Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 23 tháng 9 năm 2022

 


Tưởng Năng Tiến – Một Bà Mai Nữa

https://docs.google.com/document/d/1IsScavXl7EdYhkhKhf1iv4HRdKUceHYG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi biết Trần Thị Mai qua một cuộc phỏng vấn của ký giả Việt Hùng, vào hôm 23 tháng 3 năm 2016, trước khi bà sang Lào để tìm xác chồng – cố Đại Úy Nguyễn Văn Đương. Ông tử trận vào hôm 24 tháng 2 năm 1971, và được  người đời biết đến qua tác phẩm nổi tiếng (“Anh Không Chết Ðâu Anh”) của nhạc sỹ Trần Thiện Thanh: Anh không chết đâu anh, người anh hùng mũ đỏ tên Đương / Tôi vẫn thấy đêm đêm một bóng dù sáng trên đồi máu…

Tuy thế, có lẽ không ai hay biết (và cũng chả ai “thấy”) gì về cuộc sống của người cô phụ còn ở lại, cho đến khi bà lên tiếng trả lời những câu hỏi (thiết thân) trên nhật báo Người Việt :

“Vì hoàn cảnh quá khó khăn, tôi làm đủ thứ nghề mà vẫn không khá được. Các con tôi đều không được học hành đàng hoàng. Lớn lên một tí thì hai đứa con trai lớn vì không chịu nổi hoàn cảnh và đã đến tuổi đi “bộ đội” (trên 18 tuổi, luật của CSVN là bắt đi nghĩa vụ quân sự), nên đã bỏ trốn qua Campuchia làm nghề cạo mủ cao su. Rồi cả hai đều mất vì những căn bệnh hiểm nghèo…

Ghế trống dành cho Phạm Đoan Trang tại Đại hội Văn bút Quốc tế 2022

22/9/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1dJMgarZkbpVpXiq6fhQ_3ylwOf0sIJAR/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN International) kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động, tác giả Phạm Đoan Trang và sẽ dành một chiếc ghế trống tại kỳ đại hội lần thứ 88 của tổ chức này tại Thụy Điển diễn ra từ ngày 27/9/2022. Photo Facebook Pen International.

Ban tổ chức Đại hội Văn bút Quốc tế lần thứ 88 sẽ dành một chiếc ghế trống vinh danh nhà hoạt động, nhà báo, tác giả Phạm Đoan Trang, người đang thụ án tù 9 năm tại Việt Nam.

Trong kỳ đại hội thường niên sắp diễn ra tại Uppsala, Thụy Điển, từ ngày 27/9 đến 1/10, Văn bút Quốc tế (PEN International) có mời bà Phạm Đoan Trang tham dự, nhưng vì bà đang bị giam cầm nên tổ chức này sắp xếp một chiếc ghế trống, đồng thời tiếp tục vận động để chính quyền Việt Nam phóng thích bà Trang.

Đỗ Hoàng Diệu - Nguyễn Thị Từ Huy phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên

17/09/2022

https://docs.google.com/document/d/17nlHsr4SSSQR9g3LzdHuw6DNybaZRt2o/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tôi mới đọc Nguyễn Thị Từ Huy phỏng vấn nhà văn Vũ Thư Hiên. Bài phỏng vấn có đoạn: 

“- Xin ông nói thêm về chủ trương cải cách ruộng đất, theo hiểu biết của ông? 

Vũ Thư Hiên: 

– Khi chủ trương cải cách ruộng đất được Trường Chinh đặt ra, ông Hồ có nói với cha tôi: 

“Chuyện này tôi nghĩ mình chẳng cần làm ngay bây giờ, để kháng chiến xong mình làm cũng không muộn”.

Ông Hồ không muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức, đó là sự thật. Điều cha tôi kể lại cho tôi nghe cũng không phải bịa đặt. Nhưng rồi sau, như ta biết, chính ông Hồ, với tư cách Chủ tịch nước, đã ký sắc lệnh cải cách ruộng đất, năm 1953. Theo lời những cán bộ cách mạng lão thành, mà tôi thấy là có lý, thì Trường Chinh mới là người muốn tiến hành cải cách ruộng đất ngay lập tức. Chủ trương này phù hợp với lời dạy của Mao Trạch Đông (cách mạng vô sản phải tiến hành song song hai nhiệm vụ phản phong và phản đế, lấy đấu tranh giai cấp làm động lực). Người ta đã vội vã tiến hành cải cách ruộng đất dưới chiêu bài ấy, không nhằm mục tiêu cải cách ruộng đất thực sự. Nó mang mục đích chính trị. Chính tổng bí thư đảng cũng nêu khẩu hiệu: 

Đỗ Hoàng Diệu - Cảm ơn đồng chí Ivan

20/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1utg10BaikINMnPkRYaIb6fXTM2VoxFue/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau khi tôi đăng mấy dòng bàn về bài trả lời phỏng vấn của nhà văn Vũ Thư Hiên, một người bạn FB của tôi đã viết hai cái còm dài nhất lịch sử cõi mạng, dài đến mức máy móc bó tay chịu chết không tải lên được. Tôi xin phép chú đăng đôi còm vĩ đại này lên tường nhà mình như một bài viết và chú đồng ý.

Cảm ơn đồng chí Ivan, tức ngài Nhieukhekov, tức thầy giáo trung học - phát thanh viên tiếng Nga đã "chào bác cháu ngược" Xuân Bách, tức công tử họ Bùi khét tiếng phố Hàng Ngang.

Phạm Văn Duyệt – Thơ nhạc về Miền Trung

23/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1Jg4qisSiw1W8HoNrzIRuqNl2LptKZQfI/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thi ca và âm nhạc Việt Nam là cả một kho tàng đồ sộ. Thơ nhạc về miền Trung cũng vậy, mấy ai có đủ thì giờ hay tài năng để luận bàn cho tận tường thấu đáo.

Trong tâm trạng đó, người viết bài xin mượn lời nhạc sĩ Duy Khánh qua ca khúc Gởi Về Em Gái Thành Đô: 

Làm sao tôi nói hết trong trang thư 

Tình yêu gởi về em

Mười năm dài chưa mỏi 

Đời trai còn trôi nổi 

Vì nghe lời khắc khoải 

Quê mình đau xót em ơi 

như là cái cớ "làm sao nói hết" khi chỉ trích dẫn một số ít thơ nhạc về vùng đất mà Phạm Đinh Chương thở than trong Tiếng Sông Hương:

Quê hương em nghèo lắm ai ơi 

Mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn 

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 23 tháng 9 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1IZtRVHlTGx6Q1lvyAkoctRNjVCfElf4b/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Matthew Kroenig * - Mỹ phản ứng thế nào nếu Nga dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraina?

Trọng Thành /RFI

22/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1Umw8-3bnaX-2-aScj6PEJMleg1UyRrdS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 21/09/2022, đích thân tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa đe dọa ‘‘sử dụng mọi vũ khí’’, ngụ ý bao hàm cả vũ khí hạt nhân, tại Ukraina. Theo một số chuyên gia, nhà quan sát, quân Nga bị dồn vào chân tường trong cuộc chiến tranh tại Ukraina, không loại trừ khả năng điện Kremlin sẽ liều lĩnh dùng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật với hy vọng đảo ngược tình thế.  

Ngay sau phát biểu của tổng thống Nga, chính quyền Mỹ đã lên tiếng. Nhà Trắng coi đây là một đe dọa cần được xem xét nghiêm túc, đồng thời lên án thái độ ‘‘vô trách nhiệm’’ của tổng thống Nga. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia, ông John Kirby, khẳng định ‘‘sẽ có các hậu quả nghiêm trọng’’, nếu lãnh đạo Nga dùng đến loại vũ khí hủy diệt này tại Ukraina, nhưng không nói rõ phản ứng nào.

Autumn Spredemann  - Hoa Kỳ cần hàng ngàn tỷ dollar để nâng cấp mạng lưới điện sử dụng năng lượng tái tạo

US Power Grid Needs Trillions in Upgrades to Accommodate Renewable Energy Demands

23/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1nzHCk-Y7YEJu5oOpD6ZhTMM9Rw4AGCRe/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hồi tháng Tám, California tuyên bố chấm dứt bán xe hơi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2035, khiến những người ủng hộ năng lượng xanh ăn mừng.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, những cảnh báo linh hoạt (kêu gọi tiết kiệm điện) theo sau thông báo trên đã yêu cầu các cư dân Tiểu Bang Vàng tránh sạc xe điện của họ trong giờ cao điểm. Nếu biện pháp này không được tuân thủ thì sẽ xảy ra mất điện trên diện rộng do sức ép chất thêm lên lưới điện.

Lý Khắc Cường: ‘Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “In cryptic lingo, Premier Li says rivers only flow forward,” Nikkei Asia, 08/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

23/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1MLR-_jieEgRngy-R8Kuy0mS9w11DGXME/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc nhấn mạnh vào cải cách và mở cửa sẽ cản trở các chính sách kinh tế của Tập.

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc trao lại sự nghiệp cho thế hệ tiếp theo, hoặc thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng các phép so sánh với sông Hoàng Hà và sông Dương Tử.

Hai con sông lớn nhất của đất nước đã bồi đắp cho nền văn minh Trung Hoa từ thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo thường thích lồng ghép cảm xúc cá nhân vào chúng. Sẽ dễ nói về các chủ đề tế nhị hơn nếu ta so sánh chúng với những dòng sông.

Và so sánh ẩn dụ cũng thường hàm chứa nhiều thông điệp.

Trần Trung Đạo - Bài học Jimmy Carter và viễn ảnh xung đột Á châu

22/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1cMKHVeA10IBrQ1wYpj7QvSNNT8lgeh6U/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trước khi TT Jimmy Carter và Phó Thủ tướng TC Đặng Tiểu Bình gặp nhau buổi sáng ngày 30 tháng 1, 1979, TT Carter yêu cầu thông dịch viên đọc trực tiếp bằng miệng lá thư của ông gởi với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Bản viết tay của TT Carter vẫn còn được lưu giữ tại Thư Viện Jimmy Carter. Theo nội dung lá thư, TT Carter nghĩ rằng việc TC xâm lăng Việt Nam là một sai lầm nghiêm trọng vì nhiều lý do, trong đó gồm:

(1) Nếu mục đích của cuộc tấn công là nhằm gián đoạn hoạt động xâm lược của Việt Nam hiện nay ở Kampuchea thì mục đích đó sẽ khó thành công.

(2) Một hành động mang tính cách biểu hiện như thế sẽ không được xem là một “trừng phạt” đáng kể.

(3) Hành động xâm lăng sẽ làm vị trí của CSVN và TC hoán chuyển. CSVN hiện đang bị thế giới kết án xâm lược nhưng sẽ khác hơn dưới mắt dư luận nếu TC xâm lăng Việt Nam.

(4) Ngoài ra, xung đột từ hai quốc gia có nguy cơ trở thành xung đột khu vực. Kết luận, TT Carter đề nghị “một nỗ lực phối hợp thông qua Liên Hợp Quốc hoặc các diễn đàn quốc tế khác có thể gây tổn hại nhiều hơn cho Việt Nam và các đồng minh của họ.”

Đặng Tiểu Bình lắng nghe không ngắt lời người thông dịch.

Sau khi nghe xong, Đặng Tiểu Bình trả lời rằng TC vẫn sẽ “trừng phạt Việt Nam giới hạn” để ngăn chặn LX trong việc sử dụng Cuba, Việt Nam và rồi Afghanistan như những chư hầu. Nhưng để vớt vát, Đặng Tiểu Bình yêu cầu Mỹ viện trợ cho các lực lượng chống CSVN qua trung gian Thái Lan.

TT Carter hỏi lại liệu Thái Lan có đồng ý không, Đặng Tiểu Bình trả lời Thái đã đồng ý.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét