Thứ Tư, 21 tháng 9, 2022

Trong lưu vực Mekong, Đập "Không cần thiết" gây đe dọa quá khổ

(In the Mekong Basin, an ‘unnecessary’ dam poses an outsized threat)

Gerald Flynn and Nehru Pry – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 14 September 2022

In Mekong Basin 1

Một đập đang được xây ở Lào gần biên giới Cambodia gây nguy hiểm cho các cộng đồng ở hạ lưu và hệ sinh thái Mekong nói chung, các chuyên viên và thành viên cộng đồng bị ảnh hưởng nói

Đập Sekong A sẽ đóng sông Sekong vào cuối năm nay, giới hạn dòng chảy của nó, ngăn chận phù sa quan trọng đi đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam và cắt đứt đường di chuyển của nhiều chủng loại cá

Các chuyên viên nói năng lượng do đập sản xuất – 86 MW – không biện minh cho ảnh hưởng tiêu cực, gọi nó là một “dự án tuyệt đối không cần thiết”

Câu chuyện nầy được hỗ trợ bởi Hệ thống Điều tra Rừng mưa của Trung tâm Pulitzer nơi Gerald Flynn là một thành viên.


SIEM PANG, Cambodia – “Tôi nhớ thấy một con trâu, đầu của nó được cột vào một cái thùng nổi, trôi theo dòng sông” Pheng Sisuwath nói, chỉ ra sông Sekong từ nhà sàn của ông trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia.

Đó là 4 năm về trước, khi 1 trong những đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy bị vỡ ngày 23 tháng 7 năm 2018, giết chết ít nhất 49 người và dời cư trên 7.000 người trong 19 làng của tỉnh Attapeu ở Lào.  Bức tường nước được tháo bởi đập phụ bị vỡ tràn đến biên giới Cambodia, phá hủy nhà cửa, nông trại và sinh kế của 15.000 người khác.

Nay, trong làng nầy cách biên giới Lào-Cambodia không đầy 40 km (25 miles) về phía hạ lưu sông, tin tức của “một đập giết người” mới gần hoàn tất ngay bên ngoài Cambodia đang gây lo sợ tai họa mới.

Không đầy 2 km (1,2 miles) từ biên giới Cambodia trong huyện Sanamxay tỉnh Attapeu, cùng huyện nơi vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy xảy ra, công ty quốc doanh Sông Đà 6 của Việt Nam bắt đầu xây cất đập thủy điện Sekong A có công suất 86 MW (cũng được biết như Xekong A hay Hạ Sekong A) khoảng tháng 12 năm 2020.


Hydropower on the Sekong River from Laos to Cambodia

[Nguồn: Gerald Flynn/Mongabay.]

Các chuyên viên đã cảnh báo rằng đập sẽ cắt đứt sông Sekong vào cuối năm nay, giới hạn khi nào và bao nhiêu nước sẽ chảy từ phụ lưu dài 480 km (300 miles) đến sông Mekong, trong khi ngăn chận phù sa quan trọng đi đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL) và cắt đứt các đường di chuyển của nhiều loại cá.

Sisuwath, người cầm đầu ủy ban thủy sản của làng Kang Speu, huyện Siem Pang, nói khoảng 25.000 cư dân của huyện đã hòa nhịp với ảnh hưởng của các đập ở thượng lưu.  “Kể từ thập niên 1990s, Lào đã xả nước từ đập của họ và chúng tôi bị lũ lụt mỗi năm kể từ đó, chúng tôi mất rất nhiều vì nước,” ông nói, lưu ý rằng ngập lụt chấp dứt sau khi Xe Pian-Xe Namnoy bị vỡ.  “Nếu không có đập, dòng chảy của sông tự nhiên, nhưng khi họ ngăn đập sông, họ xả nước khi mưa lớn và chúng tôi bị ngập ngoài mức tự nhiên.”

Một hệ thống cảnh báo sớm đươc thiết lập sau tai họa 2018, cùng với khoảng cách giữa làng của Sisuwath ở Cambodia và các đập hiện nay của Lào, cho đến nay đã cho cư dân Kang Speu thời gian để lánh nạn, Sisuwath nói.  Nhưng các chuyên viên cảnh báo rằng ngăn đập Sekong quá gần với biên giới Cambodia gây nguy hiểm cho các cộng đồng ở hạ lưu và hệ sinh thái Mekong nói chung.

IUCN, tổ chức bảo tồn đời sống hoang dã toàn cầu, khẩn cầu Việt Nam hồi tháng 9 năm 2021 để chấm dứt công việc của Sông Đà 6 trên đập Sekong A ở Lào vì lo sợ “thiệt hại kinh tế và xã hội nghiêm trọng cho các quốc gia ở hạ lưu,” cũng như gây thiệt hại cho thanh danh của Việt Nam như một lãnh đạo khu vực trong việc phát triển khả chấp sông Mekong.

Đoạn IUCN chi tiết các hậu quả được tiên đoán hồi tháng 5 năm 2020, lưu ý rằng đập Hạ Sesan 2 gây tranh cãi của Cambodia đã ngăn chận có hiệu quả 2 sông khác của 3S – Sesan và Srepok – khiến Sekong là phụ lưu chảy tự do cuối cùng của sông Mekong.

Thiệt hại được tiên đoán của Sekong A là tàn phá thủy sản của Mekong, cùng với sự sụt giảm đáng kể của phù sa có thể thay đổi lớn lao ĐBSCL đã bị đe dọa, IUCN cảnh báo, thêm rằng nhiều giải pháp thay thế khác nhau sẽ ít nguy hại hơn.

“Ngưng xây cất đập Sekong A sẽ không có ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của khu vực nhưng sẽ hình thành một phần của chiến lược quy hoạch và đầu tư năng lượng để bảo tồn kinh tế quan trọng của ĐBSCL,” IUCN viết hồi tháng 5.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh cho thấy việc xây cất đã tiếp tục ở mức độ báo động trong khi các chánh phủ của các quốc gia liên hệ và bị ảnh hưởng vẫn câm miệng về dự án và ảnh hưởng của nó.

Timelapse of the Sekong A dam's construction in Laos

Ảnh vệ tinh cho thấy đập Sekong A đang được xây ở Lào từ tháng 12 năm 2020. [Nguồn; Planet Lab]


“Người Cambodia sẽ cảm nhận nó đến tận Mekong’

Đối với Sisuwath, đây là một lo ngại sâu xa.  Ông nói sự hiểu biêt của ông về dự án thủy điện Sekong A rất giới hạn, nhưng rằng chánh quyền địa phương nói với ông về dự án trong tháng 6, cảnh báo ông rằng đập có lẽ sẽ có ảnh hưởng tàn phá đối với sinh kế của cộng đồng của ông.

“Trong mùa đóng để đánh cá [1 tháng 6 đến 30 tháng 9], cá di chuyển lên từ hồ Tonle Sap, đi theo Mekong và rồi qua sông Sekong vào Lào, đoạn chúng trở lại cùng đường trong mùa mở,” Sisuwath nói, thêm rằng cá thường di chuyển lên sông Sesan và Srepok, nhưng nay chúng không thể đi trong những sông nầy vì các đập thủy điện.

Biến chuyển bất thường trong mực nước của sông Sekong, mà Sisuwath quy cho thay đổi khí hậu và đập thủy điện, đã làm cho số cá đánh được ở Kang Speu sụt giảm từ khoảng 5 kg (11 pounds) một ngày trong năm 2018 xuống không đầy ½ kg (1,1 lbs) trong năm 2020

Siêu di ngư như cá hô (Catlocarpio siamensis) được thấy phổ biến qua thời thơ ấu của Sisuwath, nhưng những con cá có nguy cơ tuyệt chủng nầy đã “biến mất hoàn toàn” trong sông Sekong và không được thấy bởi cư dân Kang Speu kể từ năm 2020.

“Chúng có lẽ biến mất vì chúng là cá lớn, chúng cần khoảng trống để di chuyển và chúng đẻ trứng trong nước khi chúng di chuyển xuống hồ Tonle Sap, nơi chúng tăng trưởng khá lớn và rồi chúng thường di chuyển về phía thượng lưu đến Lào,” Sisuwath nói.  “Tôi chắc sẽ có nhiều cá sẽ chật vật để di chuyển khi Sekong bị ngăn đập, điều nầy sẽ có ảnh hưởng lớn cho nhiều cộng đồng, không chỉ chúng tôi.”

Khi việc phát triển thủy điện ở Lào gia tăng trong nhiều năm, với 78 đập hoạt động tính đến cuối năm 2021 và thêm 246 đập trong các giai đoạn khác nhau, cư dân Kang Speu đã thấy số cá đánh được sụt giảm và đã lưỡng lự để chuyển sang nông nghiệp để nâng cao lợi tức từ nước giảm xuống.

“Tôi lo lắng,” Sisuwath nói về đập Sekong A ở Lào.  “Nó là một áp lực khác đối với cộng đồng của chúng tôi.  Chúng tôi lo sợ bị ngập, chúng tôi lo sợ một vụ vỡ đập khác như năm 2018, và ngay nếu nó an toàn thì nó sẽ ảnh hưởng hoa màu của chúng tôi bằng cách thay đổi dòng nước.”

Bốn năm trước, Sisuwath nói, có thể có 90 gia đình ngư dân ở Kang Speu.  Những nó đã giảm xuống 20, với nhiều cựu ngư dân đi làm ở các đồn điền cao su hay chuối để thoát nợ họ tích lũy khi số cá đánh được giảm.

“Chúng tôi không rời đi nhưng, chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi có thể đi đâu?” Sisuwath nói.  “Khi họ xây đập Sekong, người Cambodia sẽ cảm nhận nó xuống tận Mekong, họ sẽ cảm nhận nó trên hồ Tonle Sap và bất cứ nơi nào chúng tôi đánh cá?”

Đối với Sisuwath và gia đình ông, có sự chọn lựa giới hạn, nhưng ông nói ông dự định dời nhà xa nước chừng nào hay chừng nấy với dự đoán thay đổi thủy học không thể đoán trước mà các đập đã tàn phá cộng đồng ven sông.


“Nó có lẽ sẽ ngập thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn khi họ hoàn tất, tôi lo ngại cộng đồng của chúng tôi sẽ mất nhà, xe gắn máy, hoa màu và gia súc,” ông nói.  “Giống như chúng tôi đã mất khi Xe Pian-Xe Namnoy vỡ.”

In Mekong Basin 4

Pheng Sisuwath, trưởng cộng đồng đánh cá của làng Kang Speu lo sợ đập sẽ tàn phá sinh kế của cộng đồng của ông. [Ảnh: Nerhu Pry]

Các đập thúc đẩy bất an lương thực ở hạ lưu

Ở xa hơn về phía hạ lưu, trong huyện Siem Pang tỉnh Stung Treng, cư dân của làng Rokay chia sẻ những lo sợ tương tự, ngay cả khi cá không còn là nguồn sinh sống của cộng đồng theo sau cơn xây đập điên cuồng trong vùng.

Khev Vann, 76 tuổi, chạy thoát qua Lào năm 1979 khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ bị lật đổ bởi lực lượng Việt Nam.  Nó qua biên giới, khoảng 40 km từ nhà ông ở Rokay, mà Vann ở hầu hết thời gian chiếm đóng Cambodia của Việt Nam, chỉ trở lại “một khi cộng sản biến mất.”

Vann và không ai trong gia đình ông nói họ biết về việc phát triển thủy điện mới ở xa trên sông Sekong, nhưng trong khi không ngạc nhiên, Vann phản ánh những lo ngại mà Sisuwath nêu lên về ngập lụt và thủy sản.

“Chúng tôi có lụt trước đây vì các đập và mưa cực đoan, ở đây, trên tường,” ông nói, chỉ vào dấu nước cao làm ố bên trong nhà ông, cao khoảng 1 m (3 feet) từ nền nhà.  Đây, ông nói thêm, gợi nhớ trận lụt chết người năm 2014.

 Sau khi trở lại Cambodia, Vann sống phần lớn trên đất liền, định cư ở huyện Siem Pang và đánh cá.  Trong nhiều năm, điều nầy trở nên kém quan trọng, và hiện nay, Vann nói, ông chỉ đánh cá để ăn và không có ngư dân chuyên nghiệp ở làng Rokay.

Khi được hỏi về số cá đánh được, cả nhà của Vann bùng nổ trong tiếng reo hò, nguyền rủa và giận dữ và cuối cùng lắng xuống thành tiếng cười.

“Chúng tôi không thể có đủ để làm prahok,” ông than phiền, ám chỉ đến món mắm của người Cambodia thường chỉ đòi hỏi cá nhỏ.  “Thường thường khoảng tháng 6, chúng tôi thấy cá đến từ Mekong qua Sekong, nhưng năm nay, tôi đi mỗi ngày và không bắt được gì.”

Mặc dù mùa đóng, Vann nói ông đi ra nước “ngày và đêm,” làm việc ở nhiều nơi khác nhau trong sông mà vẫn trở lại đất liến với tay không.


“Đã 5 ngày nay nơi tôi không lo lắng,” ông nói đến một hợp xướng chế nhạo của 3 đứa con của ông.  “Không có cá trong nước trong những ngày nầy, chúng tôi dựa vào sông, nhưng nay chúng tôi phải đi chợ để có thực phẩm.”

In Mekong Basin 5

Khoev Vann của làng Rokay đã trải qua những trận lụt chết người liên quan đến các đập. [Ảnh: Nerhu Pry]

Sông Sekong phục vụ như một đường di chuyển then chốt cho hàng chục loại cá bản xứ đến vùng Mekong, theo Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của cơ quan nghiên cứu Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ.

“Các nghiên cứu cho thấy rằng có nhiều cá chọn để di chuyển lên sông Sekong hiện nay vì sông Sesan và Srepok bị ngăn chận bởi đập Hạ Sesan 2 được đặt không đúng chỗ, Eyler nói, tham khảo cập nhật nghiên cứu hiện tại từ chương trình Wonders of the Mekong (Những điều Kỳ diệu của Mekong) do Hoa kỳ tài trợ.  “Ngay với đường cá đi, đập nầy sẽ làm giảm số cá của Mekong đưa đến việc sụt giảm nhanh hơn trong số cá đánh được từ năm nầy sang năm khác so với cái chúng ta đang thấy hiện nay.”


Theo Eyler, các dự án thủy điện dọc theo Mekong và các phụ lưu của nó tính đến nay đã không có hiệu quả đủ giúp khối lượng cá để đi qua các đập trong các sông nhiệt đới như Mekong, nhưng ông mô tả đường cá đi đươc dự trù cho Sekong A – loại đầu tiên trên một phụ lưu ở Lào – như “không thích hợp đáng thương”, kết hợp thêm ảnh hưởng của đập trên hạ lưu Mekong.

Kong Heng, giám đốc của Viện Phát triển và Nghiên cứu Thủy sản Nội địa của Cơ quan Quản trị Thủy sản Cambodia, nói sông Sekong là nơi cư trú của ít nhất 1.000 loại cá, 160 loại là di ngư đường dài mà sông là nơi cư trú quan trọng.  Nhưng 36 loại cá được xác nhận trong sông Sekong vẫn là một bí ẩn.

“Chúng tôi vẫn chưa thể vẽ bản đồ của các nơi cư trú trong mùa khô của những loại cá nầy,” Kong nói.  “Một số loại cá di chuyển xuống từ thượng lưu sông Mekong vào hồ Tonle Sap, nhưng cách sử dụng đất thay đổi trên khắp Cambodia và sự nổi lên của kỹ nghệ nông nghiệp ở gần biên giới Lào đã đưa đến sự gia tăng đáng kể của phù sa chảy vào những nơi cư trú nầy, cùng với các hóa chất nông nghiệp – thuốc trừ sâu và phân hóa học chảy vào sông.”

Những vấn đề do việc phát triển nông nghiệp gia tăng đến mức kỹ nghệ không nằm trong Cambodia, nơi chu kỳ của nợ nần, nghèo khó và năng suất nông nghiệp kém đã khiến nông dân gia tăng dựa vào hóa chất mà cuối cùng tìm đường đi vào các sông.

“Rất khó để ngưng đập, dựa trên nghiên cứu của tôi,” Kong nói, chỉ vào mức phát triển thủy điện khi dân số và nhu cầu năng lượng của Hạ lưu vực Mekong tiếp tục gia tăng.

Trong khi đó, bên kia biên giới, ảnh hưởng của đập Sekong A đồi với các cộng đồng Lào đã được hạ thấp bởi chánh quyền trong tỉnh Attapeu, với Radio Free Asia’s Laos Service (Đài Á Châu Tự do Lào) tường trình trong năm 2020 rằng 5 làng sẽ bị ảnh hưởng bởi đập Sekong A và rồi trong năm 2021 tường trình rằng 160 gia đình sẽ mất đất canh tác khi 3.342 hectares (8.258 acres) đất sẽ bị ngập bởi dự án.

Trong lịch sử, mô tả các dự án thủy điện của chánh phủ Lào như phát triển tích cực cho quốc gia đã hạ thấp các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường liên quan đến chúng – hầu hết được gánh bởi các cộng đồng nông thôn ở ngoài lề.

In Mekong Basin 6

Sông Sekong im lìm khi một ít người trong huyện Siem Pang cảm thấy họ có thể dựa vào nó nữa. [Ảnh: Gerald Flynn]

Với con sông cuối cùng của 3S sẽ được đóng để theo đuổi điện vào cuối năm nay, Eyler gọi đập Sekong A là “một đập giết người.”

“Đập Sekong A là một dự án tuyệt đối không cần thiết nơi ảnh hưởng tiêu cực vượt quá bất cứ lợi ích của việc sản xuất điện theo cường độ,” ông nói.  “Nó là một đập tí hon sản xuất một số điện không đáng kể.”

Ông trích dẫn nhiều giải pháp thay thế có thể được thu hoạch mà không gây nguy hại cho các hệ sinh thái duy trì đời sống.

Đập 86 MW, Eyler nói, có thể được thay thế dễ dàng bằng điện mặt trời nổi xây trên bất cứ số hồ chứa thủy điện hiện có – một hành động đã được thử ở Việt Nam bởi Ngân hàng Phát triển Á Châu và, khi hoàn tất trong năm 2019, đã nâng cao đáng kể khả năng của các đập thủy điện và cải thiện tính khả chấp của chúng.

Việt Nam đang nhắm để thiết lập khoảng 9.900 MW điện mặt trời nổi vào năm 2030, trong khi Indonesia dự trù một trang trại điện mặt trời nổi 2.200 MW để bán điện cho Singapore qua đường dây điện ngầm dưới biển.  Nhưng mặc dù với những chiều hướng nầy, hầu hết khu vực vẫn bám vào thủy điện trong khi bỏ qua cái giá của nó.

Eyler nói thêm rằng, trong một bóp méo tàn nhẫn, đập Sekong A có lẽ sẽ bán điện được sản xuất trở lại Cambodia, trong khi tàn phá thủy sản của nước nầy.


“Cambodia nên chọn lọc và ra lệnh dự án nào họ mua điện từ Lào, ông nói.  “Nếu không, việc mua điện của Cambodia từ bất cứ dự án mà Lào xây sẽ thúc đẩy khủng hoảng an ninh lương thực ở Cambodia.”

In Mekong Basin 7

Một tàu bơm cát lẽ loi được thấy trên sông Sekong khi phát triển thủy điện gia tăng trên khắp Lào. [Ảnh: Nerhu Pry]

Một thất bại khác của hợp tác khu vực trên Mekong

Đây chính là những loại khủng hoảng xuyên biên giới mà Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) được thành lập để tránh.  Nhưng MRC thiếu quyền phủ quyết qua Thỏa ước sông Mekong 1995 và đã biểu hiện không có quyền để ngưng cuộc diễn hành không ngừng của thủy điện trên sông Mekong và các phụ lưu của nó.

MRC từ chối trả lời những câu hỏi của Mongabay, hay đại diện từ Ùy ban Mekong Quốc gia Cambodia và Việt Nam trả lời các câu hỏi chi tiết về việc phát triển đập Sekong A.


Khi được hỏi về đập, Keomany Luanglith, giám đốc cai quản và hợp tác của Văn phòng Ủy ban Mekong Quốc gia Lào, chỉ nói rằng văn phòng của ông “không phải là cơ quan thích hợp để trả lời những câu hỏi của ông,” và chuyển các câu hỏi cho Bộ Năng lượng và Hầm mỏ Lào.  Bộ không thể liên lạc để có ý kiến.

Keomany từ chối để trả lời thêm các câu hỏi về vai trò của ủy ban hay liệu Lào đã vi phạm Thỏa ước sông Mekong bằng cách không thông báo cho MRC và các chánh phủ ở hạ lưu.

Mao Hak, giám đốc Nha Thay đổi Khí hậu ở Hội đồng Phát triển Khả chấp Quốc gia Cambodia, cũng từ chối thảo luận về đập Sekong A.

Ian Baird, một giảng sư địa lý ở Đại học Wisconsin, nói rằng trong lúc tham vấn giữa các bên ký kết thỏa ước 1995 không cần thiết khi xây đập trên phụ lưu sông Mekong, Lào phải thông báo với MRC, nhưng họ không làm.

Liên quan của Việt Nam trong việc xây cất Sekong A là những cái mà Baird mô tả như một hành động địa chánh trị để chống lại ảnh hưởng tài chánh cao xa của Trung Hoa và sau đó là ảnh hưởng chánh trị ở Lào, từ lâu vốn là một đồng minh chiến lược then chốt của Việt Nam.

Như vậy, vai trò của Sông Đà 6 trong Sekong A có thể để tạo tín dụng chánh trị ở Lào, Baird đề nghị, một phần giải thích việc hỗ trợ của Việt Nam cho một dự án mà ảnh hưởng sẽ được cảm nhận ở tận Việt Nam về phía nam.

Nó thiếu minh bạch – và sau đó là trách nhiệm – là đặc tính của việc phát triển thủy điện trên khắp Lào, Cambodia và Việt Nam, Baird nói, thêm rằng có những người bên trong chánh phủ của mỗi quốc gia hiểu những vấn đề gây ra do ngăn đập Mekong và cố gắng để tránh, trong khi các phe khác thúc đẩy thêm đập cho lợi lộc chánh trị hay lợi nhuận cá nhân, khiến cho MRC có ít lựa chọn ngoài việc ngồi xuống và xem.

“Không may, đây là cái tốt nhất mà chúng ta có khi gặp thứ nầy,” Baird nói về các dự án thủy điện khu vực và trách nhiệm của cả người phát triển và chánh phủ.  “Nó luôn luôn lờ mờ, không bao giờ có điều gì thât sự được công nhận chánh thức – đó là vấn đề.”

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2022/09


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét