Việt Nam thực hiện hay không các khuyến nghị nhân quyền của LHQ?
BBC News
21/7/2022
Hai nhóm nhân quyền phê phán chính phủ Việt Nam là đã không thực hiện bất kỳ bước khuyến nghị nào của Ủy ban Nhân quyền LHQ để cải thiện nhân quyền, thậm chí còn khiến tình hình tệ hơn.
Trong một đệ trình chung gửi lên Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đầu tuần này, Liên đoàn Quốc tế về Nhân quyền (FIDH) và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam (VCHR) cáo buộc rằng Việt Nam đã phớt lờ khuyến nghị liên quan đến ba ưu tiên chính là án tử hình, quyền tự do ngôn luận và những người bảo vệ nhân quyền.
Theo đó, Ủy ban Nhân quyền LHQ từng đưa ra thời hạn để chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin về việc thực hiện các khuyến nghị, ngày 29/3/2021.
Công ước ICCPR là gì?
Việt Nam lo sợ hoạt động môi trường đi quá xa?
22/7/2022
Bên cạnh đó, tác động của Trung Quốc cũng không thể không
xét đến, cũng theo lời nhà quan sát này, vì nước này ‘chiếm số lượng nhà máy
nhiệt điện than lớn nhất ở Việt Nam’. Ông chỉ ra những tiêu cực trong làm ăn
với Trung Quốc từ khâu đấu thầu, nhập trang thiết bị (lạc hậu, không đồng bộ,
giá đắt) cho tới vận hành…
“Trung Quốc từ nhiều năm đã chủ động trong lĩnh vực năng lượng sạch, tất nhiên
họ không muốn Việt Nam cầm đèn chạy trước ô tô,” nhà quan sát này nói thêm. “Họ
còn cần Việt Nam làm bãi rác công nghiệp lạc hậu cho mình.”
Ngọc Ánh - Ngày Tháng Buồn Hiu - Phần 4. Hết
PHỤ BẢN
NHẬT KÝ MỰC TÍM
Đây là những suy nghĩ của cô học trò nhỏ nhìn miền Nam tả tơi sau biến động 30/4/75. Xã hội chủ nghĩa đã biến đổi toàn bộ cuộc sống của người dân và đẩy họ vào bước đường cùng của đói nghèo, áp bức, bất công… Chân dung thật sự của bộ mặt giả trá Cộng sản trong thời gian cô có dịp “sống chung với lũ”, sự cảm nhận chua xót phẫn uất mà cô không biết phải chia sẻ cùng ai trong nỗi cô đơn thất vọng mà cô đã trãi qua những năm tháng đáng nguyền rủa ấy
Cuốn nhật ký được viết bằng mực tím của thời làm học trò lãng mạn mà văn phong còn vụng về như viên sỏi thô thiển ném vào khoảng không tăm tối, thật sự cô không hy vọng nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm của địa đạo Cộng sản hun hút phía trước, mà
cuộc chiến đấu nếu có cũng không chắc gì lật ngược tình thế khi dân quân miền Nam đang sức cùng lực kiệt trong nhà tù rộng lớn của chế độ Cộng Sản.
Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 22 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Những gì xảy ra giữa Mỹ-Trung Cộng trong 18 tháng của TT Joe Biden?
Nguồn: https://www.china-briefing.com/news/us-china-relations-in-the-biden-era-a-timeline/
Tài liệu của China Briefing do Dezan Shira & Associates
Phiên dịch Lê Thành Nhân
20/07/2022
Lời người post: Sở dĩ phải bỏ thì giờ để dịch tài liệu này, để chúng ta biết được những diễn biến thực tế xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng (TC) từ khi Tổng Thống Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2020 đã 18 tháng qua. Trong tài liệu này, chỉ biên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những sự kiện xảy ra theo thời gian giữa Tòa Bạch Ốc và Bắc Kinh kể từ ngày 21/01/2020 đến cuối tháng 6/2022.
Căn cứ trên tài liệu này, trang nhà https://vietquoc.org sẽ có những bình luận sau. Tài liệu này cũng giúp sự bình luận quan hệ giữa Mỹ-Trung dưới thời Biden mang tính cách vô tư không cảm tính.
*****
Vào ngày
20/01/2021, Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức TT thứ 46 của Hoa Kỳ, từ đó đến
nay ông có thay đổi gì không về sự quan hệ Mỹ-Trung, vốn rất căng thẳng trong 4
năm của cựu TT Trump. Nhất là xung đột giao thương leo đến mức thang chiến
tranh thương mại và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các công ty kỹ thuật
công nghệ của Trung Cộng (TC) rất gắt gao.
Kể từ khi Joe Biden nhậm chức, người Mỹ rất chú ý đến định hướng chính sách của
Mỹ đối với TC. Hãy đọc hết toàn bộ những việc làm dưới đây sẽ tự đánh giá một
cách khách quan.
Đặng Sơn Duân - Nguy cơ khủng hoảng eo biển Đài Loan vào tháng Tám
22/7/2022
Một cuộc khủng hoảng Mỹ - Trung đang dần ló dạng xung quanh chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch diễn ra vào tháng Tám của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Kế hoạch thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Một cuộc khủng hoảng Mỹ-Trung đang dần ló dạng xung quanh chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch diễn ra vào tháng Tám của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Ngày 19.7, tờ Financial Times tiết lộ Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng 8 sau khi chuyến thăm dự kiến vào tháng 4 bị hủy bỏ do bà Pelosi mắc Covid.
Phản ứng trước tin tức này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cùng ngày tuyên bố Bắc Kinh sẽ đáp trả bằng “các biện pháp mạnh mẽ và kiên quyết”.
Cựu Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu thời báo Hồ Tích Tiến liên tục đưa ra những lời đe dọa trên Weibo và Twitter về những phản ứng tiềm tàng của Trung Quốc, bao gồm tuyên bố lập vùng cấm bay ở Đài Loan, triển khai chiến đấu cơ vào không phận Đài Loan hoặc “hộ tống” máy bay chở bà Pelosi.
Bryan Jung* - Bộ Trưởng Thương mại cảnh báo: Hoa Kỳ sẽ đối mặt với ‘suy thoái sâu và tức thì’ nếu các vi mạch từ Đài Loan ngừng lưu chuyển
22/7/2022
Hôm 20/07, Thượng viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 64-34, để thúc đẩy dự luật trị giá 50 tỷ USD này vượt qua được rào cản thủ tục nhằm đẩy mạnh ngành sản xuất vi mạch nội địa của Hoa Kỳ.
Mặc dù nhiều vi mạch đang sử dụng được thiết kế trong nước, nhưng các công ty Hoa Kỳ, chính phủ, và quân đội lại mua 90% vi mạch bán dẫn tiên tiến đang được sử dụng từ Đài Loan, chủ yếu từ Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan là công ty sản xuất vi mạch lớn nhất thế giới.
Chính sách 'zero-COVID' phá vỡ giấc mơ công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc
Phan Minh /RFI
22/7/2022
Cách đối phó của Trung Quốc với đại dịch Covid-19 đang cản trở các nỗ lực nhằm trẻ hóa ngành công nghiệp vi mạch. Đó là nội dung một bài viết đăng trên trang mạng The Diplomat của Nhật ngày 18/07/2022.
Tuy Thượng Hải đã giảm bớt các biện pháp phong tỏa cứng nhắc vào đầu tháng 6, thị trường thành phố vẫn bị ám ảnh bởi những dự báo u ám và thậm chí nền kinh tế quốc gia của Trung Quốc cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là chuỗi cung ứng của các lĩnh vực công nghiệp chính, chẳng hạn như vi mạch tích hợp (IC). Trong những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đang có rất nhiều tham vọng trong việc hồi sinh ngành công nghiệp vi mạch thông qua “hệ thống toàn quốc” để đối phó với cuộc cạnh tranh công nghệ gay gắt từ Hoa Kỳ.
Quan hệ Mỹ - Ả Rập Xê Út : Thời kỳ « đổi dầu hỏa lấy an ninh » đã qua ?
Minh Anh /RFI
22/7/2022
Trong hai ngày 15-16/07/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Ả Rập Xê Út, và gặp hoàng thái tử Mohamad Ben Salmane. Mục tiêu là nhằm thắt chặt lại mối quan hệ đối tác chiến lược với Riyad trong các lĩnh vực năng lượng và an ninh sau một thời gian dài « ngó lơ ». Nhưng bước « quay ngoắc » này của Mỹ lại được Ả Rập Xê Út và nhiều nước vùng Vịnh đón tiếp một cách thận trọng.
Đây là chuyến thăm Riyad đầu tiên của nguyên thủ quốc gia Mỹ sau 18 tháng nhậm chức. Chuyến đi được thực hiện trong khuôn khổ vòng công du Trung Cận Đông và Ả Rập Xê Út là chặng dừng cuối cùng sau khi ghé thăm Israel và vùng lãnh thổ Palestine.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét