(What melting Tibetan glaciers reveal about disease and global warming)
Cheena Kapoor – Bình Yên Đông lược dịch
The Third Pole – September 2, 2022
Một cụm vi khuẩn tăng trưởng trên đĩa Petri. [Ảnh: Alamy]
Các nhà nghiên cứu đã khám phá những vi trùng mới trên băng thoái lui, gợi ý rằng thay đổi khí hậu có thể đưa đến việc phóng thích của chúng và tiềm năng bùng phát bệnh tật trong tương lai
Khi đại dịch Covid-19 tàn phá khắp thế giới trong năm 2020, các nhà khoa học tranh nhau để sản xuất thuốc chủng. Hàng triệu sinh mạng đã mất, mặc dù sự hiện hữu của loại vi khuẩn mà Covid-19 nằm ở trong không gây ngạc nhiên. Các nhà khoa học đã biết vi khuẩn corona có thể nhiễm độc con người trên 60 năm nay, nhưng chúng không được xem là một đe dọa đủ nghiêm trọng để được nghiên cứu một thuốc chủng cho đến khi SARS 2003 bùng nổ, đã giết chết 10% số người bị nhiễm nó. Mức đe dọa leo thang khi Covid-19 chuyển từ thú vật sang con người vào năm 2019.
Theo các chuyên viên, sự nguy hiểm của những bùng phát như thế không giới hạn trong tầm thời gian tức thời – các vi sinh vật có khả năng để gây nguy hiểm trong nhiều thế kỷ. Các vi trùng gây bệnh hiện đại và cỗ xưa kẹt trong nước đá có thể đưa đến dịch hay đại dịch khi được phóng thích.
“Có một nghiên cứu cho thấy vi khuẩn được tìm thấy trong những cơ thể đông đá của những nạn nhân Spanish-flu năm 1918 vẫn có thể tiêm nhiễm những người khác. Đây chỉ có 100 năm,” Gautam Menon, giảng sư vật lý và sinh học, và giám đốc của Trung tâm Thay đổi Khí hậu và Tình Khả Chấp của Đại học Ashoka ở India, nói.
Như một phần của nghiên cứu được công bố trong tháng 6 trên tạp chí Nature Biotechnology, các nhà khoa học từ Đại học Lanzhou (Lan Châu) ở Trung Hoa lấy mẫu từ 21 băng hà ở cao nguyên Tây Tạng để lượng định tiềm năng nguy cơ sức khỏe của băng tan. Các nhà nghiên cứu xác định 968 chủng loại vi trùng và 25 triệu chùm chất đạm di truyền.
Họ kết luận rằng gần ½ (47%) của các yếu tố gây bệnh được xác định hiện chưa được biết rõ như các phân tử giúp vi khuẩn nhiễm người bệnh ở mức tế bào. Điều nầy có nghĩa là các nhà nghiên cứu đã khám phá các chủng loại vi trùng mới có tiềm năng nguy hiểm có thể gây bùng phát bệnh tật. Và chúng xảy ra gần với 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới: Ấn Độ và Trung Hoa, nơi những vi trùng nầy có thể được vận chuyển dễ dàng trong các sông bắt nguồn từ Himalayas và cao nguyên Tây Tạng.
Các nhà nghiên cứu không thể liên lạc để xin ý kiến, nhưng các chuyên viên nói có nguyên nhân để lo ngại.
“Cái chúng tôi đang nói ở đây là những thứ hoàn toàn chưa biết – mặc dù là một lo ngại hiếm có hiện nay, nó cần được chúy ý. Những vi trùng nầy kéo dài nhiều thế kỷ, chúng ta chưa tiếp xúc với chúng và không có miễn nhiễm tự nhiên, Menon nói.
Núi và băng trên cao nguyên Tây Tạng. 82% của vi trùng đươc ghi nhận trong nghiên cứu công bố trong tháng 6 của băng hà Tây Tạng là những chủng loại chưa được xác định và có tiềm năng gây lo ngại, các chuyên viên nói. [Ảnh: Karen Su]
Nghiên cứu cho thấy rằng trong khi một số vi trùng thuộc loại proteobacteria (cũng được gọi là pseudomonadota), 82% là những chủng loại mới lạ.
“Vi trùng trong loại pseudomonadota ít lo ngại, vì chúng là vi trùng tổng quát gây đau bụng. Nhưng một chủng loại vi khuẩn chưa được xác định sẽ gây lo ngại. Những vi trùng chưa được xác định nầy có thể là một đe dọa đối với hệ sinh thái cũng như con người,” Aliya Naz, một chuyên viên về độc tố môi trường và đánh giá nguy cơ sức khỏe, và phụ tá giảng sư ở Đại học OP Jindal Global ở Ấn Độ, nói.
Nghiên cứu đã đưa đến việc hình thành mục lục Gene và Genome Băng Tây Tạng (TG2G), một diễn đàn để xác định và so sánh chức năng của vi trùng băng trên tầm mức toàn cầu. Nhưng, các chuyên viên nói, điều nầy làm nổi bật sự cần thiết của những nghiên cứu băng rộng lớn hơn.
“Cần nghiên cứu thêm để xác định những thay đổi trong đa dạng của vi trùng trong những vùng Himalayas khác nhau. [Nó đã] được thiết lập rằng các cộng đồng vi trùng chưa được xác định nay chiếm ưu thế trong khu vực Ấn Độ-Tây Tạng, đông bắc Himalayas và ngay ở phía tây của Himalayas (Ladakh),” Naz nói, trích dẫn một bài viết xác nhận việc khám phá methanogens trong các mẩu đất. Methanogen là những vi sinh vật sản suất methane như là một phó phẩm của phản ứng sinh hóa, và được tìm thấy hầu hết trong môi trường thiếu oxygen.
Một bài viết khác về vi sinh vật của hệ sinh thái Himalayas mô tả sự hiện diện của các vi trùng “không biết”, mặc dù nó thấy proteobacteria chiếm ưu thế, cho thấy rằng cần phải nghiên cứu thêm.
“Rất quan trọng để thực hiện phân tích di truyền trên băng của chúng ta và đánh giá ai [có] tiềm năng rủi ro cao nhất,” Menon nói, ám chỉ đến các cộng đồng ở xa xội sống gần các sông và chưa tiếp xúc với những vi trùng nầy trước đây.
Sự xúc tác của hâm nóng toàn cầu
Hâm nóng toàn cầu đã gia tăng mức tan chảy của băng. Từ năm 2000 đến 2020, 85,3% của 1.704 băng trên thế giới đã thoái lui. Và trong lúc cao nguyên Tây Tạng có băng ở vĩ độ thấp dễ tổn thương với hâm nóng toàn cầu, băng ở Ấn Độ đang tan ở mức độ tương tự. Sự thoái lui nầy sẽ gia tăng khối lượng chất dinh dưỡng và vi sinh vật được phóng thích vào hệ sinh thái ở hạ lưu, tạo rủi ro cho đời sống.
“Hâm nóng toàn cầu tăng tốc mức băng thoái lui, và gia tăng lưu lượng nước tan có thể gia tăng cơ hội cho các yếu tố vi trùng nầy tác động qua lại với cây cối ở địa phương, thú vật và con người.” nghiên cứu của Đại học Lanzhou nói.
Menon nhấn mạnh rằng vì con người không có bảo vệ chống lại những vi trùng nầy vì chúng bắt nguồn từ nơi không được mong đợi, điều nầy sẽ trở thành một vấn đề càng ngày càng quan trọng liên quan đến hâm nóng toàn cầu.
Nghiên cứu của Đại học Lanzhou cho thấy rằng một số những vi sinh vật nầy đã chứng tỏ “khả năng để thích ứng với những điều kiện cực đoan và góp phần vào các tiến trình sinh thái quan trọng, chẳng hạn như chu kỳ carbon và nitrogen,” tạo nên một vòng phản hồi xấu. Naz giải thích rằng lực của vi trùng methanogenic ở dưới nước đá đang tan được lộ diện làm tăng tốc hâm nóng toàn cầu. Khi chúng sản xuất methane, một khí nhà kiếng cực kỳ mạnh với hâm nóng toàn cầu có khả năng đến 34 lần CO2, điều nầy có thể làm nước đá tan nhanh hơn trong tương lai.
Cần phải nghiên cứu thêm vi trùng ở trong băng
Vi trùng cư ngụ trong băng khác nhau từ nơi nầy sang nơi khác, có nghĩa một nghiên cứu từ Tây Tạng có thể không có giá trị cho các băng khác. Do đó, rất quan trọng để thực hiện các nghiên cứu riêng biệt để chuẩn bị cho các quốc gia tiềm năng bùng phát bệnh tật.
“Một số những vi trùng nầy có khả năng thích ứng mạnh và, trong điều kiện thuận lợi, chúng có thể nẩy nở. Điều nầy sẽ đưa đến khả năng gây bệnh [khả năng của mầm bệnh để gây bệnh]. Vì thế rất quan trọng để học vai trò của những vi trùng nầy đối với dân số con người, các đặc tính thích ứng của chúng, và thực vật [cây cối] nào chúng hiện hữu, Ram Chandra, người cầm đầu ban vi sinh học môi trường ở Đại học Babasaheb Bhimrao Ambedkar ở Ấn Độ, nói.
Chandra trích dẫn thí dụ của Covid-19. Mặc dù coronavirus được biết, ảnh hưởng của nó đối với dân số và bản chất thích ứng cao của nó thì không.
“Chánh phủ nên đầu tư thêm trong các nghiên cứu tương tự như [cái] được làm bởi Đại học Lanzhou, vì không có dữ kiện vững chắc vào lúc đó,” ông nói.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2022/09
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét