Thứ Ba, 26 tháng 7, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 26 tháng 7 năm 2022

 


Tại sao “USS Ronald Reagan” hủy chuyến thăm Việt Nam?

Phân tích của Hoàng Trường Sa
25/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1S9Y_-yJHaU0r2jIO7q0o7wPRI4QxwlOi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuy nhiên, trong thời gian mười ngày tới, có khả năng Tổng thống Biden sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Kết quả của cuộc điện đàm này có thể quy định tiếp nhiệt độ của các cuộc khẩu chiến trong tương lai. Ông Biden có vẻ như muốn “hạ nhiệt” cuộc khẩu chiến hiện nay. Một nước lớn như Hoa Kỳ mà Tổng thống nhiều khi cũng phải “diễn” với Trung Quốc. Tổng thống không tiết lộ chính kiến của ông đối với tin liên quan đến chuyến thăm Đài Bắc của bà Pelosi. Ông đổ trách nhiệm cho “giới quân sự” trong khi chính cả hành pháp lẫn lập pháp đều “chọc ngoáy” vào vấn đề Đài Loan. Từ đấy có thể thấu cảm với Việt Nam, với thế “trên đe dưới búa” của mình, trong lúc này cũng sợ “tên bay đạn lạc” nên đã tránh đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan vào Cảng Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc Ngoại trưởng Mỹ hủy chuyến thăm Việt Nam đã lên kế hoạch từ trước (mồng 9 – 10 tháng 7), nay lại thêm “USS Ronald Reagan”, quan hệ Việt – Mỹ sẽ dậm chân tại chỗ đến bao giờ? (6)

Thiên Hạ Luận  - Lan biết cho chăng?

25/7/2022

https://docs.google.com/document/d/15DuBCAj1jftdUSseDmi3KPPCvEuDvPUd/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tâm tình của Tuan Huynh có hàng trăm người chia sẻ lại trên trang facebook của riêng họ, rất nhiều người trong số đó là nhân viên y tế. Họ cám ơn Tuan Huynh vì “đã nêu đúng thực trạng ngành y, nói giùm nỗi lòng của nhân viên y tế”. Tuy có người hy vọng Quyền Bộ trưởng Y tế nhận ra đâu là “lõi”, đâu là khúc mắc của y tế nước nhà nhưng cũng không ít người không đủ niềm tin và cho rằng mọi thứ rồi sẽ vẫn trong vòng luẩn quẩn, “bệnh nhân tiếp tục chết theo đúng qui trình” (2).

Nguyễn Thanh An  - Khi nhà chùa được “nhuộm đỏ”

25/7/2022

https://docs.google.com/document/d/13xmBPxYvkaygRSdCX_rn_YEifVwX8REA/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phải nói là tất cả đều nằm trong vấn đề “quy hoạch tôn giáo”. Ngay sau năm 1975, chính quyền cộng sản đã đàn áp tất cả những gương mặt uy tín trong Phật giáo miền Nam, từ Thích Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, đến Thích Quảng Độ. Cùng lúc, cộng sản đưa “cán bộ tôn giáo” trà trộn vào chùa. Những cơ sở đào tạo Phật học trở thành cơ quan đào tạo những “nhà tu quốc doanh”. Phải nói là chẳng có “cán bộ cấp địa phương” nào “làm sai” điều gì đối với nền Phật giáo nước nhà cả…

Mà là họ “làm đúng” những gì mà chính quyền cộng sản đề ra. Một cách chính xác, đó là “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước, với chính sách và chiến lược “Đỏ hóa” hệ thống Phật giáo, với việc cố tình bôi nhọ Phật giáo để Phật giáo mất uy tín nhằm mục đích cuối cùng là Phật tử chán chường và Phật giáo vĩnh viễn không bao giờ có thể trở thành một “tổ chức chính trị” có uy tín có thể huy động và kêu gọi được Phật tử theo cách như Phật giáo từng làm thời VNCH.

Đỗ Ngà - Bệnh ghẻ của nền kinh tế, từ Trung Quốc đến Việt Nam

25/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1o9boM5Gy6D-qqFv6FZTZ4EtthSuxL8Qe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tập Cận Bình lên nắm Trung Quốc đã được 10 năm, từ khi ông Tâp nắm quyền giá nhà tăng vọt, phi mã gấp sáu lần trong vòng 15 năm qua sau khi tầng lớp những người dân trung lưu đổ xô rót tiền xây nhà và mua bán đất. Sự bùng nổ giá nhà đất khiến hoạt động đầu cơ bành trướng và thị trường chỉ toàn những dân buôn thích mua đi bán lại nhanh chóng làm cho bong bóng bất động sản ngày một phình to.

Qua môt thập kỷ tăng nóng thì năm ngoái quả bom nợ Evergrande có nguy cơ bùng nổ. Doanh nghiệp này ôm núi nợ lên đến $300 tỷ và mất khả năng chi trả. Khi Evergrande mất khả năng trả nợ thì các chủ nợ của doanh nghiệp này bị mất trắng mà khách hàng của nó cũng đối diện với nguy cơ không nhận được nhà. Evergrande được mệnh danh là “ông vua các công trình dang dở” nên các khách hàng lỡ đặt cọc mua nhà của Evergrande cũng không bao giờ nhận được nhà vì các công trình ngưng trệ. Vụ Evergrande đã được chính quyền Trung Quốc can thiệp, đến nay hậu quả bom nợ của Evergrande không ảnh nặng đến các lĩnh vực khác.

Hiếu Chân - Đức Giáo Hoàng xin lỗi người bản xứ Canada vì những sai lầm lịch sử

25/7/2022

https://docs.google.com/document/d/14_cWSD7OXwar8WD7pa2OpJJkfJVI4QbF/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Dù đang phải ngồi xe lăn do bị gãy xương đầu gối, Đức Giáo Hoàng, năm nay 85 tuổi, vẫn công du tới Canada và đưa ra lời xin lỗi đầu tiên trên đất đai của người bản xứ như một phần của công việc chữa lành những vết thương sâu trong tâm hồn họ sau khi người Canada phát hiện những ngôi mộ không dấu vết tại các trường học nội trú vào năm ngoái. Hồi Tháng Tư năm nay, Giáo Hoàng đã đưa ra lời xin lỗi tương tự khi đón tiếp phái đoàn của những tộc người bản xứ Canada đến thăm tòa thánh Vatican.

Nghi lễ đón tiếp Đức Giáo Hoàng đã diễn ra tại Bear Park Pow-Wow Grounds – một phần lãnh thổ của tổ tiên các bộ lạc Cree, Dene, Blackfoot, Saulteaux và Nakota Sioux. Các nhà lãnh đạo các tộc người bản địa mặc y phục truyền thống, đội những chiếc mũ chiến có lông chim đại bàng, đã đón tiếp Giáo Hoàng như với một tù trưởng thân thiện, đồng thời chào đón ngài bằng cách tụng kinh, đánh trống, khiêu vũ và hát các bài hát quân hành.

Điểm nóng Đài Loan

26/7/2022

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/1cTCoMBkqYDaWKzNw2L7DpKvGWd8r3Rc-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cho đến nay vẫn chưa ai có thể xác định dứt khoát về phản ứng tiềm tàng của Trung Quốc, nhưng đa số chuyên gia và quan chức Mỹ cho rằng Bắc Kinh sẽ có phản ứng ở mức độ chưa từng thấy nhưng sẽ không đến mức châm ngòi xung đột quân sự.

1. Chuyển động quân sự

Tàu Sơn Đông của Trung Quốc đã quay trở lại Tam Á trong ngày 25.7 chỉ sau vài ngày huấn luyện ở phía đông đảo Hải Nam.

Sau khi băng qua eo biển Đài Loan ngày 19.7, tàu này xuất hiện gần Tam Á ngày 21.7. Tuy nhiên, ngày 23.7 hình ảnh vệ tinh cho thấy nó đang tiến hành huấn luyện ở phía đông Hải Nam. Đến ngày 25.7, tàu này đã quay trở lại Tam Á.

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 26 tháng 7 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1mRPpW-YvBFVKf8IgirapGBn73aVkXpVe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thái Lan đặt mục tiêu năm 2028 để hoàn tất đường sắt cao tốc nối với Trung Hoa

(Thailand Sets 2028 Target to Finish High-Speed Rail Link with China)

Zsombor Peter – Bình Yên Đông lược dịch

VOA – July 17, 2022

https://docs.google.com/document/d/19f86DIFbyAMoRYZfX4O09rhmOQSFsP71/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

BANGKOK — Thái Lan vừa hứa hoàn tất tuyến đường sắt cao tốc bị trì hoãn từ lâu để nối với Trung Hoa qua Lào trong vòng 6 năm đang châm ngòi những nghi ngờ về cam kết của nước nầy và liệu siêu dự án 12 tỉ USD đáng đồng tiền.

Các bộ trưởng Giao thông và Ngoại giao chánh thức nói với các phóng viên hôm 6 tháng 7 rằng Thái Lan sẽ hoàn tất tuyến đường dài 609 km từ thủ đô, Bangkok, đến ranh giới Lào ở Nong Khai, nay chỉ có 5% được xây, vào năm 2008.  Nong Khai đối diện với thủ đô Vientiane của Lào qua sông Mekong, nơi xe lửa cao tốc đến biên giới Lào-Trung Hoa bắt đầu hoạt động hồi tháng 12.

Với xe lửa chạy với vận tốc tối đa 250 km/h, tuyến đường mới sẽ rút ngắn thời gian của hành trình Bangkok-Nong Khai hiện nay của đường sắt tiêu chuẩn.

Gabriël Moens, Dejan Hinic *- Có một Trật Tự Thế Giới Mới đang xuất hiện hay không?

26/7/2022

https://docs.google.com/document/d/1H796vqG66VFC7fRH5YzLf0Un-VsAQHiN/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong một bài bình luận ​​trước đây đã tho lun v cách mà thế gii đã đối xử khác biệt với Cộng hòa Kosovo so với Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk như thế nào. Sự đối xử khác biệt này cho thấy có tồn tại một tiêu chuẩn kép liên quan đến việc ly khai và quyền tự quyết của các nhóm dân tộc theo luật pháp quốc tế.

Trong khi Phương Tây hoan nghênh việc Kosovo ly khai khỏi Serbia, thì họ lại phản đối tuyên bố độc lập của các nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk vốn chỉ được Nga và Syria công nhận. Ngược lại, tính đến tháng 03/2020, Kosovo đã được 115 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc công nhận, nhưng 15 trong số các quốc gia này đã rút lại [sự công nhận].

Thách thức nội bộ buộc Mỹ-Trung khẩn trương tìm cơ chế tránh xung đột

Trọng Thành /RFI

Đăng ngày: 25/07/2022 - 16:25

https://docs.google.com/document/d/1gWM_-G8LY0PbvrHuVxXcpxT3gL7qQwzS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong những năm gần đây, đặc biệt kể từ thời Donald Trump, căng thẳng Mỹ - Trung dâng lên ngày càng cao. Nguy cơ một ‘‘Chiến tranh Lạnh mới’’ treo lơ lửng, và thậm chí xung đột Mỹ - Trung có thể bùng phát, nhất là tại eo biển Đài Loan, hay Biển Đông. Năm đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden (2021), căng thẳng Mỹ - Trung vẫn tiếp tục theo chiều hướng này. Tuy nhiên, từ ít tháng gần đây, căng thẳng Washington – Bắc Kinh dường như có phần lắng dịu.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét