Thứ Năm, 21 tháng 7, 2022

Thời sự đó đây ngày Thứ năm 21 tháng 7 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Đệ nhất phu nhân Ukraine kêu gọi Quốc hội Mỹ cấp thêm vũ khí để chống lại Nga tại ‘Đấu trường Sinh tử’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/ntdvn_1-1871.jpeg

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska phát biểu trước các thành viên Quốc hội Mỹ tại Đồi Capitol, hôm 20/7/2022 tại Washington, DC. (Ảnh: Jabin Botsford/Pool/Getty Images) 

Hôm 19/7, Đệ nhất phu nhân Ukraine, Olena Zelenska kêu gọi các nhà lập pháp Hoa Kỳ giúp đỡ nhiều hơn nữa cho đất nước của bà trong bối cảnh Ukraine đang vất vả chống lại cuộc xâm lược kéo dài 5 tháng của Nga. Bà Zelenska nói vũ khí có thể giúp đảm bảo “chiến thắng chung vĩ đại”.

“Chúng ta hoàn toàn suy sụp khi thế giới của chúng ta bị tàn phá bởi chiến tranh. Hàng chục nghìn thế giới như vậy đã bị tàn phá ở Ukraine”, bà nói thông qua một phiên dịch, trong bài phát biểu dài 15 phút đầy xúc động trước các thành viên Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ. 

 

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/ntdvn_1-1881.jpeg

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska phát biểu và đưa hình ảnh những em bé, nạn nhân của cuộc xung đột đang diễn ra tại Ukraine trước các thành viên Quốc hội Mỹ tại Đồi Capitol, hôm 20/7/2022 tại Washington, DC. (Ảnh: Jabin Botsford/Pool/Getty Images) 

Bà Zelenska, phu nhân của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy, đã chiếu video về những đứa trẻ mà bà nói đã bị thương hoặc thiệt mạng, trong đó có một cậu bé ba tuổi hiện đang ở Đức học cách sử dụng chân tay giả.

“Có bao nhiêu đứa trẻ như em như thế này ở Ukraine? Bao nhiêu gia đình như thế có thể bị hủy hoại bởi chiến tranh? Đây là ‘Đấu trường Sinh tử’ của Nga”, bà nói khi nhắc đến một loạt tiểu thuyết và loạt phim cùng tên.

“Tôi xin quý vị cấp thêm vũ khí, những vũ khí mà sẽ không được sử dụng để gây chiến trên đất nước của người khác, mà chỉ để bảo vệ nhà mình và quyền được thức dậy sống sót trong ngôi nhà đó”, bà Zelenska nói.

Bà nói: “Câu trả lời ở ngay tại Washington D.C. … Hãy giúp chúng tôi ngăn chặn cuộc khủng bố chống lại người Ukraine và đây sẽ là chiến thắng chung vĩ đại của chúng ta nhân danh cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc”.

Chính quyền ông Biden cho biết Mỹ đã cung cấp 8 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu, bao gồm 2,2 tỷ USD vào tháng trước. Các thành viên của Quốc hội đã nhiệt liệt hưởng ứng và cho biết họ sẵn sàng chấp thuận thêm.

“Họ không yêu cầu binh lính Mỹ. Họ yêu cầu vũ khí của Mỹ. Tôi nghĩ bây giờ là lúc để cùng nhau đưa ra một gói viện trợ khác để tiến tới năm 2023 với nguồn cung cấp vũ khí tiên tiến và hỗ trợ kinh tế để tiếp tục chiến đấu”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham nói sau bài phát biểu của bà Zelenska.

“Những gì chúng ta thấy ở đây là thảm kịch của con người ngay trước mắt chúng ta, những người vô tội bị sát hại. Tại sao? Bởi vì họ là người Ukraine. Đó là tội ác diệt chủng. Đó là những gì đã xảy ra trong Thế chiến II. Và điều đó cần phải được chấm dứt”, Thượng nghị sĩ Dân chủ Richard Blumenthal nói.

Tổng thống Ukraine nói ông mong đợi “những kết quả quan trọng” từ các cuộc gặp của vợ ông ở Washington. Bà Zelenska đã gặp Tổng thống Joe Biden và đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Jill Biden ngày 19/7 tại Nhà Trắng.

Nga gọi hành động của mình ở Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm đảm bảo an ninh cho Moscow. Ông Zelenskyy đã lãnh đạo đất nước Ukraine đứng lên chống lại Moscow.

TT Biden dự kiến sớm điện đàm với chủ tịch Trung Quốc; bà Pelosi có lẽ không đi Đài Loan 

21/7/2022 

Reuters 

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 15/11/2021 (ảnh tư liệu).

Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 15/11/2021 (ảnh tư liệu). 

Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch sẽ hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, vào cuối tháng này trong khi hai nước có căng thẳng âm ỉ về Đài Loan và thương mại.

"Tôi nghĩ tôi sẽ nói chuyện với Chủ tịch Tập trong vòng 10 ngày tới", ông Biden nói với các phóng viên khi ông trở về sau chuyến công cán tới Massachusetts có liên quan đến vấn đề khí hậu.

Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo - đã được bàn thảo từ lâu - sẽ là cuộc đầu tiên trong vòng 4 tháng, và sẽ diễn ra ở một thời điểm quan trọng nếu xét đến sự căng thẳng về quy chế của Đài Loan, và cũng trùng với lúc chính quyền của ông Biden cân nhắc cắt giảm thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ Trung Quốc để giúp giảm áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng Mỹ.

Hoa Kỳ gọi Trung Quốc là đối thủ chiến lược chính và nói rằng sự tương tác ở cấp cao là điều quan trọng để giữ cho mối quan hệ khó khăn này được ổn định và ngăn chặn nó vô tình trở thành xung đột. Tháng trước, Washington đã thúc ép NATO thông qua một văn kiện chiến lược gọi Trung Quốc là một thách thức an ninh.

Phát biểu với báo giới hôm thứ Tư 20/7, ông Biden tỏ ra hoài nghi về việc Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi có kế hoạch đi thăm Đài Loan vào tháng tới.

"Tôi nghĩ rằng giới quân đội cho rằng ý tưởng đó không hay ho gì vào lúc này, nhưng tôi không biết tình trạng của nó ra sao", ông Biden nói.

Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết họ ghi nhận phát biểu của ông Biden, và rằng Đài Loan và Hoa Kỳ rất tin cậy lẫn nhau và có các kênh liên lạc thông suốt.

Tuy nhiên, bộ này nói thêm rằng họ chưa nhận được "thông tin chính xác" về chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan, và không có bình luận gì thêm.

Bắc Kinh nói hôm 19/7 rằng họ sẽ đáp trả bằng "các biện pháp mạnh" nếu bà Pelosi đến thăm hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và rằng chuyến thăm như vậy sẽ "làm suy yếu nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc".

Văn phòng của bà Pelosi từ chối bình luận về việc liệu chuyến thăm có được tiến hành hay không, với lý do lo ngại về an ninh. Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng chuyến đi mới chỉ là "giả thiết".

Về thương mại, lạm phát gia tăng đã khiến chính quyền Biden xem xét khả năng giảm thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, bao gồm thuế quan thuộc “Điều khoản 301” do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt, ảnh hưởng tới hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 370 tỷ đô la.

Những người liên quan đến các cuộc thảo luận về thuế quan nói với Reuters rằng ông Biden cũng đang cân nhắc liệu có nên kết hợp việc dỡ bỏ một số thuế quan với một cuộc điều tra mới về trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc và nỗ lực làm chủ các lĩnh vực chủ chốt, chẳng hạn như hàng bán dẫn hay không. Một cuộc điều tra như vậy có thể dẫn đến việc đánh thuế thêm.

(Reuters)

Trung Quốc: Đợt nắng nóng kỷ lục trên 43 độ ảnh hưởng đến 900 triệu người dân

Nicole Hao

https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1241891801-700x420-1.jpg

Một nhiệt kế cho thấy nhiệt độ ngoài trời vượt quá 41°C (105.8°F) ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, hôm 14/07/2022. (Ảnh: CFOTO/Future Publishing qua Getty Images) 

Trung Quốc hiện đang trải qua một đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong hơn 60 năm trở lại đây. Hôm 13/07, Trung tâm Khí tượng Quốc gia của nước này tuyên bố rằng hơn 900 triệu người dân đã bị ảnh hưởng.

Những mái nhà tan chảy, những con đường nổ tung, một số cây đang sống cháy âm ỉ dưới ánh nắng chói chang, người dân gọi cấp cứu vì sốc nhiệt do nắng nóng và một số đã qua đời tại bệnh viện.

Trung tâm khí tượng cảnh báo hôm 16/07 rằng nắng nóng không có dấu hiệu suy giảm trong 10 ngày tới, nhiệt độ cao nhất sẽ vượt mức 43°C (110°F), trong đó Trung Quốc sẽ chứng kiến nhiều khu vực bị lũ lụt, trong khi các khu vực khác lại gặp hạn hán.

Cái nóng khắc nghiệt

Hôm 13/07, hãng thông tấn The Paper của nhà nước đã báo cáo dữ liệu chính thức mới nhất thu được từ trung tâm khí tượng. “[Các đợt nắng nóng trong khu vực] rất khắc nghiệt khiến nước ta bị ảnh hưởng rất lớn,” báo cáo nêu rõ. “Tính đến ngày 12/07, các đợt nắng nóng đã kéo dài trong 30 ngày, bao phủ diện tích 5.021 triệu km vuông (1.94 triệu dặm vuông, hay hơn một nửa Trung Quốc), và ảnh hưởng đến hơn 900 triệu người.”

Theo báo cáo, 71 trạm khí tượng quốc gia ở Trung Quốc đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong lịch sử từ ngày 13/06 đến ngày 12/07 và mức kỷ lục là gần 44.5°C (112°F).

The Paper dẫn lời trung tâm khí tượng, “Trung bình, từ ngày 01/06 đến ngày 12/07, Trung Quốc có 5.3 ngày có mức nhiệt đạt 35°C (95°F) hoặc cao hơn. Đây là nhiều hơn 2.4 ngày so với mức trung bình, và là con số cao nhất kể từ năm 1961.”

Đưa tin về thời tiết là một nhiệm vụ chính trị ở Trung Quốc vì thông báo nhiệt độ quá cao sẽ kéo theo những hậu quả chính trị. Bởi vì một số thành phố của Trung Quốc có quy định rằng người dân không cần phải đi làm nếu nhiệt độ vượt quá 40°C (104°F), các phóng viên thời tiết sẽ không ngừng báo cáo mức nhiệt là 39°C (102°F) trong nhiều tuần ở các thành phố này, ngay cả khi nhiệt độ thực tế cao hơn.

Vụ nổ trên đường khiến một người bị bay ra xa 21 mét

Theo truyền thông nhà nước, mức nhiệt trên 43°C này đã gây ra các vụ nổ trên đường ở các thành phố Hứa Xương, Tháp Hà, và Chu Khẩu ở trung du tỉnh Hà Nam Trung Quốc nói riêng, cũng như phía nam tỉnh Hà Nam Trung Quốc nói chung vào tháng Sáu và tháng Bảy.

Hôm 18/06, vì muốn biết nhiệt độ thật ngoài trời, nên người dân ở Hứa Xương đã đặt một chiếc nhiệt kế ngoài đường. Kim nhiệt kế đã nhanh chóng lên đến mức tối đa 50°C (122°F), sau đó chiếc nhiệt kế này đã phát nổ, Đài phát thanh Hà Nam của nhà nước đưa tin.

Ở vùng nông thôn của Trung Quốc, hầu hết các con đường đều được làm bằng xi măng kém chất lượng, có khả năng giãn nở và co lại nhiều dưới nhiệt độ cao. Nhiều con đường sẽ nứt và thậm chí nổ tung nếu lớp xi măng này không có đủ không gian để chia tách thành các khối nhỏ.

Hôm 11/07, một người đàn ông đang lái xe máy đi trên đường ở thành phố Tương Hương, tỉnh Hồ Nam. Tờ Lunan Online của nhà nước đưa tin hôm 15/07 cho biết, con đường xi măng đã phát nổ mà không có dấu hiệu báo trước, khiến người đàn ông này bay lên không trung. Anh này rơi xuống cách đó 21 mét (hơn 70 feet) và bị thương khắp nơi.

Những người dân gần đường nghe thấy tiếng nổ sau đó đã phát hiện thấy anh này. Người đàn ông này đã nhờ người dân quanh đó chuyển mình từ khu đất đang bốc cháy sang các tấm gỗ và bìa cứng để nhiệt được hấp thụ bớt, đồng thời gọi xe cấp cứu.

https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/07/blast-road-in-Henan-600x322-1.jpg

Một con đường nổ tung dưới ánh nắng mặt trời khiến một người đàn ông bay ra xa 21 mét (hơn 70 feet) ở thành phố Tương Hương, tỉnh Hồ Nam, miền nam Trung Quốc hôm 15/07/2022. (Ảnh: Jiemian News/Ảnh chụp màn hình qua The Epoch Times) 

Mái nhà tan chảy trong địa điểm du lịch

Một bảo tàng ở thành phố Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc đã thông báo đóng cửa tạm thời vào ngày 11/07 sau khi mái của ít nhất một trong các tòa nhà của địa điểm này bị tan chảy và rơi xuống đất.

Đài truyền hình CCTV của nhà nước đưa tin rằng nắng nóng liên tiếp nhiều ngày đã khiến cho các mái nhà bị tan chảy.

Hôm 11/07, Ủy ban Y tế Trùng Khánh đã cảnh báo người dân rằng thời tiết nắng nóng sẽ kéo dài thêm ít nhất năm ngày nữa, và toàn bộ người dân nên chuẩn bị tinh thần trước khả năng xảy ra sốc nhiệt do nắng nóng. Chính quyền thành phố cảnh báo rằng các khu rừng và bãi cỏ của thành phố có thể xảy ra hỏa hoạn.

Sốc nhiệt do nắng nóng (Say nắng)

Các tỉnh Chiết Giang và Giang Tô phía đông Trung Quốc, tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Hà Nam và thành phố Thượng Hải phía tây nam Trung Quốc đã ghi nhận các trường hợp tử vong do say nắng trong những ngày qua.

Hôm 12/07, tờ The Paper do nhà nước điều hành đưa tin rằng một nam công nhân 49 tuổi đã bất tỉnh khi đang làm việc tại một nhà xưởng tại thành phố Lệ Thủy ở Chiết Giang vào ngày 06/07. Người này đã qua đời tại bệnh viện hôm 08/07. Các bác sĩ cho biết nguyên nhân là do say nắng.

“Khi tới bệnh viện của chúng tôi, nhiệt độ cơ thể của ông ấy là 40.7°C (105°F),” bác sĩ cấp cứu Ngô Kiến Vinh (Wu Jianrong) tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Lệ Thủy nói với tờ báo. “Lúc đó, bệnh nhân này đã bị suy đa tạng. Ông đã bị đông máu nội mạch lan tỏa khắp cơ thể.”

https://www.epochtimesviet.com/wp-content/uploads/2022/07/GettyImages-1409018860-600x395-1.jpg

Một người đàn ông bơi trên sông Lượng Mã trong một ngày hè nóng nực ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 12/07/2022. Nhiều khu vực của Trung Quốc đang trải qua một số đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều năm với nhiệt độ lên tới 40°C (104°F) ở một số nơi. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images) 

Ông Ngô cho biết ông có một bệnh nhân 70 tuổi đang điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện sau khi bà ấy bị sốc nhiệt khi ngủ trưa ở nhà vào đầu giờ chiều. “Nhiệt độ cơ thể của bà ấy là 42.5°C (108.5°F) trong đó một số cơ quan nội tạng của bà bị suy khi bà đến bệnh viện.”

Báo cáo đã liệt kê hơn một trăm bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng ở các thành phố khác nhau ở Chiết Giang, bao gồm cả trẻ em, người trưởng thành, và người cao tuổi.

Theo CDC, khi bị sốc nhiệt do nắng nóng, cơ thể bệnh nhân sẽ mất khả năng kiểm soát nhiệt độ. Nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đến hơn 41°C (106°F) hoặc cao hơn trong 10 đến 15 phút. Trong tình huống này, những người xung quanh nên nhanh chóng hạ nhiệt cho bệnh nhân trong thời gian chờ cấp cứu. Các giải pháp có thể thực hiện bao gồm tắm nước lạnh, làm ẩm da, chườm khăn ướt được nhúng nước lạnh lên da, hay nhúng quần áo vào nước lạnh.

Bà Nicole Hao là một phóng viên sống và làm việc tại Hoa Thịnh Đốn. Bà chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Trước khi gia nhập Epoch Media Group hồi tháng 07/2009, bà từng là giám đốc sản phẩm toàn cầu cho một doanh nghiệp đường sắt ở Paris, Pháp.

Hồng Ân biên dịch

Putin khiến châu Âu lo lắng về khí đốt

Trong mười ngày, các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp châu Âu đã phải nín thở chờ xem liệu Vladimir Putin có cho phép mở lại đường ống dẫn khí đốt theo kế hoạch hay không. Nord Stream 1, vận chuyển hơn một phần ba lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga sang Tây Âu thông qua Đức, đã bị đóng cửa vào ngày 11/07 để bảo trì theo lịch trình, và dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào thứ Năm. Dù đường ống có thể sẽ được mở lại, nhưng công suất sẽ khác xa với mức bình thường của nó.

Vào tháng 6, Nga đã giảm 60% lượng khí đốt đi qua đường ống. Và Putin đã cảnh báo rằng sản lượng có thể bị cắt giảm hơn nữa. Tổng thống Nga đổ lỗi cho việc đưa một tuabin khí đến Canada để sửa chữa. Nhưng các nhà lãnh đạo châu Âu nghi ngờ có động cơ chính trị nhiều hơn.

Sự gián đoạn nguồn cung năng lượng hơn nữa sẽ làm tăng chi phí năng lượng vốn đã cao vọt của châu Âu, và làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát gia tăng. EU đang chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất: Ủy ban châu Âu đã đưa ra đề xuất cho các chính phủ cắt giảm tiêu thụ khí đốt khoảng 15%. Một mùa đông khó khăn đang chờ họ phía trước.

Thách thức về chính sách tiền tệ của ECB

Hôm thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cho biết sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm. Lạm phát tăng mạnh – giá cả tăng với tốc độ hàng năm là 8,6% vào tháng 6 – đã buộc họ phải hành động. Lãi suất phải tăng để hạ nhiệt nền kinh tế của khu vực đồng euro.

Nhưng đừng mong đợi một mức tăng lãi suất lớn. Chiến tranh ở Ukraine đã châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng năng lượng và hầu hết các chỉ số niềm tin đều đang cho thấy sự suy thoái. Để đạt được cân bằng giữa hạ nhiệt lạm phát và ngăn chặn suy thoái, ECB có lẽ sẽ vẫn tuân theo kế hoạch tăng lãi suất ở mức khiêm tốn 0,25 điểm phần trăm đã được công bố trước đó.

Tuy nhiên, lãi suất chỉ là một phần của vấn đề. Ngân hàng cũng phải công bố chi tiết chương trình mua trái phiếu để đảm bảo rằng lợi tức trái phiếu của các quốc gia đang mắc nhiều nợ – đặc biệt là Ý – không tăng quá cao, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nợ khác. Bản thân nước Ý cũng đang trải qua một giai đoạn bất ổn chính trị. Tình hình này sẽ kiểm tra các giới hạn chính trị và pháp lý của ECB trong việc thiết kế một chương trình như vậy.

Lý thuyết tiền tệ điên rồ của Thổ Nhĩ Kỳ

Tại Brussels, Washington, và London, chủ đề của cuộc trò chuyện tại các ngân hàng trung ương không phải là có nên tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát hay không, mà là tăng bao nhiêu. Còn ở Ankara, câu chuyện lại hoàn toàn khác.

Khi ngân hàng trung ương của Thổ Nhĩ Kỳ nhóm họp vào thứ Năm, hầu như chẳng ai mong chờ một sự tăng lãi suất. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, tin rằng lãi suất cao hơn là nguyên nhân gây ra lạm phát cao, chứ không phải là giải pháp cho tình trạng này. Những người dám nghĩ khác, theo lời ông, chỉ là “bọn thất học hoặc quân phản bội.” Ông đã sa thải ba thống đốc ngân hàng trung ương bất đồng ý kiến với mình.

Bằng chứng không đứng về phía Erdogan. Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên gần 80% kể từ khi ngân hàng này giảm lãi suất vào cuối năm ngoái, gây áp lực lên người tiêu dùng. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy hơn một phần ba người Thổ Nhĩ Kỳ không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có sự quay đầu. Lãi suất ở Thổ Nhĩ Kỳ được tin là sẽ không đổi vào thứ Năm – bởi vì Erdogan đã nói như vậy.

Phiên điều trần cuối cùng về vụ bạo loạn 06/01

Hôm thứ Năm, phiên điều trần thứ tám và cuối cùng của Ủy ban Điều tra Bạo loạn ngày 06/01 của Quốc hội Mỹ sẽ diễn ra – được phát sóng trên truyền hình vào khung giờ vàng. Ủy ban 06/01, được thành lập để điều tra vụ bạo loạn năm 2021 tại Điện Capitol của những người ủng hộ Donald Trump, đã làm việc theo đúng quy trình. Hàng triệu người đã theo dõi các phiên điều trần của ủy ban, lắng nghe một câu chuyện quen thuộc với nhiều chi tiết cáo buộc đan xen. Họ đã nghe những cáo buộc về âm mưu gây áp lực buộc phó tổng thống Mike Pence ‘đánh cắp’ cuộc bầu cử, loại bỏ Tổng Chưởng lý, và thậm chí buộc Cơ quan Mật vụ đưa Trump đến Điện Capitol trong khi bạo loạn đang diễn ra.

Phiên điều trần hôm thứ Năm sẽ mổ xẻ quyết định không hành động của cựu tổng thống trong suốt ngày hôm đó. Mục đích của ủy ban rõ ràng là vạch ra cơ sở để tiến hành một cuộc truy tố liên bang tiềm năng đối với Trump. Một cuộc điều tra của bồi thẩm đoàn riêng biệt ở bang Georgia cũng đang được tiến hành. Bóng đen của cuộc bầu cử năm 2020 sẽ còn bao trùm nền chính trị Mỹ trong một thời gian dài nữa.

Nắng nóng tấn công Hoa Kỳ, cháy rừng ở châu Âu, đường băng ở Anh nóng chảy

Thứ Tư (20/7), hơn 100 triệu người Mỹ đã phải hứng chịu nắng nóng đến mức nguy hiểm, khi đợt nắng nóng quét qua phần lớn miền trung nam Hoa Kỳ và một số khu vực phía tây và đông bắc. Ngoài ra, hiện tượng say nắng cũng xảy ra ở châu Âu, cháy rừng lan rộng ở Tây Ba Nha, Pháp, đường băng tại các sân bay ở Anh nóng chảy.

Nắng nóng tấn công Hoa Kỳ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/heatwave-in-new-york-1.jpg

Đợt nắng nóng quét qua Thành phố New York và phần lớn Bờ biển phía Đông, với nhiệt độ cao từ 90 – 100°F (khoảng 32-38°C). (Ảnh: Spencer Platt / Getty) 

Theo Dịch Vụ Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ (NWS), các bang Texas, New Mexico, Oklahoma và Arkansas dự kiến ​​sẽ có nhiệt độ cao vượt quá 100°F (38°C), và vài ngày tới sẽ phá hàng chục kỷ lục về nắng nóng.

Các nhà dự báo thời tiết cho biết, thời tiết quá nóng có thể khiến mọi người phát triển các bệnh liên quan đến nhiệt độ cao. Vì vậy họ nên có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, như uống nhiều nước và tránh xa ánh nắng mặt trời.

“Nếu bạn làm việc hoặc giết thời gian ở ngoài trời, hãy đề phòng thêm. Nếu có thể, hãy dời các hoạt động mạnh vào sáng sớm hoặc đầu giờ tối”, Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ cho biết trong một dự báo tại thành phố Dallas, Texas – nơi nhiệt độ cao dự kiến ​​có thể lên tới 112°F (44°C).

Nhà khí tượng học Cody Snell thuộc Dịch vụ Thời tiết Quốc gia cho biết: “Nắng nóng gay gắt sẽ vẫn là thời tiết chủ yếu trong ít nhất vài ngày tới.”

Thứ Tư (20/7), các vùng rộng lớn của Hoa Kỳ, gồm miền trung California, tây nam Hoa Kỳ, đồng bằng và khu vực đông bắc, đều được cảnh báo quá nóng và nhiệt độ rất cao.

Ngoại trừ đồng bằng trung tâm và phía bắc Hoa Kỳ, nhiệt độ vùng đông bắc và giữa Đại Tây Dương dự kiến ​​sẽ đạt trên 90°F (32°C).

Trước thứ Năm (21/7), quan chức Boston đã ban bố tình trạng khẩn cấp về nhiệt độ cao, và cho biết thành phố sẽ mở nhiều trung tâm làm mát.

Tại New York, Thống đốc Kathy Hochul cảnh báo người dân nên ở trong nhà cho đến thứ Năm do nắng nóng và ẩm thấp.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân không có điều hòa, thành phố New York đã mở các trung tâm làm mát trong thư viện, trung tâm cộng đồng và các tòa nhà khác của thành phố, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng các hồ bơi công cộng. Vào thứ Tư, nhiệt độ cao ở thành phố đông dân nhất của Hoa Kỳ dự kiến ​​lên tới 99°F (37°C).

Nhiệt độ ở miền bắc Texas sẽ đạt ít nhất 105°F (40°C), Dịch vụ Thời tiết Quốc gia tại thành phố Fort Worth, Texas, cho biết. Vào chiều thứ Ba (19/7), nhiệt độ tại thành phố Dallas đạt 109°F (42,7°C), phá kỷ lục năm 2018 là 108°F (42,2°C).

Trung tâm Dự báo Thời tiết Quốc gia thuộc Dịch vụ Thời tiết Quốc gia Hoa Kỳ viết trong dự báo vào sáng thứ Tư, rằng dự kiến các khu vực của miền trung và phía tây phần lớn ​​sẽ tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Ngược lại, những khu vực lạnh giá ở các vùng Michigan và Ohio có thể sẽ có bão, kèm mưa đá và lốc xoáy.

Trong tuần này, một đợt nắng nóng kỷ lục cũng lan rộng khắp châu Âu, khiến hàng trăm người trên khắp lục địa tử vong. Nắng nóng và hạn hán đã làm bùng phát các đám cháy rừng trên khắp các vùng đất ở Nam Âu, buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán khỏi nhà của họ.

Trong những ngày gần đây, châu Âu, nơi luôn có mùa hè mát mẻ, cũng đã trải qua đợt nhiệt độ cao hiếm thấy. Các quốc gia như Vương quốc Anh, Pháp và Tây Ban Nha đã đo được nhiệt độ cao nhất trong lịch sử. Vương quốc Anh bước vào tình trạng “khẩn cấp quốc gia” do nhiệt độ quá cao, đường băng của sân bay thủ đô nóng đến mức “nóng chảy”, nhiệt độ ở Pháp tăng vọt lên 42°C. Đợt nắng nóng ở Tây Ban Nha dẫn đến 38 vụ cháy rừng trên cả nước.

Vương quốc Anh đạt mức nhiệt độ cao kỷ lục, đường băng sân bay nóng chảy

Ngày 18/7, cục khí tượng của Anh dự đoán, nhiệt độ cao kỷ lục 43°C có thể xảy ra ở Anh trong tuần này, cảnh báo đỏ về nhiệt độ quá cao đã được ban hành cho một số khu vực của Anh, gồm cả London.

Trước tình hình nhiệt độ cao có thể gây khó chịu cho hành khách và dẫn đến các nguy cơ như biến dạng đường ray và dây cáp, gần đây các hệ thống giao thông công cộng như tàu hỏa, tàu điện ngầm và xe buýt đã khuyến cáo người dân tránh đi lại không cần thiết trong 2 ngày qua và hủy một số chuyến bay.

Bề mặt đường băng tại sân bay Luton của London có nơi cũng bị nóng chảy, gây ra sự chậm trễ, thậm chí buộc các chuyến bay phải cất cánh và hạ cánh ở các sân bay khác.

Căn cứ Brize Norton không quân Hoàng Gia quy mô lớn nhất Vương quốc Anh cũng báo cáo sự cố “nóng chảy” đường băng vào ngày 18/7. Lực lượng Không quân cho biết, các địa điểm bay khác đã được sử dụng theo một kế hoạch dự phòng được thiết lập trước, vì vậy các dịch vụ không bị ảnh hưởng.

Kỷ lục trước đó về nhiệt độ cao nhất ở Anh là 38,7°C vào năm 2019, nhưng nó đã tăng vọt lên 40°C vào ngày 19/7 năm nay.

38 vụ cháy rừng ở Tây Ban Nha

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/bushfire-in-spain.jpg

38 vụ cháy rừng trên khắp Tây Ban Nha. (Ảnh: Pablo Blazquez Dominguez / AFP qua Getty Images)

Ngày 18/7, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, tại Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, nhiệt độ đã lên tới 46°C.

Theo tờ El Pais, Tây Ba Nha đã xảy ra 38 vụ cháy rừng trên cả nước, và 18 vụ tiếp tục cháy cho đến trưa ngày 19/7 theo giờ Tây Ban Nha.

Mặc dù không có một điểm nào đạt mức độ nguy hiểm cấp 3 nghiêm trọng nhất, nhưng vẫn có 6 điểm có mức độ nguy hiểm cấp độ 2, nghĩa là các cơ quan chức năng phải cảnh giác, và cần thực hiện các biện pháp ứng cứu khẩn cấp nếu cháy rừng lan sang các thị trấn lân cận.

Trận cháy rừng tồi tệ nhất xảy ra tại tỉnh Zamora thuộc vùng Castilla-La Mancha, đã phá hủy hơn 30.000 ha và cướp đi sinh mạng của 2 người. Trong đó, 1 người chăn cừu và 1 lính cứu hỏa đều thiệt mạng trong trận cháy rừng.

Tại Tây Ban Nha, các tuyến đường sắt cũng bị đình chỉ do cháy rừng đến gần đường ray. Để bảo vệ nhà cửa, một số người dân đã đào hào để ngăn cháy rừng lan rộng. Bất ngờ, chiếc máy xúc bị ngọn lửa nuốt chửng, tài xế đành hốt hoảng chạy thoát thân.

Ngày 19/7, hãng tin AP và The Guardian đưa tin, vào khoảng 9:30 sáng ngày 18/7, đoàn tàu đang chạy từ thủ đô Madrid đến thành phố biển Ferrol ở phía tây bắc nước này đã bị đình chỉ tại vùng nông thôn tỉnh Zamora. Hành khách nhìn thấy đám cháy bên ngoài cửa sổ từ 2 phía và ngọn lửa đang lan về phía họ.

Hành khách Francisco Seoane, người chụp được bức ảnh lúc đó, nói với AP rằng tốc độ lan truyền của ngọn lửa thực sự kinh hoàng, “Trong nháy mắt, từng bụi cây bắt đầu bốc cháy. Chỉ trong vài giây, đột nhiên khắp nơi đều biến thành bóng tối, thậm chí chúng tôi có thể ngửi được mùi khói trong toa tàu.”

Liên minh các nhân viên cứu hỏa rừng ở vùng Castile-La Mancha đã bày tỏ sự tức giận trên Twitter vào ngày 19/7, rằng “Chúng tôi đang kiệt sức và thiếu nhân lực”, đồng thời “cầu xin chính quyền khu vực nâng mức độ nguy hiểm lên cấp độ 3, chúng tôi cần hỗ trợ ngay lập tức, mức độ nghiêm trọng của đám cháy vượt xa khả năng của cấp khu vực. “

42°C ở Pháp

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/07/meteofrancei.jpg

Nhiệt độ cao 42°C xảy ra ở miền Tây nước Pháp ngày 18/7, đạt mức cao kỷ lục trong 73 năm qua. Cháy rừng hoành hành ở phía tây nam cũng khiến nhiều cư dân và động vật phải sơ tán.

Pháp đã hứng chịu đợt nắng nóng trong những ngày gần đây. Cơ quan Khí tượng Pháp đã ban bố mức báo động đỏ cao nhất cho 15 khu vực.

Ngày 18/7, nhiệt độ cao 39,3°C đã xảy ra tại thành phố Brest, vùng tây bắc của nước này, phá vỡ kỷ lục nhiệt độ cao là 35,1°C vào năm 2002. Tại thành phố Nantes, miền tây, nhiệt độ cao 42°C đã phá vỡ kỷ lục tại địa phương là 40,3°C năm 1949.

Ngoài đợt nắng nóng, thời gian gần đây tại Pháp cũng xảy ra nhiều vụ cháy rừng, gồm nhiều khu vực như Gironde ở phía tây nam và Bretagne ở phía bắc, với hơn 150 ha của Bretagne đã bị thiêu rụi.

Tại tỉnh Gironde, hơn 15.000 ha rừng đã bị thiêu rụi, khiến 1.700 lính cứu hỏa kiệt sức. Chỉ riêng trong ngày 18/7, 16.000 cư dân xung quanh tỉnh Gironde đã buộc phải sơ tán.

Trước ảnh hưởng của đám cháy, nhà chức trách cũng thông báo sơ tán trường đua ngựa xung quanh và vườn thú Le zoo du Bassin d’Arcachon. Rất đông bác sĩ thú y và nhân viên chăm sóc từ khắp nơi đến để giúp đỡ hàng ngàn động vật thoát ra ngoài.

Bình Minh 

Chính phủ liên minh tan rã, Ý trước nguy cơ cực hữu trở lại cầm quyền

Thủ tướng Ý Mario Draghi tại Thượng Viện, Roma, Ý, ngày 20/07/2022. REUTERS - GUGLIELMO MANGIAPANE 

Sáng 21/07/2022, thủ tướng Ý Mario Draghi lại đệ đơn từ chức lên tổng thống Sergio Mattarella sau khi bị ba đảng trong liên minh bỏ rơi. Có nhiều khả năng, tổng thống Ý thông báo giải tán Quốc Hội sau khi ba đảng trong chính phủ liên minh do ông Mario Draghi đứng đầu từ chối tiếp tục tín nhiệm thủ tướng. 

Hôm qua 20/07, ba trong số các đảng tham gia chính phủ liên minh tại Ý, gồm các đảng Forza Italia cánh hữu, La Lega cực hữu và phong trào dân túy 5 Sao, đã từ chối tham gia cuộc biểu quyết tín nhiệm ông Mario Draghi để ông có thể tiếp tục điều hành đất nước. Bước kế tiếp, Ý sẽ tổ chức bầu lại Quốc Hội vào mùa thu. Theo các thăm dò, đảng cực hữu La Lega của Matteo Salvini đang dẫn đầu.

Từ tháng 2/2021, ông Draghi thành lập chính phủ « đoàn kết dân tộc » với các đảng từ cánh tả đến cực hữu để đưa nước Ý thoát khỏi khủng hoảng dịch Covid. Nhưng phong trào 5 Sao đã quyết định rời khỏi liên minh này và hôm 14/07, thủ tướng Draghi đã đệ đơn lên tổng thống Ý xin từ chức, nhưng tổng tống Mattarella đã từ chối.

Hôm nay, sau khi đệ đơn từ chức, thủ tướng được tổng thống yêu cầu tiếp tục xử lý thường vụ. Có nhiều khả năng đơn xin từ chức của ông Mario Draghi được chấp thuận. Công luận Ý hoàn toàn bất ngờ trước các diễn biến trên chính trường, vào lúc Roma phải khởi động lại cỗ máy kinh tế, giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng, lạm phát, những thách thức mà chiến tranh Ukraina đặt ra cho nước Ý.

Thông tín viên đài RFI từ Roma, Anne Le Nir cho biết thêm :

« Nội trong ngày, Mario Draghi sẽ đến Điện Quirinal để thông báo với tổng thống Ý, Sergio Mattarella, về quyết định từ chức. Lý do, tại Thượng Viện, thủ tướng Draghi thấy rõ là không thể lại thành lập một chính phủ liên minh như hiện tại. Đó là một liên minh ông đã lập được từ tháng 2/2021. 

Tuy nhiên, vì tôn trọng vai trò của các định chế khác nhau trong guồng máy chính trị tại Ý, sáng nay thủ tướng Draghi sẽ phát biểu tại Quốc Hội như đã dự kiến. Tiếp theo, phải đợi đến khi kết thúc cuộc hội kiến giữa ông và tổng thống Mattarella mới biết được những giai đoạn kế tiếp. Như trong tất cả các cuộc khủng hoảng chính trị, tổng thống luôn đóng vai trò then chốt. 

Theo các tờ báo lớn tại Roma như La Republica hay la Stampa, người dân Ý khó thoát khỏi một cuộc bầu cử trước thời hạn. Rất có thể sự kiện đó sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới ». 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét