Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022

Gió Bấc - Lịch sử trong tay nhà sản: Kỳ 2: Nguyễn Trung Trực có phép mọc đầu!

 


Ngày 27 tháng 10 năm 1868 tại chợ Rạch Giá ông đã bị người Pháp đem ra xử chém. Đồng bào Việt Nam ở đây đã dệt một tấm chiếu hoa trải đường cho ông ra pháp trường, trên đó có chữ Thọ.
Sử sách ghi nhận anh hùng Nguyễn Trung Trực bị Pháp xử chém năm 1868, mới 30 tuổi. Chính quyền Pháp úy kỵ đến mức dấu biệt hài cốt ông không còn tông tích. Dân gian tôn sùng kính ngưỡng ông tạo ra bao huyền thoại, tôn thờ ông như vị thần linh. Hơn trăm năm qua, đình đền thờ ông dựng khắp miền Nam, không cần sắc phong. Hậu duệ của ông ở xóm Nghề Bến Lức, Long An cũng thờ cúng hương khói không đòi hỏi ân sủng, thậm chí còn bị giải tỏa đất đai mồ mả tổ tiên. Ấy thế mà từ năm 1988, chính quyền Kiên Giang đã tìm ra bộ hài cốt cho rằng của anh hùng Nguyễn Trung Trực với đầy nghi vấn từ nơi chốn mồ mả đến hình thể, tuổi tác, đặc biệt, đầu cổ của hài cốt còn nguyên vẹn. Bộ hài cốt ấy được đưa vào đền thờ xây mộ và phong danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia làm điểm nhấn cho lễ kỷ niệm khơi khơi không trúng ngày sinh cũng chẳng trúng ngày mất.

Cụ Nguyễn Trung Trực bị Pháp bắt và chém đầu tại chợ Rạch Giá. Người ta còn biết rõ đao phủ hành quyết là người Khmer tên Bòn Tưa. Ngày hành quyết dân làng Tà Niên chuyên nghề dệt chiếu đã đem chiếu trải trên mặt đất quanh nơi xử chém. Khi đầu cụ Nguyễn rơi xuống máu tuôn ra thành hình chữ Thọ. Sau này, người dân Tà Niên theo đó dệt chiếu bông chử Thọ màu đỏ.
Truyền thuyết cho rằng Pháp đã bêu đầu ông tại chợ để thị uy nhưng đang đêm có người bí mật cướp mất. Không tài liệu nào xác định thi thể Nguyễn Trung Trực được chôn ở đâu. Ông Trương Thanh Hùng- nguyên Phó Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Dân Gian, nguyên Chủ Tịch Hội Văn Nghệ Kiên Giang viết trên báo Văn Nghệ TP.HCM rằng:
- “Vào năm 1970, trong một lần trùng tu dinh Nguyễn Trung Trực và dựng tượng cụ trước nhà lóng chợ Rạch Giá, tượng bán thân trước dinh tỉnh trường, viên trung tá tình trường (chính quyền Sài Gòn) tẻn là Nguyễn Văn Tài có treo giải thường 1 triệu đồng (trên 10 lượng vàng) và một vé di du lịch Đài Loan cho ai tìm ra mộ cụ Nguyễn. Sau khi hành quyết cụ Nguyễn Trung Trực, thực dân Pháp bêu đầu cụ mấy ngày, sau đó đem chôn (theo ông Hai Khoa ở Rạch Giá). Có người đem thây cụ Nguyễn Trung Trực về chôn ở Rạch Gióng (theo ông Cà Chánh ỜTà Niên). (hình bài báo ông Trương Thanh Hùng)
Nhưng, dù có nhiều người ra công nghiên cứu mà không có ai có thề biết dược mộ cụ Nguyễn ờ đâu.’
Năm 1968, Tập san Sử Địa (một ấn phẩm khoa học uy tín của của Đại Học Sư Phạm Sài Gòn) đã dành trọn số 12 chuyên đề về anh hùng Nguyễn Trung Trực quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, truy tìm trong văn khố có dịch thuật được cả bản hỏi cung cụ Nguyễn nhưng cũng không làm rỏ đươc chi tiết này. Nguyên do là một sô tài liệu về cụ Nguyễn bị mất trong đó có thư của Huỳnh Công Tấn gởi Thống Đốc Nam Kỳ và những tài liệu sau khi xử tử.
Ấy vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng, năm 1986, tỉnh Kiên Giang bổng dưng tìm ra hài cốt của anh hùng Nguyễn Trung Trực và rầm rộ làm mộ trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Trung Trực nơi vốn là ngôi đình thờ cá ông được người dân mượn làm nơi thờ cúng cụ Nguyễn Trong thời Pháp thuộc và đến thời Việt Nam Cộng Hòa chính thức lập thành đền thờ.
Thiết nghĩ. việc tôn vinh một nhân vật lịch sử điều quan trọng nhất là nghiên cứu tìm hiểu và đúc kết đầy đủ, chính xác, chân thật nhất về nhân vật đó làm tấm gương, bài học cho đời sau chứ đâu nhất thiết là phải có hài cốt bằng mọi giá để xây mồ xây lăng. Nếu có hài cốt thì hài cốt ấy phải xác tín, thuyết phục để người ta chiêm bái chứ đâu thể như các nhà ngoại cảm dỏm lấy xương trâu bò làm hài cốt. Bộ hài cốt mà tỉnh Kiên Giang đã tìm ra được thì có đầy yếu tố bất minh về nguồn gốc, thực trạng và phương pháp xác lập.
Căn cứ duy nhất để tỉnh Kiên Giang khẳng định bộ hài cốt của Nguyễn Trung Trực là sự chỉ dẫn và lời cam kết của cố nhà văn Sơn Nam viết năm 1986, nội dung như sau “Năm 1943-1944, tôi có làm thư ký ở Tòa Bố Rạch Giá. Vì tò mò, tôi có tìm hiểu về Nguyễn Trung Trực, nhất là nơi chôn hài cốt. Tên Phó Tham biện bấy giờ là Roger Lucas, có nhà riêng ở khuôn viên Tòa Bố, nói nhiều lần với tôi rằng xác của Nguyễn Trung Trực chôn ở sát bên Tòa Bố, tức là chỗ mà tôi đã chỉ rõ để khai quật. Tòa Bố thời Pháp, từ năm 1880 về sau xây không chính xác đúng nền Tòa Bố cũ. Vì vậy Tòa Bố sau có vách đá kiểu đồn lính, lại sát kề bên mộ….”.
Tuy nhiên, đây không phải là lần duy nhất nhà văn Sơn Nam nói về nơi Pháp chôn cất Cụ Nguyễn Trung Trực mà trước đó ông đã hai lần viết về sự việc này với nội dung hoàn toàn khác.
Làn thứ nhất trong quyển sách Người Anh Hùng Dân Chài viết chung với Ngọc Linh in năm 1959, Sơn Nam viết “Xác cụ Nguyễn chôn sau lầu ông Chánh (tức dinh Tỉnh trưởng, ngày nay là nhà Văn hóa thiếu nhi-NV), dưới gốc cây đa, cách lầu 70 mét, lâu ngày rễ đa phủ mất không còn thấy mộ”.
Lần thứ hai trên tập san Sử Địa số 12 năm 1968 Sơn Nam viết “Điều rắc rối nhất là nơi chôn thi hài Nguyễn Trung Trực. Thủa ấy để tránh việc cướp thi hài, chắc bọn Pháp chẳng dám đem chôn ở ngoại ô. Chúng chôn ở vùng gần đồn để dễ kiểm soát, không cho ai lại gần. Hồi năm 1944 một dạo chúng tôi làm thư ký ở Tòa Bố Rạch Giá, tình cờ được nghe tên chủ tỉnh Maxime Vialar nói với người thơ ký phụ trách việc cơ mật (Service confidentel) - Mộ Nguyễn Trung Trực ở sát gốc cây đa đàng kia. Đừng cho lính mã tà dẩn tội tới làm cỏ gần đó”. Cây đa này ở sau tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa tòa Bố và dinh chủ tỉnh. Gần cây đa có đống gạch lở lói”. (ảnh bài viết Sơn Nam trên tập san Sử Địa)
Cũng trên tập san này, tác giả Phù Lãng Trương Bá Phát hỏi chi tiết về ngôi mộ: “Tôi hỏi thêm Sơn Nam:
 - Mả Nguyễn Trung Trực nằm trong tòa bố mà cụ thể là ở chỗ nào?
 - Ở nơi mấy cây đa trong vòng rào tòa Bố.
 - Có bia hay dấu gì khác cho người ta biết?
 - Không có gì hết, tôi chỉ nghe nói trong khoảng đất trống giữa mấy cây đa, vậy thôi” (ảnh bài phỏng vấn Trương Bá Phát)
Như vậy, về vị trí ngôi mộ, hai lần trước Sơn Nam viết mộ nằm sát cây đa, Cây đa này ở sau tòa Bố, trên khoảng đất trống giữa tòa Bố và dinh chủ tỉnh cách lầu 70 mét. Nhưng trong cam kết và hướng dẩn cho tỉnh Kiên Giang lại chỉ vào ngôi mộ chôn ở sát bên Tòa Bố.
Nhà nghiên cứu Trương Thanh Hùng, có thời làm Chủ tịch Hội Văn Nghệ Kiên Giang am hiểu về khu vực này thì hai vị trí Sơn Nam viết trước đây và nơi chỉ mộ, cam kết với tỉnh Kiên Giang cách nhau rất xa về phương hướng tọa độ
Về hình dạng ngôi mộ, trước đây Sơn Nam viết rằng “lâu ngày rễ đa phủ mất không còn thấy mộ”,“Không có gì hết, tôi chỉ nghe nói trong khoảng đất trống giữa mấy cây đa, vậy thôi”. Thế nhưng qua thực tế hình ảnh củ Bảo Tàng Kiên Giang chụp lại khi khai quật thì ngôi mộ nhà văn Sơn Nam chỉ cho tỉnh Kiên Giang khai quật làm bằng đá vôi, có bia, có bình phong. (hình ảnh nhà văn Sơn Nam và các cán bộ Kiên Giang bên ngôi mộ đá, có bờ thành, có bia trước khi khai quật)
Điều này vừa mâu thuẩn với những ý kiến trước đó của nhà văn Sơn Nam vừa mâu thuẩn, phi logich thực tế.
Trong một văn bản trả lời đơn xin tha mạng cho cụ Nguyễn của Huỳnh Công Tấn, Thống Đốc Nam Kỳ khẳng định đầy căm hận “Không thể tha chết cho một người đã giết quá nhiều sĩ quan và binh lính Pháp”. Lẻ nào chính quuyền Pháp thời ấy lại ban ân xây mộ khang trang như lăng tẩm trong khuôn viên dinh Tham Biện (tỉnh trưởng)?
Một trong những người phản ứng mạnh mẽ việc vội vã xác định ngôi mộ và hài cốt của cụ Nguyễn là ông Nguyễn Tấn Thanh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nay đã mất) và con trai là Nguyễn Tiến Dũng (lúc đó là cán bộ Công an tỉnh Kiên Giang). Sau 30-4-1975, ông Thanh được cấp nhà trong khuôn viên dinh tham biện cũ của Pháp và ngôi mộ được khai quật nằm sát cạnh ngôi nhà của ông đã có văn bản gởi lãnh đạo tỉnh, không chỉ với tư cách một lãnh đạo địa phương mà còn với tình cảm của người ngưỡng mộ cụ Nguyễn Trung Trực. Trong văn bản, ông Thanh viết: “Khi rõ lại (xem lại) ngôi mộ kế nhà tôi, tôi phản đối vì ngôi mộ này trước khai quật tôi có đến xem, là ngôi mộ hòm rương cây danh mộc tốt, có đầu, mình tay chân đủ, chôn cất đàng hoàng. Hỏi bà con lão thành người ta nói là một người tay sai làm nhà dol (đoan - thuế vụ- NV) Tây có công, khi chết nó có chính sách chôn cất đàng hoàng”.(1)
Không chỉ như vậy, hồ sơ về bộ hài cốt này cũng rất mâu thuẩn bất nhất. Khi tiến hành khai quật, tỉnh có mới tiến sĩ khảo cổ Lê Trung Khá tham dự để giám định đánh giá nhưng trong tất cả biên bản giám định đều không có chữ ký của Tiến sĩ Lê Trung Khá. Cùng một bộ hài cốt nhưng lại có đến hai bản biên giám định nội dung y hệt chỉ khác nhau về tuổi người chết. Một ghi nhận hài cốt của người chết 50 tuổi, một ghi nhận là 30 tuổi.
Qua ý kiến của Tiến Sĩ Lê Trung Khá và đơn khiếu nại của ông Nguyễn Tấn Thanh nguyên Chủ Tịch UBND tình Kiên Giang thì hài cốt này còn đầu cổ nguyên vẹn. Lẽ nào sau khi chết anh hùng Nguyễn Trung Trực đã hiển thánh nổi cái đầu bị chém đứt lìa?
Nhà báo độc lập Hà Văn Thùy có thời gian là cán bộ văn hóa tỉnh Kiên Giang đã ghi nhận như sau:
Ông Đinh Sơn Hoàng, sinh năm 1927 tại ấp Tà Niên gần thị xã Rạch Giá, hồi nhỏ học tiểu học Rạch Giá, từng sống ở Pháp nhiều năm, nay làm trang trại ở Bình Phước, cho biết: “Tháng Tám năm 1927, một người Pháp, đốc học trường Rạch Giá, mượn canô của chủ hiệu thuốc tên Bính, du ngoạn trên sông bao quanh chợ Rạch Giá, không may bị tai nạn chết. Nguyên do nước chảy xiết quá mạnh, canô kẹt gầm cầu Quay. Xác không thể đưa về Pháp được, phải đem chôn phía sau Tòa Bố gần nhà tỉnh trưởng người Pháp, cận bờ tường, có cọc thép cột dây lòi tói bao quanh, theo thông lệ mộ một người phương Tây.”
Việc đưa bộ hài cốt lạ, có khả năng của một người thực dân vào mộ vị anh hùng cứu nước để cả dân tộc thờ phụng kính ngưỡng là tội ác không thể tưởng tượng được! Nhiều người dân Kiên Giang vô cùng bức thúc nhưng không được nói. Năm 2011, tạp chí Xưa & Nay của Hội Sử học Việt Nam, trong mục ý kiến bạn đọc có đăng bài viết ngắn của bạn đọc phản ánh việc này. Nhưng ngay sau đó, các nhân viên của tạp chí bị kiểm tra lý lịch gắt gao để truy tác giả bài viết. (2)
Ông Trương Thanh Hùng cho rằng “Căn cứ vào những dữ kiện có dược như trên, chúng ta có thể tạm kết luận: Hài cốt thật sự của vị Anh hùng dân tộc Nguyến Trung Trực còn chưa tìm ra.
Từ hơn 100 năm nay, nhân dân Kiên Giang đã tôn thờ cụ Nguyễn và chấp nhận việc không rõ thi hài cùa người ở đâu, không vì việc có hài cốt hay khòng mà người dân giảm hay tăng lòng tôn kính cụ. Nhưng, chẳng thà không hài cốt, không có mộ hay chì xây mộ tượng trưng như những ngôi mộ gió tường niệm nhũng chiến binh Trường Sa - Hoàng Sa ở Lý Sơn - Quảng Ngãi vẫn còn hơn đểể vào dấy bộ hài cốt mà ta chưa biết rô đó là của ai? Biết dâu, đó là hài cốt cùa một người không tốt thì sao?”
Trước thực trạng quá rỏ ràng ấy, Thường Vụ Tỉnh Ủy Kiên Giang vẫn dùng quyền lực của mình lấy mù xoa che lấp mặt trời và kết luận ngắn gọn là “về mộ và hài cốt của Nguyễn Trung Trực: Đây là vấn đề thiêng liêng và rất nhạy cảm; cần có điều kiện, thời gian tiếp tục tìm hiểu, làm rõ thêm. Vì vậy nên giữ nguyên, không thay đổi hiện trạng”.
Thật sự vụ nhạy cảm này đơn giản chỉ chiêu trò của Trần Lam thời điểm 1986 đứng đầu ngành văn hóa tỉnh Kiên Giang. Nhờ thành tích tìm ra hài cốt Nguyễn Trung Trực y thăng tiến lên Phó Chủ Tịch UBND tỉnh dưới cái ô che của anh Ba X Bí Thư Tỉnh Ủy. Trần Lam còn đình đám trong vụ tranh chấp tác quyền bức ảnh Mặt Trời Đi Qua Trong Lăng Bác được bán đấu giá triệu đô (3). Năm 2014, dư luận một lần nửa bùng nổ nhiều bài viết phản ứng về bộ hài cốt giả nhưng đó lại là thời cậu ấm Nguyễn Thanh Nghị trị vì trên đất Kiên Giang.
Với nhà sản, không có lịch sử, không có tiền nhân, không có tôn vinh, tất cả đều là quân bài vụ lợi, là canh bạc bán mua.
1-http://vanhoamientay.com/tin-tuc/thi-hai-duoi-mo-anh-hung-nguyen-trung-t...
2-https://thanggianhome.wordpress.com/2014/05/02/hai-cot-trong-mo%CC%A3-ng...
3-https://tuoitre.vn/khep-lai-tranh-cai-ve-buc-anh-trieu-do-457972.htm
https://www.rfavietnam.com/node/7358


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét