho người K (bình thường) nhận thấy cái xấu, cái sự khinh khi và kỳ thị người K của họ. Lúc tiếp xúc, mua bán với người Miên họ cũng hay hạ mình gọi ông chủ, bà chủ. Họ ý thức rằng quyền lợi của mỗi người T đều có liên hệ với nhau, nên họ luôn luôn quyết tâm đấu tranh và che chở cho nhau một cách đồng nhất. Có thể nói: sức mạnh, tài năng của Tàu kiều là sức mạnh, là tài năng của cả một công đồng hàng trăm hay ngàn người T.

Thế nhưng, cộng đồng 3- 400 ngàn VK, thật ra, không có sức mạnh tập thể, bởi vì không thành lập những tổ chức đại diện, không đồng nhất, không có/được hướng dẫn cụ thể về đời sống mới nơi xứ người: cách hội nhập vào đời sồng văn hoá K, cách đối phó với những tình huống phức tạp, nên khi gặp nạn thì phần ai nấy lo, nấy chạy. Có quá ít VK tìm hiểu, để ý, và ý thức đúng mức những chuyện tế nhị, nhạy cảm đã xảy ra giữa CM và VN trong lịch sử nhằm tránh tạo thêm sự hiểu lầm giữa hai dân tộc và những rắc rối có thể xảy ra nếu VK hành xữ kém khéo léo, nhưng tin tức, tài liệu, bài viết liên quan cũng hiếm thấy xuất hiện trên các báo chí tiếng Việt – ngay cả thời buổi ngày nay, hình như việc này cũng chưa được chú ý lắm.

Là dân viễn xứ, sống trên đất người ta, không những coi thường văn hoá và màu da sậm của người K, VK còn hiếm khi lấy vợ hay chồng người K. Có thể vì có vị trí huy hoàng trong xã hội dưới thời Pháp thuộc và vì đã có công trong việc giáo hoá người K nên đa số VK an phận, cảm thấy như đang sống ở quê nhà, mặc nhiên xem người K thấp hèn, ngu dốt không bằng người mình (có lẻ một phần bị ảnh hưởng tâm lý từ người P). Cái bậy nữa là, dưới thời Pháp thuộc có một số ít người Việt lên mặt, bắt nạt người K. Chuyện gì sẽ xảy ra đã xảy ra: VK đã trở tay không kịp, khi người K có cơ hội ra tay.

Một điều đặc biệt khác mà chỉ xảy ra trong cộng đồng người Việt: nạn bất đồng chính kiến một cách quá khích và không cần thiết (với mức độ như vậy) cho một cộng đồng xa xứ. Điều này vô tình đã làm hao tổn biết bao nhiệt huyết, tinh thần & tài chính; làm chia rẽ VK và quên đi chuyện lớn trước mắt cần có sự đoàn kết để đối phó. Nói một cách khác, trong khi hiểm hoạ đang chụp xuống toàn thể VK thì nhiều người ham mê chính trị, những khuông mặt sáng của cộng đồng lại chỉ lo bận rộn, tìm cách hơn thua giữa VK với nhau.

IV. Nạn cáp duồn

Năm 1930, Pháp cho mở trung tâm Phật giáo học tại PP. Từ nay, các sư sãi (tu theo phái tiểu thừa) tại CM, Lào và người K ở đồng bằng sông cửu Long (VN) không cần phải đi Bangkok để học các lớp học cấp cao. Một nhóm người thuộc lớp đầu tiên của trường này, trong đó có nhân vật chính trị (sau này) nổi tiếng: Sơn Ngọc Thành, đã xuất bản tờ báo “Nagara Vatta (Angkor Wat) vào năm 1936. Nội dung của tờ báo là đã kích Việt kiều. Nhìn vào #5 sau đây, thì các bạn sẽ thấy rằng đây là mầm móng của sự kích động bài xích người Việt lần đầu tiên tái xuất hiện sau gần 90 năm (từ 1844-45 đến 1936).

Danh sách những vụ cáp duồn được ghi chép trong lịch sử:

#1. Sử Miên ghi: năm 1730 một người Lào tị nạn, tự xưng là tiên tri đã xúi giục một nhóm người K cuồng tín hạ sát tất cả người Việt nào mà họ bắt gặp trong vùng Banam. Đây là vụ cáp duồn đầu tiên.

#2. Theo nhà văn Pháp Louis-Eugene Louvet, viết trong cuốn sách “Đức cha Adran”: ngày 13/11/1769, một toán cướp K và Tàu kéo nhau đánh phá ngôi nhà của GM Bá Đa Lộc ở hòn Đất, ngoài khơi Hà Tiên. Họ chỉ chém giết, hảm hiếp con chiên người Việt, vì kỳ thị chủng tộc.

#3. Vẫn trong quyển sách của ông Louvet, giữa năm 1778, một toán cướp K đánh phá nhà thờ Pinha-leu do Giám mục Bá Đa Lộc vừa xây xong ở vùng Hà Tiên và giết mọi người Việt mà chúng bắt gặp.

#4. Sử Miên ghi: Quốc vương Ang Non II ( 1775-79) rất ghét người Việt, đến nỗi có lần ngài nghĩ sẽ tàn sát tất cả người Việt trên đất CM.

#5. Sử Miên ghi: Dưới triều Ang Chan II (1796-1834), năm 1818, một số người Việt bị tàn sát ở tỉnh Baphnom và quân VN đang đóng ở CM đã đến nơi can thiệp.

#6. Suốt thời gian bảo hộ CM, VN sửa đổi cơ cấu hành chánh, vi phạm phong tục tập quán của người K đã khiến giới sư sãi và dân chúng phẫn uất nên họ vùng lên chống lại. Những năm từ 1841 đến khi quân VN rút khỏi CM (1845), nhiều cuộc tàn sát VK đã diễn ra ở khắp nơi tại Cao Miên và tại miền Tây VN.

#7. Chiến dịch cáp duồn 1945-46 đã được trình bày trong phần I. Sau vụ này chỉ có PP, Seam Reap và thành phố biển Sihanoukville là tương đối an toàn đối với người Việt trên toàn cỏi Cao Miên – dĩ nhiên là với điều kiện không xảy ra đụng chạm, tranh chấp với người K.

#8. Năm 1970, chính phủ Cao Miên (Lon nol) phát động chiến dịch cáp duồn toàn quốc. TV, radio, báo chí đua nhau kể tội, nói xấu người Việt mỗi ngày. Bức hình “ba cái đầu người K chụm lại làm ba ông táo” lại tái xuất hiện và nhiều bài viết kích động có tính bịa dặt được tuyên tuyền liên tục nhằm dấy lên làn sóng bài Việt, vốn luôn âm ỉ trong lòng người dân K, sẵn sàng bùng lên khi có cơ hội hoặc bị khích động. Có từ hàng chục đến cả trăm xác chết Việt kiều trôi trên sông Mekong và hồ Tonle Sap mỗi ngày. Người Việt bị ruồng bắt để nhốt tù hay để bắn giết một cách dã man.

Giới ngoại giao quốc tế đang có mặt ở Nam Vang can gián chính phủ CM, nhưng không được, nên dân ngoại giao và ngoại kiều lục tục rời bỏ CM. Do đó, đã có cả trăm ngàn Việt kiều bỏ của chạy lấy người về Việt Nam. Theo thống kê của VNCH thì có khoảng 400 ngàn VK đang sống tại CM vào năm 1969. Tôi không tìm thấy con số nào, nhưng có tài liệu cho rằng Pol Pot đã xua đuổi gần 200 ngàn người V về nước, vậy phải có từ 100 đến 200 ngàn chạy về VN vào năm 1970.

Lý do tại sao còn nhiều người Việt không chịu hồi hương về VN:

– Tại vì đa số VK thân với miền Bắc nên nhiều người sợ bị rắc rối khi về miền Nam.

– Lúc này chiến tranh đang leo thang ở VN, vì vậy nhiều người sợ về VN sẽ bị bắt đi lính.

– Sống ở CM quá lâu, ngay cả nhiều người sinh ra và lớn lên tại CM và không còn thân nhân tại VN.

– Sự nghiệp xây dựng được nơi xứ người quá lớn nên tiếc, không nỡ bỏ.

– Một số có vợ hay chồng là người Khmer nên hy vọng sẽ được để yên.

– Năm 67 hay 68, VNCH có chương trình giúp đở cho VK hồi hương, nhưng sự thất bại, thất tín của nó đã làm mất lòng tin cho những VK khác. Lý do thất bại cũng có nhiều điểm giống như khoảng 35 ngàn VK Thái về miền Bắc (VNDCCH).

– Có nhiều gia đình VK sống dựa vào sự che chở tạm thời của ông bà chủ người ngoại quốc.

– Một số chạy vào rừng theo quân dội miền Bắc.

– Nhiều người trong số còn lại phải cải trang, thay tên, đổi họ, đổi nơi cư trú, để tồn tại.

Chúng ta cũng nên hiểu rằng: hầu hết VK ở CM là những người nghèo hay có học chút đỉnh từ VN sang; do dễ làm ăn sinh sống nên họ trở nên khá giả, vì vậy, dù cho bị bạc đãi, bị làm tiền và nhiều lúc nguy hiểm đến tánh mạng họ cũng quyết tâm bám trụ vì họ vẫn còn hy vọng, mà nếu không vươn lên được thì cũng đã quen nước quen cái; sống nghèo ở CM còn hơn là hồi hương – chỉ được cái an toàn chứ làm sao vươn lên nổi trong cái môi trường cạnh tranh khốc liệt mà 2, 3 thập kỷ trước hay lâu hơn nữa, chính họ hoặc cha mẹ của họ đã chào thua. Còn số công chức VK thì đa số trở thành công dân và bị đồng hoá thành người K. Tuy nhiên, họ đã không thoát khỏi bàn tay đẩm máu của chế độ Pol Pot, 5 năm sau.

#9. Chế độ Pol Pot xua đuổi từ 150 đến 200 trăm ngàn Việt kiều còn lại về Việt Nam. Năm 1977-78, đã có nhiều vụ cáp duồn từ bên kia biên giới tràn vào lãnh thổ Việt Nam, làm thiệt mạng khoảng 5-10 (?) ngàn người.

Nói chung, vào những thế kỷ trước, cáp duồn chỉ xảy ra lẻ tẻ, tự phát bởi người dân tại một vài đia phương và mức độ thiệt hại không lớn lắm. Tuy nhiên, từ lúc Cambodia trở nên độc lập; dân trí của người Cambodia càng cao; VK ở CM càng đông; quyền lợi trong xã hội của người K càng bị đụng chạm – vì tài năng và sức cạnh tranh trong cuộc sống của người Khmer yếu kém, thua xa VK – thì nạn cáp duồn càng xảy ra quy mô trên toàn quốc do chính quyền Cambodia ngấm ngầm (1945-46) hay công khai phát động (1970).

Rất tiếc, tôi không tìm thấy có thông kê nào ghi nhận bao nhiêu VK và bao nhiêu người V tại VN đã bị giết một cách dã man trong suốt chiến dịch cáp duồn năm 1945-46 và 1970. Tôi nghĩ, dù không nói ra, nhưng nhiều người có quan tâm đến thời cuộc, gần như đều có chung suy nghĩ: Cáp duồn chắc chắn sẽ xảy ra lần nữa, với mức độ không nghiêm trọng như trong quá khứ, nếu Sam Raíny lên ngôi lãnh đạo tại Cambodia.

V. Đôi nét về tình hình người Việt tại Cambodia

Khó biết được có bao nhiêu VK đang sống ở Cambodia, ước đoán từ 200 đến 500 ngàn. Tuy nhiên, những người K quá khích theo chủ nghĩa dân tộc và nhất là người gốc K đang sống ở nước ngoài (Long Beach, CA) vẫn không chấp nhận sự tồn tại của VK trên lảnh thổ CM. Họ cho rằng con số VK thật sự là hàng triệu người và phải đuổi hết về lại VN. Họ không ngừng phát động, kêu gọi sự bài xích VK; bịa đặt đủ điều để vu khống, nói xấu người VN thông qua báo chí, internet và bằng miệng với du khách/ người nước ngoài – hung hăng nhất là vào những dịp tranh cử. Họ còn thường xúi dục nhóm người Việt gốc Khmer nổi loạn. Họ cố tình không công nhận những sự nhượng bộ đất hạ Chân Lạp của các Quốc vương Khmer đối với các vua VN và nhà Mạc.

Có quá nhiều người Việt chưa bao giờ có đủ điều kiện để đến trường và không biết viết, không biết nói tiếng Khmer. Có ít nhất là một nữa ở nhà thuê. Nhiều người không có lấy một tờ giấy khai sinh hay một giấy tờ hợp pháp. Vì không có lối thoát, vì tương lai tăm tối, nên có hàng chục ngàn phụ nữ và trẻ em nghèo gốc Việt trở thành nạn nhân của kỹ nghệ tình dục.

Cá nhân tôi, tôi cho rằng bài học về hậu quả của sự thiếu đoàn kết của cộng đồng lâu đời nhất của người Việt nơi xứ người – cộng đồng người Việt tại Cambodia – là bài học vô giá đối với mọi Việt kiều và cả người trong nước. Tuy nhiên, rất buồn là ít người biết, ít người để ý đúng mức để có thể thấy được giá trị học hỏi cần thiết của nó.

Người Việt thường quên những chuyện thù hận và đau thương trong quá khứ. Vì vậy bài này chỉ giải thích phần nào nguyên nhân tại sao phần lớn người Việt tại Cambodia đã và đang lâm vào cảnh bần cùng, thất học, không có cơ hội vươn lên, rất đáng thương. Cũng như phản ảnh lý do tại sao mại dâm là con đường sống gần như duy nhất của một số gia đình.

Chú thích:

Thông tin trong bài được lấy ra từ nhiều nguồn tài liệu, sách vở và blog. Tôi đính kèm một số trang web để các bạn có thể tìm hiểu thêm.

http://www.nguyenhuynhmai.com/D_1-2_2-59_4-1328_5-4_6-1_17-3_14-2/#nl_detail_bookmark

http://thongtinberlin.net/thoisu1/nguoivietnamocampuchiadangchetmon.htm
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/64574/Thang-tram-phan-Viet.html

Sách “Vòng quanh thế giới – Người Việt tại hải ngoại (chương Cambodia)”

Sách hay tiếng Anh online miễn phí về Cambodia và Việt Nam: 

https://nghiencuulichsu.com/2016/09/13


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét