Tưởng Năng Tiến – Chùa Xưa Người Cũ
Tôi không có duyên lắm với những người phụ nữ cầm bút, đặc biệt là những cô hay những bà làm thơ, kể cả Bà Huyện Thanh Quan. Vấn đề hoàn toàn chả phải vì lý do cá nhân, hay tư riêng gì ráo. Điều không may chỉ vì tôi gặp nữ sỹ hơi quá sớm, thế thôi!
Thuở ấy, thuở mười ba mười bốn, tôi mới bước chân vào trung học mà đã giáp mặt với nàng thơ rồi. Có hôm, tôi vừa hối hả rời sân bóng đá (chạy vào phòng học) mồ hôi chưa kịp ráo lưng, đã nghe vị thầy phụ trách môn Việt Văn trầm giọng đọc bài Thăng Long Hoài Cổ :
Lạp Chúc Nguyễn Huy - Việt Nam Cộng Hòa : Chính sách nông thôn
(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975)
Năm 1971, chúng tôi cùng với các gs Trần Đăng Đại và Sơn Hồng Đức thuộc Đại Học Văn Khoa Sài Gòn dẫn sinh viên đi du khảo di chỉ Óc Eo và vùng trù mật Ba Thê nằm trong xã Vọng Thê (quận Huệ Đức, tỉnh An Giang. Nay viết bài này để nhắc lại kỷ niệm với các sinh viên Văn Khoa xưa kia và cũng để cho nhân dân nhìn thấy thành quả hiện nay của chính sách phát triển nông thôn thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Ngày quốc khánh Song Thất 1959, trong bài diễn văn gởi toàn dân, TT Diệm tuyên bố : " Năm nay, tôi đề ra công tác lập khu trù mật tại thôn quê, ở những nơi giao thông thuận lợi, hợp vệ sinh, có những tiện nghi tối thiểu, để tập hợp những người nông dân sống lẻ tẻ thiếu thốn...". Bắt đầu năm 1960, quốc sách khu trù mật được thực hiện một cách long trọng nhằm qui tụ dân địa phương thành những vùng cư trú mang sắc thái thành thị để trở thành quận lỵ hay tỉnh lỵ. Tính cách quan trọng của quốc sách được đánh dấu bởi chính TT Diệm cũng tham dự vào lựa chọn địa điểm khu trù mật. Nhân ngày khánh thành long trọng khu trù mật Vị Thanh- Hỏa Lựu (12-3-1960), TT Diệm tuyên bố nhấn mạnh đến lợi ích của quốc sách khu trù mật như sau: " Ý nghiã khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực hiện công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội với phương tiện của một nước kém mở mang, thiếu tiền, cán bộ...".
Y Chan - Trung Quốc đang làm gì ở Tân Cương: Bên trong thuộc địa kiêm nhà tù thời kỹ thuật số
Nơi những người vô tội trở thành “tội phạm tiềm tàng”.
26/7/2022
Thử nhắm mắt lại và tưởng tượng.
Ở nơi bạn sinh sống, một ngày đẹp trời chính quyền huy động hàng triệu cán bộ từ nơi khác đến để thẩm tra từng người, lọc ra những ai là “tội phạm tiềm tàng”. Họ tống hàng triệu người địa phương vào các trại tập trung kiêm nhà tù để “giáo dục lại”. Họ biến toàn bộ khu vực bạn sống thành một nhà tù khổng lồ, cứ vài trăm mét lại có một trạm canh gác kiểm soát.
Sẽ hơi khó hình dung, vì những chuyện như vậy chưa xảy ra tại Việt Nam.
Nhưng nếu bạn đã hoặc đang sống tại Tân Cương, và không phải người gốc Hán, những điều trên không cần phải tưởng tượng.
Đó là thực tế đã diễn ra trong gần một thập niên qua.
Thời sự đó đây ngày Thứ tư 27 tháng 7 năm 2022
Võ Thái Hà tổng hợp
Lê Tây Sơn - Ukraine nóng ruột chờ được “tiếp đạn”
Ukraine muốn có thêm những vũ khí giúp “thay đổi cuộc chơi” (“game-changer”) nhưng Washington vẫn chần chừ…
26/7/2022
Sự xuất hiện của hệ thống hỏa tiễn chính xác HIMARS (viết tắt của High Mobility Artillery Rocket Systems-Hệ thống Hỏa tiễn Pháo binh Cơ động Cao) mà Mỹ viện trợ cho Ukraine từ Tháng Sáu được xem là một “yếu tố thay đổi cuộc chơi”. Bohdan Dmytruk, Tiểu đoàn trưởng thuộc Lữ đoàn Cơ giới 93 của Ukraine, nói: “Kể từ khi HIMARS bắt đầu tấn công kho đạn của kẻ thù tại Izyum ở Đông Nam Kharkiv (thành phố lớn thứ hai Ukraine), số cuộc pháo kích của Nga đã giảm hơn 10 lần so với trước đây”.
Nguyễn Kim - Lãnh Vực Nông Nghiệp Của Hoa Kỳ Đã Bị Trung Cộng Xâm Nhập
26/7/2022
Cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine không những tàn phá đất nước này mà còn gây ra khủng hoảng lương thực trên toàn cầu. Ukraine là một quốc gia có đất đai phì nhiêu, trước chiến tranh, Ukraine được coi là nguồn cung cấp lúa mì lớn nhất cho thế giới, mỗi tháng xuất cảng gần 5 triệu tấn. Trước đây, tàu tại các bến cảng Odessa, Kherson, . . . đã chuyên chở hàng triệu tấn ngũ cốc ra ngoại quốc mỗi tháng. Khi cuộc chiến xảy ra, người dân Ukraine đã phải di tản ra khỏi các vùng nông nghiệp, ngũ cốc thì vẫn còn tồn đọng trong kho và tại các bến cảng vùng Biển Đen nơi đang bị Nga kiểm soát, và không thể xuất cảng ra khỏi Ukraine. Ngay sau khi cuộc chiến xảy ra, Giám Đốc Tổ Chức Lương Thực Liên Hiệp Quốc David Beasley đã cảnh báo “Nạn đói có nguy cơ sẽ xảy ra và sẽ ảnh hưởng tới hàng tỷ người trên khắp thế giới.”
Putin « nhổ vào mặt Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ »
Thụy My
26/7/2022
La Croix và Les Echos tóm tắt : Được ký kết với sự hiện diện của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, thỏa thuận, kéo dài bốn tháng và tự động gia hạn, rất được cộng đồng quốc tế chờ đợi, vì Nga và Ukraina cung cấp 30 % lượng lúa mì trên thế giới. Đây là một bước tiến ngoại giao, cho dù Ukraina khẳng định không ký trực tiếp bất kỳ văn bản nào với Nga, mà mỗi bên chỉ cam kết với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Dự kiến một hành lang an toàn sẽ được thiết lập trên Hắc Hải, từ ba hải cảng Ukraina là Odessa, Pivdenny, Chornomorsk. Những chuyến tàu đi từ đây được các chiến hạm Ukraina hộ tống cho đến khi ra khỏi lãnh hải, được kiểm tra ở các cảng Thổ Nhĩ Kỳ để bảo đảm với Matxcơva là không chở vũ khí trước khi bốc ngũ cốc lên tàu ở Ukraina. Kiev và Matxcơva cam đoan không tấn công. Thế nhưng ngay hôm sau, Nga đã bắn bốn hỏa tiễn vào cảng Odessa, trong đó có hai chiếc bị phòng không Ukraina bắn chận trước khi đến mục tiêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét