Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2022

Bản tin ngày Thứ sáu 16 tháng 9 năm 2022


Lê văn Trạch  - 50 năm tái chiếm Cổ thành Quảng Trị: CHUYỆN TRÊN ĐỒI 241

16/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1Si7B4D8vMurvZMU6emLVIYKlaxyzeK3x/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

       I.            NGÀY N GIỜ G

Sau đợt Tổng công kích của quân đội Bắc Việt vào toàn cõi miền Nam trong dịp Tết Mậu Thân 1968, dưới áp lực của quần chúng Hoa Kỳ do những thành phần phản chiến xách động, ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Johnson tuyên bố ngưng oanh tạc miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, đồng thời cử đại diện liên lạc với chính phủ Bắc Việt để mở cuộc hòa đàm. Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Hội Nghị Paris giữa hai bên khai mạc, nhưng phải đến ngày 18 tháng 1 năm 1969 mới chính thức đi vào thỏa thuận cụ thể; tuy nhiên, do những quan điểm dị biệt và không chịu nhượng bộ nhau, cuộc hòa đàm nhiều lần bị bế tắc, mặc dầu vẫn có những tiếp xúc bí mật. Đến cuối năm 1971, do những chuyển biến ngoại giao quốc tế, kết hợp với những cuộc oanh kích nặng nề của Không quân Hoa Kỳ trên miền Bắc. Chính phủ Bắc Việt chấp nhận mở lại cuộc hòa đàm.

Trung tá Kimberly M. Mitchell: Em bé trên đại lộ kinh hoàng của mùa hè đỏ lửa 1972

Tháng 3 năm 2014

Lê Thy

Song ngữ Việt Anh

https://docs.google.com/document/d/1PbxLDv0wLYzk8ytb7rCTntQsn-8KgDBf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Nguyễn Đức Hiệp * - Tranh luận về chủ quyền đối với Hoàng Sa trong thập niên 1930s Phần 1

Gồm 2 phần

16/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1sQF5tjDcqCwGNsQs76fuZShq9xpQ5BAG/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Giữa năm 1938, tình hình quốc tế biến động. Nhật đang chiến tranh với Trung Hoa Dân Quốc, nên họ muốn chiếm đóng Hoàng Sa để khống chế vùng biển quanh Hải Nam. Các tư liệu báo chí hiện còn giữ ở Thư viện Quốc Gia Việt Nam đã cung cấp cho ta thấy trên báo Saigon và Tràng An báo ở Huế đã có hai người Việt đưa ra cho công luận những chi tiết về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa mà chúng tôi trích đăng lại dưới đây.

Như đã đề cập ở bài “Nghiên cứu khoa học ở Hoàng Sa và Trường Sa thời Pháp thuộc”, ông Hoàng Văn Tiếp đã viết nhiều bài đăng trên báo Saigon trong tháng 7 năm 1938 cho biết chi tiết những bằng cớ ông sưu tầm về chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. 

Hơn 50 người đoạt giải Môi trường Goldman kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc không kết nạp Việt Nam làm Thành viên mới

16/9/2022

https://docs.google.com/document/d/1W1z240ocGYMN3y1xETGX5h0XYtHOlB9l/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc bốn nhà hoạt động môi trường đang thụ án tù nặng, như người đoạt giải thưởng Goldman Ngụy Thị Khanh, đặt ra câu hỏi về tiêu chuẩn nhân quyền của Việt Nam

SAN FRANCISCO, ngày 14 tháng 9 năm2022– (BUSINESS WIRE) –Khi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) bắt đầu kỳ họp thứ 51 vào tuần này, 52 người đoạt giải Môi trường Goldman từ 42 quốc gia hôm nay đã gửi thư cho UNHRC kêu gọi UNHRC bỏ phiếu phản đối việc Việt Nam được kết nạp làm thành viên mới vì việc đối xử của Việt Nam đối với những người ủng hộ môi trường và khí hậu nổi tiếng nhất.

Mỹ và Việt Nam ký bản ghi nhớ nâng cao chất lượng giáo dục đại học

16/9/2022

VOA Tiếng Việt

https://docs.google.com/document/d/1Y1z-XPho81FG2zg2BzOMgBUU8bZdePPP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) vừa ký bản ghi nhớ hợp tác đầu tiên với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GD&ĐT) nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục đại học, giúp thúc đẩy tự chủ đại học tại Việt Nam, theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

“Thông qua việc ký kết này, USAID sẽ hỗ trợ Bộ GD&ĐT một dự án mới để cung cấp trợ giúp kỹ thuật trực tiếp nhằm rà soát và cải thiện các chính sách về giáo dục đại học. Cải thiện các chính sách sẽ giúp thúc đẩy tự chủ đại học, đảm bảo chất lượng, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực có ý nghĩa then chốt đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế liên tục của Việt Nam”, thông báo của Đại sứ quán Mỹ cho biết hôm 14/9.

Gió lốc – hồi ký chính trị, kỳ 16

HGBT
15 tháng 9, 2022

https://docs.google.com/document/d/1QEU3SvTReTinqcRda-XkL80PlXuWUKVt/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một hôm, Quốc Dân Đảng nhận được một phong thư do một cậu bé người Thái trắng cầm tới. Thư đó là thủ thư của chính tướng Alessandri, ngoài bì ghi rõ:

“A Monsieur Le Chef du Parti Nationaliste Vu Hong Khanh.”

Trong thư đại ý nói: “Tôi được biết Việt Nam Quốc Dân Đảng là một đảng quốc gia chống cộng sản. Chúng tôi cũng chống cộng sản, tại sao chúng ta không hiệp sức lại, cùng chống kẻ thù chung là cộng sản Việt nam mà lại đánh lẫn nhau. Bởi vậy, tôi trân trọng đề nghị một cuộc gặp mặt giữa ông và tôi tại một địa điểm thích hợp để cùng nhau thảo luận sự hợp tác…”.

Sau khi thảo luận kỹ càng, Tổng bí thư Vũ Hồng Khanh và toàn thể Bộ tham mưu cao cấp quyết định bác bỏ đề nghị hợp tác của Pháp vì lý do là lập trường của Việt Nam Quốc Dân Đảng suốt từ 1927 tới nay là chống lại thực dân Pháp để giành độc lập cho tổ quốc, không thể dễ dàng thay đổi lập trường này được.

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 16 tháng 9 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1yq3KgVolnvziCqw5TTMf7KklroGBWC9Z/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Biden ra sắc lệnh siết đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ

Bình Phương
15 tháng 9, 2022

https://docs.google.com/document/d/1-sR1BFlSYweBv0UCU2kuiu38tvkm2tIB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sắc lệnh mới của Tổng thống Biden hôm 15 Tháng Chín là nhằm cụ thể hóa một đạo luật mà Hạ Viện đã thông qua hồi tháng Hai, mở rộng thẩm quyền của Ủy ban CFIUS trong việc xem xét hoạt động đầu tư tại Mỹ của các công ty nước ngoài, đặc biệt là của Trung Quốc, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và phát triển kinh tế.. Ảnh các Dân biểu bảo trợ cho dự luật HR-556 họp báo sau khi dự luật về CFIUS được Hạ Viện thông qua với số phiếu 423-0 hôm 28 Tháng Hai.

Tổng thống Biden đã ký một lệnh hành pháp vào thứ Năm 15 Tháng Chín tăng cường quyền hạn của chính phủ liên bang trong việc ngăn chặn đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghệ Mỹ và hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ.

Sắc lệnh không nhắm vào một quốc gia cụ thể nào nhưng có thể làm gia tăng căng thẳng với Bắc Kinh.

Bắc Kinh Nhật báo: Chiến trường Ukraine đang xảy ra biến đổi quan trọng!

Nguồn: “乌战场,形势正发生重大变化!”, 北京日, 11/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

https://docs.google.com/document/d/1B2WpJAaA3QpCduunRjasC7C-vnYz0vVg/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phía Ukraine nói, trong mấy ngày qua, quân đội Ukraine phát động tấn công mãnh liệt tại gần Kharkiv, thành phố lớn thứ hai Ukraine, quân đội Nga tan tác tháo lui toàn diện, quân đội Ukraine thu hồi nhiều thị trấn, không ít trang thiết bị của quân đội Nga rơi vào tay quân đội Ukraine.

Các video đã công bố cho thấy hình ảnh một đơn vị quân đội Ukraine đang tiến đánh thành phố quan trọng Izyum, một số tù binh Nga bị trói tay. Izyum là căn cứ chủ yếu của quân đội Nga tại vùng Kharkiv, cách đây 5 tháng bị quân đội Nga chiếm.

Trung Quốc bên bờ vực của một khủng hoảng tài chính ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20

Trần Phong

16/9/2022

https://docs.google.com/document/d/18SY0Wnlnb70DNfnbom4yADxyfd9IzCYE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thông thường, sau các vụ đổ vỡ bong bóng nhà đất, vỡ nợ là các cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, dòng vốn ngoại đang tháo chạy khỏi Trung Quốc, đồng tiền quốc gia này cũng đứng bên bờ vực sụp đổ thảm khốc. Các số liệu tài chính, tiền tệ đang chỉ dấu tới một khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20…

Đồng tiền TQ đứng trước nguy cơ sụp đổ 

Một nguyên nhân chính khiến đồng nhân dân tệ sụt giá bắt nguồn từ chính sách không khoan nhượng của ĐCSTQ trước sự bùng phát liên tục của COVID-19 trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Điều đó không chỉ khiến hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu ở Trung Quốc giảm tốc mà còn ảnh hưởng đến nhu cầu và tiêu dùng trong nước. Năng suất của người tiêu dùng và năng suất của nhà sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua đã giảm xuống dưới mức kỳ vọng. Với hàng triệu công nhân bị sa thải trong những đợt phong tỏa dường như vô tận này, thu nhập của người tiêu dùng Trung Quốc giảm sút trầm trọng; trong khi tâm lý của họ sa sút.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét