Thứ Ba, 27 tháng 9, 2022

Bản tin ngày Thứ ba 27 tháng 9 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Thời Tiết & Biệt Phủ

https://docs.google.com/document/d/180LlCR0t6GI__n-m3_fy-gmTs0S0U6CK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cứ theo như lời của nhiều vị chuyên nghề xem vận mệnh qua chỉ tay thì tôi có đường may mắn rất dài, và đường học vấn cũng dài không kém. Hồi trẻ, tôi tưởng thiệt. Sự thật, tiếc thay, chỉ đúng được chừng (gần) phân nửa.

Tôi quả là may mắn vì có nhiều khoảng thời gian được cắp sách đến trường, kể cả những trường đại học ở nước ngoài. Chỉ có điều đáng tiếc là tôi hơi chậm hiểu (và rất chóng quên) nên đến già kiến thức vẫn rất mơ hồ, về mọi mặt.

Có năm, tôi ghi danh vào một lớp khí tượng tại San Jose State University vì nghĩ rằng chuyện thời tiết (gió mưa là bệnh của trời/ tương tư là bệnh của tôi yêu nàng) nếu không hoàn toàn thi vị thì cũng “dễ ăn” thôi. Tôi lầm, và lầm lắm.

Ts. Phạm Đình Bá - Lãnh đạo theo cách cha chú là gì?

27/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1Arn0HzJtO1F_vGnO0K1XwHgeXBPXI6Pn/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong một bài báo trên Tạp chí Quản lý, Giáo sư Pellegrini và Scandura của Đại học Miami đưa ra đánh giá toàn diện về nghiên cứu và lý thuyết về lãnh đạo theo cách cha chú.

Như họ lưu ý, vào năm 1933, nhà lý thuyết tổ chức đột phá Follett đã chia sẻ niềm tin của bà rằng các nhà quản lý muốn xây dựng một lực lượng lao động hiệu quả và hài lòng nên cố gắng trở thành cha chú và chăm sóc những người bên dưới mình. Bằng cách đặt phẩm chất “nuôi dưỡng” theo khuôn mẫu nữ tính bên cạnh vai trò cha chú trong gia đình, Follett đã thúc đẩy một phong cách quản lý công nhận và đánh giá cao người làm công, cho rằng nhân viên là những người có sở thích, khả năng và mối quan tâm ngoài nhiệm vụ công việc hàng ngày của họ nơi sở làm.

Phạm Trần - Tuổi trẻ Việt Nam thời cộng sản

26/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1q--EUQaSKMoFQbSjIF6Zn30ROgUhRx8_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuổi trẻ VN ngày nay thích ăn nhậu hơn là học tập tư tưởng Mác-Lê.

Lâu nay ta thường nghe nói Thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?

NHỮNG CON SỐ

Trước hết dân số Việt Nam tính đến ngày 24/09/2022 là 99.127.356. (Nguồn: https://danso.org/viet-nam/)

Trong số này, “Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn từ năm 2015  – 2019, dân số thanh niên có xu hướng giảm liên tục qua từng năm, năm 2015 có 24.349.226, chiếm 26,5% đến năm 2019 ước tính còn 22.898.886 người, chiếm 23,8% dân số cả nước. Trong khi dân số ở độ tuổi thanh niên giảm thì tỷ lệ dân số nhóm tuổi từ 31 – 59 và đặc biệt là từ 60 trở lên có xu hướng tăng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2015 dân số ở độ tuổi 31-59 chiếm 35,9%, đến năm 2018 chiếm 36,7%; dân số trên 60 tuổi tăng từ 13,3% năm 2015 lên 14,6% năm 2018. Ngoài ra, trong giai đoạn 2015 – 2018, tỷ lệ nam thanh niên luôn cao hơn nữ thanh niên, sự chênh lệch về tỷ số giới tính dân số thanh niên có xu hướng tăng lên từ 1,6% năm 2015 lên 2,0% năm 2018.

Việt Nam mất sếu linh thiêng sau khi nơi cư trú thay đổi

 (Vietnam loses sacred cranes after habita change)

Tran Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 19 September 2022

https://docs.google.com/document/d/1QG3tlm9IypjMeGEcF7oV-S79StHufuSo/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chim dễ bị tổn thương thường di chuyển đến đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành du khách hiếm hoi của vùng

ĐỒNG THÁP, Việt Nam – Hai mươi năm trước, Nguyễn Văn Liệt đưa các nhà khoa học đến đất ngập nước ở gần thị trấn Tràm Chim ở ĐBSCL của Việt Nam để tìm sếu đầu đỏ, một loại chim dễ bị tổn thương theo Danh sách Đỏ của IUCN, bản xứ của Đông Nam Á, Nam Á và Australia.

“Chúng tôi phải đi rất sớm để sếu không biết,” Liệt nói về việc thám hiểm, nhằm nghiên cứu sự di chuyển của sếu bằng cách dùng một dụng cụ định hướng.  “Sau khi đánh thuốc mê chúng, gắn dụng cụ theo dõi vào chân, toán tìm nơi trú ẩn để chờ chúng thức dậy và rời một cách an toàn.”

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 27 tháng 9 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1NKZAZoz4mEgLYF2zr3mbe7FCRV_ox8jF/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thái Hà * - Điểm yếu của Tập Cận Bình Phần 2. Hết

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Weakness of Xi Jinping”, Foreign Affairs, 09-10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1m2mu23EumC4SRsAN4bhpnzA9iinnfdbg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hệ thống chính trị càng tập trung vào một lãnh đạo duy nhất thì càng phải lưu tâm đến những thiếu sót và tính cách khác thường của nhà lãnh đạo đó. Trong trường hợp của Tập, nhà lãnh đạo là người không thích bị chỉ trích, cố chấp và độc tài.

Tính cách này đã hiện rõ ngay từ trước khi ông nhậm chức chủ tịch nước. Năm 2008, Tập trở thành Hiệu trưởng của Trường Đảng Trung ương, nơi tôi giảng dạy. Một năm sau đó, trong một cuộc họp cấp khoa, hiệu phó nhà trường đã chuyển lời đe dọa của Tập tới các giảng viên, rằng ông sẽ “không bao giờ cho phép họ vừa ăn từ bát cơm của đảng, vừa cố gắng đập vỡ nồi cơm của đảng” – nghĩa là nhận lương từ chính phủ trong khi vẫn âm thầm chỉ trích hệ thống. Tức giận trước quan điểm ngớ ngẩn của Tập rằng ĐCSTQ mới là người đóng góp cho ngân sách nhà nước, chứ không phải những người dân đóng thuế, từ chỗ ngồi của mình, tôi đã hỏi vặn lại thật to, “Thế còn đảng ăn từ bát cơm của ai? Đảng ăn từ bát cơm của dân nhưng ngày nào cũng đập nồi cơm của họ.” Đã không ai báo cáo tôi, vì các đồng nghiệp cũng đồng ý với tôi.

Khi các chế độ độc tài đẩy người dân đến bước đường cùng

Các cuộc biểu tình hiện nay tại Iran và Nga đã để lộ yếu huyệt của các chế độ độc tài...

Lê Tây Sơn
26/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1j0TyV46vJmMmxoo_z3P2XFvzijjSyqyf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Từ Iran

Các chế độ đàn áp như Iran và Nga hoạt động với tiền đề “mặc định”: Nếu chính quyền (hay đảng cầm quyền) thừa nhận bất kỳ sai lầm nào, cho phép bất kỳ người bất đồng chính kiến ​​nào lên tiếng hoc dung th cho bt kỳ sự phản đối nào, quyền lực có thể bị mất và xã hội sẽ tan rã. Nhưng những gì chúng ta đang thấy ở Nga và Iran (hai quốc gia độc tài khoác áo bầu cử dân chủ) đã hé lộ một thực tế khác không kém phần đúng: Các chế độ đẩy người dân của họ đến bước đường cùng trước sau gì cũng sẽ làm nổ ra một cuộc nổi dậy toàn diện dẫn đến sự sụp đổ của chế độ.

Chiến thắng của bà Meloni trong tổng tuyển cử Ý ‘kích hoạt dây thần kinh’ của ĐCSTQ

Bình Minh

https://docs.google.com/document/d/1BhihTrdgZEnO03ipjBxs4UrVhpa5j5HO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phản ứng gay gắt trước cuộc tổng tuyển cử sớm của Ý ngày 25/9, với kết quả liên minh cánh hữu do Đảng Anh em Ý (Fratelli d’Italia – FDI hay the Brothers of Italy) lãnh đạo đã giành được đa số phiếu, và lãnh đạo của đảng này – bà Giorgia Meloni, sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử của Ý.

Một số kênh truyền thông nói rằng Đảng Anh em Ý là đảng cực hữu, và bà Meloni cho biết đây là một đảng bảo thủ chính thống, tương tự như Đảng Bảo thủ Anh hoặc Đảng Cộng hòa của Hoa Kỳ.

Newt Gingrich * - Ông Biden và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt từ các nhà chủ nghĩa xã hội trong chính phủ toàn trị

27/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1hJid6xME-o1Q_IFJ-2DBAqL3K-GTcAFi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Quy mô của thảm họa từ ông Joe Biden-Các Nhà Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Chính Phủ Toàn Trị ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Nhà thăm dò dư luận Scott Rasmussen cho biết có 88% người dân Mỹ đồng tình rằng chúng ta đang ở trong một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Trên thực tế, có đến 66% người dân Mỹ — cứ ba người thì có hai người — cho biết đây là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Ông Tập Cận Bình sẽ không “chia tay” ông Putin

An Đức Liệt

27/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1uBcryUFHA01FBZJkR5WS35D53hVUmF3u/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tại cuộc gặp giữa lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Nga Putin diễn ra hồi tháng Hai năm nay ở Bắc Kinh, ông Tập đã lên tiếng về cái gọi là “hợp tác không có giới hạn” với Nga. Tuy nhiên, biểu hiện sau khi Nga xâm lược Ukraine cho thấy phải chăng đó chỉ là “ngôn từ ngoại giao”?
Ông Tổng thống Nga Putin đang thúc đẩy cái gọi là “trưng cầu dân ý” về việc cho sáp nhập các khu vực của Ukraine do Nga chiếm đóng vào lãnh thổ Nga. Ngoài ra, ông Putin còn huy động thêm 300.000 binh sĩ dự bị đến chiến trường trong lệnh tổng động viên một phần. Điều kinh khủng hơn nữa là ông ta còn đe dọa vũ khí hạt nhân và xảo biện “chiến tranh xâm lược” thành “chiến tranh vệ quốc”.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét